VIÊM TỊNH
Khúc lá vàng rơi cuối mùa gửi Trần Phá Nhạc
Lá vẫn rơi trong mùa đông nhiệt đới đợi xuân về mòn mỏi một sắc xanh bạn lưu lạc ta cũng phường chìm nổi say chén rượu nồng đùa với thế gian ở nơi đây đế chế của một thời khúc hoài cảm gợi đau lòng du tử bạn với ta phương chiều đông xế ngồi nhìn nhau rượu nhạt mối tình sầu bạn kê tay lưu trú nẻo huyền không ta vẫn cứ loay hoay vòng sớm tối
khúc lưu linh âm giữa đời, tịnh độ ngỡ như miền cát bỏng dấu chân đau bạn tiễn ta quay vòng đời, xoay mãi ta ngậm ngùi cười giấu vết chim di. Khuôn viên DinhThốngNhất, 09.01.06
Trong những tháng ngày
Tháng mười hai, lời anh tràn về những hạt mưa. triền đồi xuôi lạnh hẹn hò tình ái. màu áo len pensée đẫm nước. vòng tay người ấm khúc thánh ca. quyện trong trí nhớ nhau những nụ hôn đẫm hơi sương buổi chiều dốc phố. giọt cà phê tùng sóng sánh tuổi yêu, ngọt lịm môi cười hạnh phúc.
Tháng mười hai, chuyến bay muộn từ phố núi này qua phố núi em. ánh mắt nhìn như đã thăm thẳm tiếng chuông nhà thờ vọng lại. em vẫn nghe dạ khúc cho tình nhân trong những đêm không qua mau. ngôi nhà bên đường ra khu vườn lặng lẽ dấu chân người để lại, niềm riêng cho em.
Tháng mười hai, tên em là tiếng thầm gọi người yêu dấu. mơ hồ hơi sương mờ than thở. anh ngồi suốt những giờ trong đìu hiu cây cỏ. phút giây sẽ biền biệt cũng gọi về. lang thang với những sắc hoa sương giá, tà dương bên phía núi, mờ tầm nhìn với vọng niềm riêng. nỗi cô đơn của hai người.
Tháng mườì hai, bức tranh biển xa lạc lõng trên bức tường gỗ xỉn màu. người đàn ông ôm tâm sự rờn rợn một mối tình màu hoa đào. hoa và hồng nhan huyền hồ, thời gian vô tình vẫn thấm đẫm sắc màu xuân nhị. đôi kính già nua trên chiếc bàn buồn bã day dứt độc thoại trong căn phòng lặng lẽ, ẩn kín một niềm đau không tên.
Tháng mười hai xa xăm.
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT
Ngôi nhà - nơi anh đã sinh ra
Chẳng phải dinh thự Không phải villa Không lầu son gác tía Không nhà vườn, không phố trung tâm Nơi anh sinh ra - bình dân Nhà cấp bốn đến bây giờ vẫn còn nguyên cấp bốn Bức tường xám với những căn phòng bận rộn Nơi nào mẹ treo nhúm nhau của anh? Nơi nào cha ngồi viết Thi nhân? * Nơi nào các bạn văn của Người đến ngồi chơi đàm đạo? Mom sông nào mẹ tảo tần nuôi các con rau cháo Lời ru nào nuôi tâm hồn anh lớn lên?
Em không biết. Chỉ biết từ nơi này - Thi nhân Có cuộc sống đã và sẽ dài hơn, lâu hơn cuộc đời của người sinh ra nó Từ căn phòng bé nhỏ Thi nhân rực rỡ bước ra Trước sự ngạc nhiên của cha Trước sự ngạc nhiên của hơn một phần hai thế kỷ Từ ngôi nhà như thế Cũng là nơi đã sinh ra anh Ngôi nhà không có cây xanh Chỉ có gió từ sông Hương thổi vào mát rượi Huế như chưa bao giờ có tuổi Dịu dàng - Đằm thắm - Thiết tha
Ai đó bảo càng gần tuổi già Càng thích trở về nơi chôn rau, cắt rốn Người chủ mới tảo tần bận rộn Ngày ngày xuôi ngược mưu sinh
Con phố vắng vẫn như xưa thanh bình Huế - vẫn thế - ngàn năm rồi không cũ Huế, tháng 8-2008
* Ngôi nhà số 5 phố Phó Đức Chính - tp Huế là nơi nhà văn Hoài Thanh đã sống và viết “Thi nhân Việt Nam” (xuất bản lần đầu năm 1942)
VĂN CÔNG HÙNG
Về đi chị
Dâng hương hồn mười chị TNXP Đồng Lộc
Thì ra những giọt nước mắt vẫn còn tươi vẫn còn khóc ngon lành với Đồng Lộc thuở ấy "đất sâu lạnh lắm chị ơi tiểu đội hàng ngang đợi chị"
Ầu ơ giấc ngủ thanh bình Có hương bồ kết dập dềnh lan xa Mười ngôi mộ mười đài hoa Mười ngôi sao cháy vỡ òa trong đêm Mười trái tim vẫn trinh nguyên Mười đôi mắt cứ dịu hiền mãi thôi
Thời bão giá người ta bàn nhau tiền tỉ người ta lừa nhau bằng ngân phiếu triệu đô chị thanh thản chiếc lược gầy mảnh gương tròn khuyết góc với một vầng trăng trong veo trong đêm
"Không thể chín bỏ làm mười" "Chín bỏ làm mười răng được" chị về đi về đi về với bức thư còn dở dang chiều ấy về với mối tình thoang thoảng ngọc lan về, chiều nay không còn bom tọa độ về, chiều nay mẹ nấu canh cua
về đi về đi bốn mươi năm rồi mẹ vẫn đợi xin lạy chị nén hương này thắp vọng em chỉ là hạt cát của đời thôi...
về chị nhé Ngàn Phố vẫn xanh chị tắm thuở nào về chị nhé sáu mươi tuổi rồi chị bắt đầu yêu về đi chị... Tháng 7/2008
Mặt nạ
đeo mặt nạ vào vẫn không được là con người khác
đeo vào mặt nạ vô cảm xuyên qua sự thật
nhưng lại thích sưu tầm mặt nạ treo tứ tung trên tường có nguyên một dãy phố bán mặt nạ để người ta mua về làm dáng nếu ra đường mặt ai cũng là mặt nạ?...
hai bốn bảy chín mười lăm cuối ngày gặp em cười không mặt nạ cái lá xanh ánh lên mỏi mệt hạt bụi chiều mơ nắng ban trưa
để một ngày qua gian hàng mặt nạ thấy mặt mình chung chiêng... Pleiku 13/10/2008
LÊ TẤN QUỲNH
Ngộ nắng
Ngày cứ dài sủi ta vào cơn cuồng quay của thác Là cái nợ nần hắt ra từ mũi những con trâu mê cỏ Cả những lá mềm cứa bật môi run Và đồng loại lâu như một lần tiêng tiếc nhớ
Ngày cứ dài như một khe vỡ Rụng xuống tay rồi trăm tiếng rân rân Như con trâu mê nhai bóng mình ngộ nắng Buông ra những hạt mắt bầm…
Những dở dang cứ tuột mình suôn sẻ Trong ngày dài sửng sốt tĩnh câm…
Ảo giác
Trong cái ảo giác cộm lên tất bật cũn cỡn Bới cào nháo nhác thứ ngôn ngữ vo ve Trong cả căn phòng úng ngập dáng dấp Miếng tường vôi ken két nghiến ta về
Cái bắt tay không đủ mềm da thịt Cũng vung lên dao kéo chuyện đời Những con ruồi rụng từ sâu tích tắc Học lóm thời gian từ cái ngửa mặt trôi…
Những viên gạch cũng thành trơ trẽn Bung ra lớp lớp lời vôi Ngay cái nhìn cũng bạc Tan đi ruỗng mục trong đời… TRẦN ANH
Khúc Ballad trầm tĩnh ở biển
Tặng Vũ Trọng Quang, tri ngộ biển
Hun hút ống khói, mặt nạ tình cờ đen nhẻm tiếng kêu nghẹn gỡ ra nhiều vệt màu che khuất, nhiều tiếng còi tức tưởi xa kia đừng run rủi cho gặp lại không nhầm lẫn khuôn mặt có tiếng động lở anh đừng anh, đường chỉ tay còn tô khéo, nhiều nụ hoa nở
bóng tối đậm nét sân gạch cũ, gió từ nhiều cánh đồng có mùi tan vỡ đường gạch nối giữa con đường-mòn-vết-nghiến-răng-cực-khoái da thịt mùa xuân chằng chịt vết sẹo hở móng-vuốt-tự-do-u-ám-tù-ngục đứng bóng giữa trưa dội
hãy chia nhau ngụm nước bọt giữa nụ hôn khát cháy
màu cuối cùng giữa bóng tối ráo hoảnh hàng nến bạc la đà chấp vá cơn mệ sâu em là nỗi hân hoan cuối cùng của khúc ballad chậm yên tĩnh chia đủ cho mọi nhánh rẽ con sông Cái-Thành-Diên Khánh-Nha Trang mọi ẩn dấu xuyên tạc chưa đủ bí ẩn
cõi ngày lú trắng cát Cam Ranh
NGUYỄN THIỀN NGHI
Ngọn tình chiều
Bên kia bãi bồi Cải thôi rộp màu hoa Vườn yên ắng nằm mê Hồi cu gáy cộm hàng cây lá Cồn lội nắng trôi tìm Hạt tình xao xác chạy ven sông Em về đâu chiều cúi đẫm trên vai Cái ướt con sông bám sát da Muốn dấu Chút buồn khô bám rễ
Em đánh đu đời tôi Hoá sương giữa hai bờ bóng đỗ Giữa tình tôi bể cạn lún chân rêu Em, con cá lồng bàn Ngày mãi xoay mình Búng người đớp cạn niềm vui Để lại khoảng hoang sơ Không tưởng
Chiều mãi dập dềnh mắt người mắt sóng Vườn như ướp rượu bao ngày Hoa giấy rã màu bên hàng tre nứa Và bầm mình rơi vãi tuổi xuân Hương xưa tẩm phù sa phai từ ngõ người sang Không đủ đậm nuôi tình quá trống Ký ức chuồn chuồn chập chờn đo biến động Tựa những nốt trầm Của ngọn tình buông
Từng vết sướt trên lối về mưa nắng Bóng mùa đi va đập biết đau Những ngón tay bóc vơi từng hạnh phúc Đến giờ chợt ủ chín hoàng hôn
TRẦN THỊ HUÊ
Đêm thừa ra ngoài
Đêm thừa ra ngoài Vết chấm ngắn thừa ra ngoài Bên trời cánh ve lút đầu Còn mỗi tiếng kêu Khảm đêm thường như mặt nạ Tiếng con mọt lạc đường bò xuyên qua chuyện buồn Rơi vào cánh ve nhặt những lời quái dị Đi như dáng mái chèo nơi dòng sông không một vệt Không bờ không có hàng cây Người chồm lên nhau dành giật Người mỉm cười chen nhau hàm răng níu chặt Tự lãng quên tự hổ thẹn tự nhặt về Những đêm thừa không chém nổi Không thể biến hình ngọn cỏ Ra đi khỏi từ mắt Tìm nguồn cảm xúc múc lên từ đáy giếng Đêm thừa ra ngoài Giấc mơ đè cháy trụi 19/8/2007
ĐẶNG HÙNG THƯƠNG
Tôi
Khi chú ngựa buồn về nghỉ mệt bên sông Em vốc nước thấy tay mình hoá thạch.
Tôi lịm đi trong mạch tưởng riêng Ngôn ngữ thoát khỏi sự kiềm toả Chẳng là gì cả Đôi mắt em cứ buồn Và như thế tôi nghĩ rằng Tiếng chim ngày xưa Tinh khiết Duy chỉ có nó là tinh khiết…
Tôi không biết làm gì, Thật sự không biết Ngoài kia Dòng sông thao thiết Chảy Tôi không hề chảy Mà cũng không hề bình yên… Tháng 10-96
ĐỨC SƠN
Thử cuộc Maratông
Thấy nắng, mây lẫn vào khe núi Thấy rừng, chim bay vút khoảng xanh Tôi như sợi lanh chạy biến diềm hoa văn chiếc váy Như dây tình căng cánh cung tốc độ, bắn sợ không trúng đích Qua con đường cát, trăng, thảo nguyên, cơn dông Sẽ có em ở đó Thử cuộc Maratông
Đi tìm bóng em soi rõ bóng tối mình Đi tìm bài ca vượt lên chính mình Đi tìm nhoáng nhoàng tia chớp chẳng tích sự gì với sự thật Cái hư không tuyệt mỹ triệu lần
Đi tìm tôi lặn nhoè con mắt Vào chiều thẫm, yên ắng với tôi Ảo ảnh em về không gian chật
Tôi thử thách xa một lần để nhìn rõ em, nhìn rõ mình Thử chạy trốn một lần để biết đau đớn không bao giờ lành sẹo Thử lừa dối, tôi trượt dài trên tay em độ chín Thử pha loãng, viết dòng nhợt nhạt cô đơn
Môi mềm, giữ chặt trái tim tôi
Thử cuộc Maratông Mối tình em ngự chói trên vai.
TRẦN NINH HỒ
Nhớ và quên
Làm sao mà tôi nhớ hết Bao người đã chết bên tôi Sau mấy mươi năm chiến trận Và đã bao năm qua rồi
Nhưng họ thì chắc vẫn nhớ Trước khi từ giã cõi đời Họ đã in vào đáy mắt Gương mặt kề bên là tôi!
Làm sao mà tôi quên được Giây phút cuối những đời người?
Tưởng niệm
Tôi cúi mình trước mênh mông mộ chí Như tàn hương cong rủ giữa mặt đất, trời Những lúc ấy tôi thường chạnh nghĩ Không lẽ mình chỉ là nén hương thôi?
Những ngôi nhà, những ngôi nhà cứ lộng lẫy mọc lên Dưới nền ấy một thời hố đạn bom chi chít Bao giờ bao giờ hết bàng hoàng dẫu sau này lấp hết Rằng vết tích đau thương kia lại từ chính... con người?...
(nguồn: TCSH số 238 - 12 - 2008)
|