Tạp chí Sông Hương - Số 161 (tháng 7)
ALEXANDER VAMPILOV (NGA)Nikolai Nikolaevich Smirnov tin chắc là ông không sống được đến mùa xuân sang năm.
TRẦN HOÀNGDân tộc Taôih ở Thừa Thiên Huế thường quây quần sống với nhau thành từng vel (làng, bản). Mỗi vel, thuở xưa có trên dưới vài ba chục nóc nhà (dung). Cũng như làng của dân tộc Kinh, vel của người Taôih chứa đựng nhiều mối quan hệ xã hội như: gia đình - gia tộc, láng giềng, chòm xóm... Mỗi vel thường có một cái tên riêng, hoặc mang tên nguồn nước, khe suối, đồi núi nơi dân vel cư trú, hoặc khởi nguyên từ những trang huyền thoại, huyền tích của bộ tộc từ thuở xa xưa.
FRANÇOIS JULLIEN LTS: Hạ tuần tháng tư năm 2001, nhà triết học F.Jullien đến thăm Hà Nội nhân dịp lần đầu tiên công trình của ông được giới thiệu ở Việt Nam trong văn bản tiếng Việt (Xác lập cơ sở cho đạo đức- N.x.b Đà Nẵng, 2000). Cuối năm nay sẽ được xuất bản bản dịch công trình Bàn về tính hiệu quả ( F.Jullien. Traité de l’efficacité.Grasset, 1997). Sau đây là bản dịch chương III của tác phẩm này (do khuôn khổ của tạp chí, có lược đi một số đoạn). Nhan đề do chúng tôi đặt. Trong bài, số thiên đơn thuần (chẳng hạn th.81) là số thiên trong sách Đạo Đức Kinh còn gọi là sách Lão tử.
NGÔ MINH Tôi quen biết với anh Tường hơn 25 năm nay ở Huế như một người bạn vong niên thân thiết. Trong máy tính của tôi còn lưu trữ bài Anh Tường ơi viết từ năm 1998, gần 3000 chữ chưa công bố. Đó là bài viết mà nhà văn Nguyễn Quang Hà, Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương lúc đó, bảo tôi viết, sau chuyến chúng tôi đi thăm anh Tường bị trọng bệnh đang nằm hôn mê ở Bệnh viện Đà Nẵng về.
HỒ THẾ HÀHoàng Phủ Ngọc Tường dấn thân vào nghiệp bút nghiên bằng thơ cùng những năm tháng "hát cho đồng bào tôi nghe" sục sôi nhiệt huyết đấu tranh chống thù và ước mơ hòa bình trên quê mẹ Việt yêu dấu.
PHẠM PHÚ PHONG"Tôi ngồi nhớ lại tất cả nỗi trầm tư dài bên cạnh mớ hài cốt khô khốc của anh Hoàng. Trước mắt tôi, tất cả cuộc sống đầy những hùng tráng và bi thương vốn đã từng tồn tại trên mảnh đất rừng này, giờ đã bị xoá sạch dấu tích trong sự câm nín của lau lách. Như thế đấy có những con đường không còn ai đi nữa, những năm tháng không còn ai biết nữa, và những con người chết không còn hắt bóng vào đâu nữa...
LÊ THỊ HƯỜNG1. Yêu con người Hoàng Phủ Ngọc Tường trong thơ, quý con người Hoàng Phủ trong văn, tôi đã nhiều lần trăn trở tìm một từ, một khái niệm thật chính xác để đặt tên cho phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường.
TRẦN THÙY MAICó lần anh Hoàng Phủ Ngọc Tường nói: tính chất của người quân tử là phải "văn chất bân bân". Văn là vẻ đẹp phát tiết ra bên ngoài, chất là sức mạnh tiềm tàng từ bên trong. Khi đọc lại những bài nghiên cứu về văn hóa – lịch sử của anh Tường, tôi lại nhớ đến ý nghĩ ấy. Nếu "văn" ở đây là nét tài hoa duyên dáng trong từng câu từng chữ đem lại cho người đọc sự hứng thú và rung cảm, thì "chất" chính là sức mạnh của vốn sống, vốn kiến thức rất quảng bác, làm giàu thêm rất nhiều cho sự hiểu biết của người đọc.
NGUYỄN TRỌNG TẠOLTS: Vậy là đã đúng một chu kì World Cup, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị “cải bệnh hoàn đồng” và phải tập ăn tập nói, tập đi tập đứng lại từ đầu. Dù vậy, anh vẫn viết được và viết hay như trước.Trong dịp Festival Huế 2002, đã diễn ra một cuộc hội thảo văn học về Hoàng Phủ Ngọc Tường nhân bộ tuyển tập của anh được Công ty Văn hóa Phương ấn hành.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một số ý kiến đã thành văn được trình bày trong hội thảo đó.
NGUYỄN HỒNG KỲBạch Hạc còn nhớ cái ngày đầu được tuyển vào đoàn Hát múa truyền thống. Ngày đó cách đây đã gần 20 năm, nhưng mỗi khi nhớ lại, Hạc thấy ở khoé mắt của mình cay sè những gì hiện rõ mồn một của con đường đến với nghệ thuật. Giờ đây, Hạc là một nhân vật không thể thiếu trong ngôi nhà nghệ thuật của Đoàn nghệ thuật truyền thống Huế.
NGUYỄN THIỀN NGHIHai chữ "Trăng lạnh" trắng trên nền bìa màu lam do tác giả tự trình bày bềnh bồng một chút tôi bằng những bài thơ tự sự của mình.
VỌNG THẢO(Đọc sách "Nhà văn Thừa Thiên Huế" – NXB Thuận Hoá 2002).Trải qua nhiều thế kỷ, Huế bao giờ cũng là miền đất tụ hội nhiều nhân tài văn hoá - văn học của đất nước. Trong bảng quang phổ bản sắc Việt Nam vô cùng bền vững, miền đất hội tụ nhân tài ấy luôn đằm thắm, lấp lánh một bản sắc "thần kinh" riêng biệt - một bản sắc mà tiếng nói của văn chương là thuần khiết và đa dạng.
NGUYỄN XUÂN HOÀNGPhương mất đột ngột ở Quảng Trị. Nghe tin anh ra đi, bạn bè văn nghệ Huế không bàng hoàng, cũng không cảm thấy sửng sốt. Chỉ thấy lòng bùi ngùi, như khi ta nhìn thấy một ngôi sao chưa bao giờ sáng bỗng một ngày tắt lịm trong lặng lẽ.
LTS: Nguyễn Văn Phương (tức Phương xích lô), nguyên hội viên Hội Nhà văn TT.Huế đã bị chết đuối ngày 2 tháng 6 năm 2002 tại Quảng Trị..Trước đó vài ngày anh có gửi tới toà soạn chúng tôi chùm thơ dự thi như một di ngôn tuyệt mệnh.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu những bài thơ cuối của Nguyễn Văn Phương cùng bạn đọc.
PHẠM NGỌC TUÝTất cả chỉ vì con nhỏ đó: Nó tên thật là gì, tôi không rõ. Tú gọi nó là nhỏ Mai, nó gầy và xinh. Nói rằng nó xinh, e chưa đủ. Nó ngầu, nó phá, nó là con bé nghịch như quỷ.
MẠC DO HÙNGBố nhắn tôi mời Sĩ về làng tu sửa bức tượng Thành Hoàng. Sĩ nghe tôi nói, trầm ngâm: "Cho mình thời gian suy nghĩ, Bỏ nghề lâu quá rồi, không hiểu đôi tay có còn cảm giác!"
TRÚC PHƯƠNGDừng lại nghỉ chân, chị Dần tựa lưng vào gốc cây cơm nguội râm bóng bên con đường ngoằn ngoèo dẫn lên dốc Lưng Mây. Mấy cô gái Stiêng quảy gùi đi ngược ra phố trấn chốc chốc gởi lại nụ cười tự nhiên như hoa cỏ cho người phụ nữ miền xuôi đi thăm người nhà trong trại.
ĐỖ KIM CUÔNG Cái ấn tượng không lấy gì làm vui vẻ và đẹp đẽ của tôi về chị xảy ra vào những ngày đầu tiên khi tôi trở thành người lính của đại đội 3, K10, thuộc công trường V về trụ bám ở vùng giáp ranh Hương Trà.
ĐẶNG NHẬT MINHCha mẹ tôi là những người Huế. Quê nội tôi ở An Cựu và quê ngoại ở làng Lại Thế. Tôi nghe bà tôi kể: đám cưới cha mẹ tôi là một đám cưới chạy tang.
Sinh năm 1948 tại Bắc Ninh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.Nhiều năm sống và gắn bó với vùng Kinh Bắc. Tốt nghiệp khoá 2 Trường Viết văn Nguyễn Du (1983 - 1985). Hiện công tác tại báo Sức khoẻ và Đời sống (Bộ Y tế).