Từ năm 1946 đến năm 1950 sáng tác múa mới của Vân Đông, Thái Ly, Trần Hoàn, Lâm Tô Lộc, Trương Bỉnh Tòng ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống lao động. Sau chiến thắng biên giới, múa tập thể các nước XHCN được đưa vào Việt
. Phong trào múa này lan rộng ở vùng tự do của ba miền. Năm 1951 “Bác Hồ dẫn đầu điệu múa “Đoàn kết” tại Đại hội Mặt trận Liên Việt toàn quốc” là một sự kiện văn hoá - chính trị. Đối với phụ nữ dân tộc Việt, múa tập thể là một biểu hiện phản phong. Phong trào múa này lên cao vào tháng hữu nghị Việt Trung Xô (1953). Trước năm 1951 các đội tuyên truyền văn nghệ, tuyên truyền vũ trang có khi biểu diễn múa. Sau 1951 dần dần hình thành hai hệ thống tổ chức văn công: văn công nhân dân từ Trung ương đến các liên khu và văn công quân đội từ Tổng cục chính trị đến các sư đoàn. Khai thác múa truyền thống các dân tộc Việt, Thái, Mường,Giarai, Khơme, một số đoàn văn công mang về đại hội văn công toàn quốc (1954) những điệu múa đậm màu sắc dân tộc như múa Sạp, Tây Bắc tươi vui, (múa quạt Thái), múa Dâng hoa, múa Vui sản xuất, ca vũ cảnh Ra đi. Trên sân khấu thời bấy giờ nhân vật trung tâm của tác phẩm múa mới là con người kháng chiến chống Pháp.
Qua đại hội văn công này, ngành múa được coi trọng như các nghệ thuật biểu diễn khác. Hoà bình được lập lại ở miền Bắc (1954). Ngành múa được phát triển toàn diện về các mặt, trước tiên về tổ chức: Ban nghiên cứu nhạc vũ ra đời. Tổ nghiên cứu múa khai thác múa truyền thống các dân tộc ở hai miền Bắc Nam để xây dựng giáo trình múa Việt Nam phục vụ cho các lớp bồi dưỡng diễn viên 3 tháng, 10 tháng, 6 tháng. Năm 1959 trường Múa Việt
được thành lập. Lớp biên đạo do chuyên gia Kim Tế Hoàng giảng dạy, đào tạo biên đạo cho các đơn vị nghệ thuật trong và ngoài quân đội. Hệ đào tạo ngắn hạn 4 năm của Trường Múa đã có lớp tốt nghiệp. Hình thành đội ngũ diễn viên và biên đạo với những xôlít đáp ứng được yêu cầu xây dựng kịch múa lớn. Đầu thập kỷ 60 xuất hiện 3 vở diễn lớn: Ngọn lửa Nghệ Tĩnh, Tấm Cám, Bả Khí rồi thì các thơ múa, tổ khúc. Tác phẩm múa đi vào đề tài hiện đại, phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Múa dân gian các dân tộc được khai thác và xây dựng thành múa dân gian sân khấu. Trong các liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Vácxôvi, Matxcơva, Viên những điệu múa Sạp. Múa nón đồng bằng, múa nón Thái, múa Rông chiêng v.v... được giải thưởng.
Những năm đầu thập kỷ 60 ba hội diễn đánh dấu bước phát triển của phong trào múa toàn dân miền Bắc: Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp với những tác phẩm giá trị như múa Katu, Xà dăm, Thầy thầy tớ tớ, Một ông hai bà, Trống bồng, Đầm sen v.v... Hội diễn ca múa nhạc không chuyên đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào múa quần chúng ở miền Bắc. Hội diễn múa dân gian nguyên xi phát hiện được hàng loạt điệu múa cổ truyền các dân tộc.
Từ năm 1962 đã có những nghệ sĩ múa miền
trở về quê hương hoạt động. Trong những năm 1954 - 1965 ngành múa phát triển về các mặt nghiên cứu, huấn luyện, sáng tác,biểu diễn.Tuy nhiên sự phát triển toàn diện ấy mới chỉ là bước khởi đầu.
Thời kháng chiến chống Mỹ ở miền Bắc XHCN các sáng tạo múa tập trung biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng bằng hình tượng những công nhân, nông dân anh dũng trong đấu tranh với thiên nhiên và chống phá hoại của giặc Mỹ (múa Những người thợ mỏ,
Tay
chài vai súng). Trên sân khấu múa nổi lên hình ảnh lực lượng vũ trang với các binh chủng không quân hải quân, pháo binh (Gặp gỡ bên mâm pháo, Bão lửa Thăng Long). Nói về cuộc đấu tranh giải phóng miền
, tác phẩm thuộc nhiều hình thức, thể loại (Lựu đạn gỗ, Giữ buôn giữ rẫy, Chị Sứ). Trong các đội xung kích các nghệ sĩ múa hăng hái đi vào tuyến lửa phục vụ bộ đội, thanh niên xung phong. Nhiều tác phẩm về đề tài hiện đại được giải cao ở các liên hoan Thanh niên và sinh viên thế giới tại Xôphia, Béclin. (Tay chài vai súng, Ong vò vẽ, Nữ du kích Đồng Tháp, Bà mẹ miền , Người mẹ, Mùa xuân bão táp, Chiến luỹ trên đường phố, Bài ca hy vọng...) Trong các đội xung kích, nhiều diễn viên múa hăng hái đi vào tuyến lửa phục vụ bộ đội, thanh niên xung phong và đồng bào. Có những nghệ sĩ đã hy sinh anh dũng trong khi thi hành nhiệm vụ ở chiến trường miền . Tại nơi sơ tán, Trường Múa Việt
vẫn đảm bảo kế hoạch đào tạo diễn viên và biên đạo cho hai miền Nam Bắc. Ngành giáo dục mầm non đưa môn học múa vào chương trình chính khoá. Bộ Văn hoá gửi sang Liên Xô (cũ), Bungari hai cán bộ múa để đào tạo tiến sĩ nghệ thuật học.
Thời chống Mỹ, hưởng ứng phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” phong trào múa biểu diễn của các tổ đội không chuyên phát triển rộng. Trên chiến trường miền
hoạt động của văn công quân đội và văn công nhân dân sôi nổi ở miền Đông Nam Bộ. Nhân dịp ngừng bắn 3 ngày Tết 1962 - 1963. Đoàn Văn công quân giải phóng biểu diễn phục vụ đồng bào vùng ven, học sinh và binh lính ngụỵ. Trường Lâm Giang đào tạo bồi dưỡng cán bộ diễn viên múa cho các đoàn ca múa quân đội. Trường văn công giải phóng cũng mở lớp đào tạo diễn viên múa và biên đạo cho miền Đông, nổi lên những tác phẩm múa mới của Thái Ly, Trường Sơn. Ở chiến trường liên khu V các biên đạo quân đội đẩy mạnh hoạt động sáng tác. Diễn viên múa đi vào các vùng có sự chiến sự ác liệt để biểu diễn phục vụ chiến sĩ. Phong trào múa không chuyên được bồi dưỡng bằng các lớp tập huấn cho cốt cán của phong trào. Có nữ nghệ sĩ bị địch bắt, tích cực hoạt động múa trong tù. Thời kháng chiến chống Mỹ các biên đạo và diễn viên hoạt động với tinh thần nghệ sĩ chiến sĩ, có mấy người đã hy sinh anh dũng.
Sau ngày đất nước được thống nhất, các đoàn ca múa ngoài Bắc và ở vùng tự do trong
vào biểu diễn phục vụ các thành phố mới tiếp quản. Được sự giúp đỡ tích cực của cán bộ múa miền Bắc, các tỉnh thành phố phía nhanh chóng xây dựng các đoàn ca múa từ việc huấn luyện diễn viên đến việc xây dựng chương trình tiết mục. Các đoàn ca múa và nhà hát ở miền Bắc được củng cố và phát triển. Công tác sưu tầm nghiên cứu ở vùng mới giải phóng phục vụ cho việc xây dựng tiết mục mới và xác minh, bổ sung vốn múa các dân tộc ở miền Nam được sưu tầm trước đây tại miền Bắc. Hội diễn múa ít người phát triển đội ngũ xôlít của các đoàn ca múa địa phương. Hội diễn ca múa nhạc năm 1985 là đợt ra quân lớn nhất từ ngày hoà bình đến lúc bấy giờ. Đặng Hùng và Vương Linh tham gia cuộc thi ba lê quốc tế tại Matxcơva. Trong nửa đầu thập kỷ 80 nhiều sách múa được xuất bản: Nghệ thuật múa dân tộc Việt, Nghệ thuật múa Chăm, Dạy múa ở trường mẫu giáo, bộ sách 3 cuốn bài tập hát múa mẫu giáo Xoè Thái. Phong trào múa quần chúng ghi dấu ấn bằng đại quần vũ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đảng. Nhà nước phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú đợt I cho ngành múa. Trong những năm 1975 - 1985 sự thống nhất đất nước và sự lập lại hoà bình đã mở rộng địa bàn hoạt động múa và phát huy tác dụng của những tài năng sáng tạo.
Từ năm 1986 bắt đầu sự đổi mới về tổ chức hoạt động múa. Các đoàn múa tư nhân được thành lập đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh. Sự mở rộng phương hướng đề tài trong lĩnh vực sáng tác dẫn đến những thể nghiệm mới. Các tổ chức nghệ thuật múa ở hai miền Nam Bắc giao lưu với nước ngoài và ngược lại các nước mở rộng quan hệ với Việt
. Bộ Văn hoá Thông tin cử người đi đào tạo tiến sĩ khoa học ở nước ngoài. Vào nửa cuối thập kỷ 80 ngành múa đã có học vị cao và danh hiệu nghệ sĩ cao quí.
Hội nghệ sĩ múa Việt
ra đời với một tổ chức hoạt động chuyên nôn - Trung tâm nghệ thuật múa và cơ quan ngôn luận - tạp chí Nhịp điệu. Những cuộc thi như “Hội thi múa dân tộc”, “những đôi nhảy đẹp” đánh dấu sự phát triển về chất lượng của phong trào múa chuyên nghiệp.
Trong thời kỳ đổi mới sự đa dạng hoá các hình thức hoạt động múa làm khởi sắc phong trào múa chuyên nghiệp và không chuyên. Những hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp năm 1995, 1999, 2000, những cuộc liên hoan múa cổ điển châu Âu, liên hoan các tác phẩm kịch múa Việt Nam lần thứ nhất, liên hoan nghệ thuật kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, những đại quần vũ phục vụ SEA games 22 và Paragames2, những cuộc thi tài năng trẻ... nói lên sự phát triển của hoạt động sáng tác và biểu diễn trong mối quan hệ hữu cơ của hai chuyên ngành này. Nổi lên vai trò của những biên đạo và diễn viên trẻ được đào tạo chính qui trong nước. Trong liên hoan thể thao văn hoá ở Otlava (Canada) và trong liên hoan múa dân gian ở Sapah (Malaysia) cũng như trong những cuộc thi múa tại Trung Quốc (2001), thi balê tại Nhật Bản (1999) nổi lên thành quả của sự nghiệp đổi mới trong lãnh vực đào tạo.
Trường múa Việt
và một số khoa múa lên cao đẳng. Việc đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ cho ngành múa có thể được giải quyết trong nước. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu phát triển về chất lượng có nhiều loại công trình tham dự việc xét thưởng hàng năm. Bằng nhiều hình thức tổ chức, Hội nghệ sĩ múa Việt
đã thúc đẩy các hoạt động sáng tạo của ngành mình.
Trong thời kỳ đổi mới, sự cải tiến tổ chức và các phương thức quản lý, sự đa dạng hoá các động sáng tạo, sự xã hội hoá nghệ thuật múa, sự phát triển đội ngũ nghệ sĩ, sự năng động của các Hội nghệ sĩ múa từ Trung ương đến địa phương tạo nên tốc độ và qui mô phát triển phong trào múa chuyên nghiệp và không chuyên.
Dưới chế độ XHCN nghệ thuật múa Việt
được phát triển toàn diện và nhanh chóng hơn gần nghìn năm trước đây dưới chế độ phong kiến và thực dân.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, ngành múa có những bước đi vững chắc phù hợp với quy luật phát triển nền văn hoá nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh soi rọi vào những định hướng lớn có ý nghĩa chiến lược, giúp cho những nghệ sĩ múa vững bước trên con đường xây dựng nền nghệ thuật múa mới cách mạng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
L.T.L (198/08-05) |