Tạp chí Sông Hương - Số 212 (tháng 10)
HOÀNG NHẬT TUYÊNI. Chuyện được bắt đầu bằng một quả trứng, thoạt nghe cứ tưởng chuyện cổ tích nhưng nghe rồi mới rõ, ấy là chuyện thời nay, và đúng thế, nếu tường thuật theo lối cổ điển, theo tình tự thời gian thì chuyện không thể bắt đầu bằng chỗ nào khác thích hợp hơn là từ một quả trứng- một quả trứng gà.
NGUYÊN ANMột nhà văn đồng hương cao niên hỏi tôi:- Sao bây giờ ta mới quen nhau nhỉ?Tôi chưa kịp trả lời, ông đã nói tiếp:- Thôi, từ nay nhé!
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGNgày xưa nhà mẹ nghèo hung, cơm không có ăn, khố không có mặc, suốt ngày lang thang trong rừng đào củ mài củ sắn kiếm cái cho vào bụng. Có ngày không tìm được chi, bụng đói lắc lư.
TRẦN QUỐC TOẢN Tôi sinh ra và lớn lên giữa làng Hến bé nhỏ bên bờ sông La xã Đức Tân (tức Trường Sơn ngày nay) huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh. Qua sự nhọc nhằn của cha, vất vả của mẹ đã đút mớm cho tôi từng thìa nước hến, bát cháo hến để rồi tôi lớn dần lên.
MARCEL PROUSTL.G.T: Khác với Kafka là nhà văn mà tác phẩm được dịch khá nhiều ở Việt , Proust chỉ có một cuốn được dịch (Dưới bóng các thiếu nữ đang hoa) và chắc chắn ít người đọc nó. Nhưng do sự toả sáng của tên tuổi và của tác phẩm, Proust hình như vẫn là một nhà văn quen thuộc với độc giả Việt Nam, ít nhất với những độc giả hay đọc sách và tạp chí văn học.
ALLEN GINSBERG(Tôn vinh Kenneth Koch) (1)LGT: Allen Ginsberg (1926 - 1997): là một nhà thơ hậu hiện đại Mỹ nổi tiếng trong trào lưu Beat cùng với Jack Kerowack và Williams S. Burroughs. Tốt nghiệp đại học năm 1948, làm đủ thứ nghề: thủy thủ, thợ nhà in, rửa bát, điểm sách, nhân viên tiếp thị.
TRẦN KIM HOASinh năm: 1966 tại Hà TĩnhHiện sống và làm việc tại Hà NộiHội viên Hội Nhà văn Việt Nam
MAI TRÂMLGT: Tên thật là Mai Quý Trâm, sinh năm 1983 tại
Cam
Ranh, Khánh HoàDo mê thơ mà trượt đại học (tác giả tâm sự thế!)Và có lẽ do trượt đại học mà thơ Mai Trâm phóng túng ngoài đường biên sở học. Cũng như những cây bút thế hệ 8X khác, thơ Trâm mênh mang cảm xúc và bềnh bồng trí tuệ...Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của chị.
Dư Thị Hoàn - Vi Thuỳ Linh - Hà Châu Anh - Trần Thị Bích Liên - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Phước Loan - Đỗ Hàn - Inrasara - Đào Duy Anh - Phan Văn Chương - Lê Ái Siêm - Văn Lợi - Lại Đăng Thiện - Ngô Minh - Nguyên Quân - Nhụy Nguyên
NGUYỄN HỮU TẤN(Lớp 9 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng)LTS: Trại sáng tác văn thơ thiếu nhi 2006, do Nhà Thiếu nhi Huế phối hợp với Hội LHVHNT, Hội Nhà văn TT.Huế tổ chức đã khép lại. Hai mươi tám tác phẩm từ một vụ mùa non tơ đã phản ánh một phần thế giới thơ trẻ, hồn nhiên nhưng cũng rất người lớn của các em. Nhân Trung Thu 2006, Tạp chí Sông Hương trân trọng giới thiệu những quả bói đầu mùa.
TRƯƠNG THỊ MỘNG CẨMChiếu sáng suốt ngày mặt trời mỏiÂm thầm xuống núi chẳng buồn than,Nghiêng nghiêng hàng cây vài sợi nắngPhảng phất theo chân bước mẹ về.
PHAN THUẬN THẢOGagaku - Nhã nhạc - là loại hình âm nhạc cung đình của Nhật Bản, đối lập với Zokugaku, tức âm nhạc dân gian. Thuật ngữ Gagaku được tiếp thu từ Trung Hoa cùng với sự tiếp nhận một bộ phận các nhạc khí và bài bản từ hệ thống âm nhạc cung đình phong phú và đặc sắc của đất nước Trung Hoa rộng lớn và giàu truyền thống văn hoá.
HỒ TƯNằm trên dải cát ven phá Tam Giang, từ xưa làng tôi cũng đã có một ngôi đình. Đến năm 1946, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Chính quyền cách mạng đã vận động nhân dân triệt phá ngôi đình để tránh cho Tây khỏi làm nơi trú đóng.
BỬU NAMThế là Huế vĩnh biệt thêm một hoạ sĩ tài hoa: Tôn Thất Văn.Nói là thêm, bởi Huế và giới nghệ thuật cố đô đã lần lượt giã biệt liên tiếp trong mấy năm vừa qua, nhiều người con ưu tú trong giới hội hoạ - mỹ thuật: Bửu Chỉ, Dương Đình Sang, bây giờ lại đến Tôn Thất Văn. Không kể trước đó nữa là hoạ sĩ Phạm Đăng Trí, nữ điêu khắc gia Điềm Phùng Thị...
LÊ PHÙNGThế là không còn phút giây mong ngóng, đợi trông - “Ngày em đến đôi mắt long lanh, thơ ngây mơ màng, ngày em đến đôi má hây hây hương thơm nồng nàn...” Bởi chàng nhạc sĩ lãng tử ấy đã ra đi, về với cõi vĩnh hằng. Còn đâu nữa bóng hình của gã si tình say mê, đợi chờ ngày em đến.
THANH THẢOLTS: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã về Huế. Có thể nói đấy là một sự kiện - một sự kiện trang nghiêm lặng lẽ.Là người có căn lành, cuộc trở về của ông dường như mãn vẹn. Ông đã trở về với nơi xuất phát, trở về với “ngôi nhà có ngọn lửa ấm”, trở về với tư cách một công dân thi sĩ.Sông Hương có nhã ý “cập nhật” ông từ đầu nhưng qua dò ướm, biết ông chưa muốn, Sông Hương đành để các báo bạn “post” trước.Mặc dầu “truy cập” sau nhưng Sông Hương với ông, với người Tổng Biên tập đầu tiên - Tổng Biên tập sáng lập hẳn còn nhiều duyên nợ, dài dài...
PHẠM PHÚ PHONGMấy chục năm qua, người đọc biết ông qua những kịch bản thơ, những bài thơ viết về tình bạn, tình yêu; về những cuộc chia tay lên đường ra trận; về đất và người Hà Nội đầy khí thế hoành tráng của tâm thế sử thi; nhưng cũng có khi bí hiểm, mang tâm trạng thế sự buồn cháy lòng của một người sống âm thầm, đơn độc, ít được người khác hiểu mình.
HOÀNG NGỌC HIẾN(Đọc Tư- duy tự- do của Phan Huy Đường*)
TRẦN HOÀI ANHBáo Văn nghệ trong lời giới thiệu những bài thơ mới nhất của Nguyễn Khoa Điềm số ngày 5/8/2006 cho biết: “Bây giờ ông đã trở về ngôi nhà của cha mẹ ông ở Huế. Tôi chưa bao giờ đến ngôi nhà ấy”. Còn tôi, người viết bài này đã có “cơ may” ở trọ tại ngôi nhà yên bình ấy trong những năm tám mươi của thế kỉ trước khi tôi đang là sinh viên ngữ văn Đại học Sư phạm Huế.
LÝ HOÀI XUÂN(Nhân đọc tập thơ “Mẹ!” của Văn Lợi – NXB Thuận Hoá, 2006)