Tạp chí Sông Hương - Số 238 (tháng 12)
NGÔ KHAPháo đài Láng đi vào lịch sử kháng chiến của thủ đô Hà Nội và của dân tộc ta như một sự tích anh hùng. Khai hỏa loạt đạn đầu tiên bắn vào thành Hà Nội, mở màn cuộc kháng chiến toàn quốc chống xâm lược.
NHẤT LÂMVâng.Ca khúc thời ấy thật hào hùng, sôi sục và đầy lãng mạn.Đó là đêm trước của tháng Tám năm 1945, những năm tháng của phong trào Việt Minh chuẩn bị cho ngày toàn dân vùng lên đánh đổ mọi thế lực thù địch để giải phóng dân tộc, đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do. Và cái mốc đó, theo tôi là từ ngày cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) năm 1941.
LÊ HUỲNH LÂMCó thể gọi xứ Huế là thành phố của những tiếng chuông. Sự khởi đầu của một ngày, một ngày mai hun hút trong tương lai cũng như một ngày tận trong nghìn trùng quá khứ. Một ngày mà âm thanh từ đại hồng chung phát ra; vang, ngân, vọng và im bặt. Người ta gọi âm thanh đó là tiếng chuông. Vậy thì, im bặt cũng là một phần của tiếng chuông.
NGUYỄN VĂN NINHTôi được cơ quan tố tụng chỉ định làm luật sư cho một bị can.Tôi xin kể ra đây, hơi dài dòng một chút, không phải bị cáo mà là cha tôi. Trong cuộc đời làm luật sư, cha tôi luôn thích nhất câu: Thưa quí tòa! Thân chủ tôi hoàn toàn vô tội! Cha tôi muốn tôi sau này mỗi khi đứng trước toà đều nói câu như vậy.
QUẾ HƯƠNG 1. Chị đi qua, tẻ nhạt và cũ kỹ như cái áo đề mốt thơm mùi long não lấy từ hòm gỗ ủ hương kỷ niệm. Khu cư dân tôi ở thì mới toanh, chưa tròn mười. Cơ ngơi phó giám đốc xí nghiệp gỗ sực nức mùi rừng.
MINH CHUYÊNCảnh làng mới Trà Tân cuối chiều mùa đông. Con suối chảy qua nước trong veo, róc rách. Phía tây con suối cách làng chừng nửa tầm mắt là rừng Sắc Rông, đủ các loại cây tầng tầng, lớp lớp. Cánh rừng đang chìm trong sương chiều. Rừng hoang vắng, huyền bí. Người ta kể sau ngày chiến tranh chấm dứt, rừng Sắc Rông càng trở nên bí ẩn. Người chỉ có vào mà không có trở ra. Vậy mà mấy tháng gần đây lại thường xuyên xuất hiện một người đàn bà ở đó.
Viêm Tịnh - Nguyễn Thị Hồng Ngát - Văn Công Hùng - Lê Tấn Quỳnh - Trần Anh - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Thị Huê - Đặng Hùng Thương - Đức Sơn - Trần Ninh Hồ
TRẦN HẠ THÁP Với gần bốn mươi bức tranh trong cuộc triển lãm ở số 4 Hoàng Hoa Thám - Huế khai mạc vào 11 tháng 10 năm 2008, Võ Xuân Huy đã đặt người thưởng ngoạn trước một công trình tổng hợp từ 3 phạm trù sơn mài độc đáo. Sự nối kết truyền thống vào hiện đại này mang tầm vóc đặt để một nguyên lý, xứng đáng để giới bình luận lưu tâm và ghi nhận lâu dài.
VIỆT ĐỨCVề với Trường Sơn, về với kỷ niệm của một thời khói lửa đạn bom là tiếng lòng, là tâm nguyện của nhiều hội viên Hội nhạc sỹ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế kể từ sau ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam 30/4/1975. Và sau gần 30 năm, mùa xuân 2004, tâm nguyện ấy đã trở thành hiện thực khi kỷ niệm của một thời chiến tranh cứ ào ạt ùa về theo bước chân các nhạc sỹ trở lại tuyến biên giới miền Tây A Lưới.
TRẦN NINH HỒLTS: Trần Ninh Hồ tên thật là Trần Hữu Hỷ. Lính Đông Bộ 1971 - 1976, 1977 - Trưởng ban Văn thơ báo Văn Nghệ. Nguyên chủ nhiệm Bảo tàng Văn học Việt
…Bình quân cứ độ dăm năm, nhà thơ Trần Ninh Hồ lại có một "đợt" xuất bản thơ. Anh là cây bút sung sức trong suốt mấy thập niên vừa qua của nền thơ hiện đại Việt Nam, từ cuộc chiến tranh chống Mỹ cho suốt đến những ngày hôm nay...Nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Trần Ninh Hồ trong một cách nhìn riêng biệt.
INRASARACác hội thảo bàn về nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tạo văn học đã lôi kéo không ít nhà văn tham gia bàn cãi sôi nổi. Là tín hiệu đáng mừng: văn học Việt
đang tự ý thức, tự phản tỉnh (self consciousness).
TRẦN ĐÌNH SỬThực tế nghèo nàn về thành tựu khoa học xã hội và nhân văn của chúng ta có thể tìm thấy nguyên nhân trong lối tư duy độc tôn một thời ở lĩnh vực học thuật. Cội nguồn sâu xa của lối tư duy ấy đang nằm trong di chứng của thời kì chiến tranh kéo dài ba mươi năm và cuộc đấu tranh ý thức hệ tàn khốc.
PHẠM THỊ THÚY VINHThơ Lâm Thị Mỹ Dạ rất giàu hình ảnh. Thế giới hình ảnh trong thơ chị vừa đậm sắc màu hiện thực, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống vừa mang tính biểu tượng cao. Điều đó đã thể hiện tài năng và sự khéo léo của nhà thơ, nhằm làm cho những bài thơ của mình không chỉ dừng lại ở những lời thuyết lí khô khan, trừu tượng. Thế giời hình ảnh bao giờ cũng gợi ra trong trí tưởng tượng của người đọc nhiều liên tưởng bất ngờ và thú vị, làm cho lời thơ thêm mượt mà, trong sáng.
NGUYỄN DƯƠNG CÔN (Tiếp Sông Hương số 11-2008)Bản thể con người chỉ cấu trúc bằng cảm giác và những gì là biến tướng khả dĩ của cảm giác mà không từ bỏ cấu trúc thiên định bao gồm kết cấu thực và kết cấu ảo của cảm giác. Nếu hình dung kết cấu thực là trạng thái mô phỏng thế giới, nghĩa là cái quan hệ hấp dẫn giữa xung động thần kinh não bộ con người với xung động tiếp nhận thế giới, thì chúng ta hình dung được kết cấu ảo chỉ là sản phẩm thuần tuý do xung động nội tại của thần kinh não bộ con người.
NGUYỄN ĐỨC TÙNGPhân tâm học ra đời trong ánh bình minh của thế kỷ hai mươi. Ảnh hưởng của nó đối với sáng tạo và phê bình văn học khởi đi từ cuốn “Diễn dịch các giấc mơ” của Freud và được nối dài sau đó bởi nhiều công trình của các tác giả khác nhau.
LÊ THỊ DIỄM HẰNG(Nhóm nghiên cứu - phê bình lý luận trẻ)
Nguyễn Văn Luân - Phan Thị An (Khoa Văn ĐHSP Huế)
HÀ KHÁNH LINHHồng Nhu truyện ngắn, Hồng Nhu thơ… Lần đầu tiên nhìn thấy Hồng Nhu xuất hiện tiểu thuyết tôi thực lòng rất mừng. Tuy nhiên đọc gần hết hai chương đầu nỗi lo cứ cồm cộm lên trong tâm thức nhưng chính gần cuối chương II cái chất tiểu thuyết mới bắt đầu hé lộ ra, để rồi từ đó lôi cuốn người đọc cho đến hết truyện.
LÊ QUANG TƯCông trình Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIX (những vấn đề lý luận và lịch sử)(1) được biên soạn bởi Trần Ngọc Vương (chủ biên), Trần Nho Thìn, Nguyễn Văn Thịnh, Trần Nghĩa, Đoàn Lê Giang, Kiều Thu Hoạch, Cao Tự Thanh..., do nhà xuất bản Giáo dục in năm 2007, dày 912 trang.