Tạp chí Sông Hương - Số 241 (tháng 3)
Dịch học phân tâm - Minh triết Kinh Dịch trong tương quan với Phân tâm học Sigmund Freud
15:00 | 30/03/2009
NGUYỄN MẠNH TIẾN (*)“Thiên sứ đích thực của triết gia là điều chỉnh những điều chênh lệch; kiện tráng những điều chính nghĩa; thăng hoa những điều thánh thiện”. (Alcuin)


1. Trên cánh bay dọc dài theo số phận thiên lý của dân tộc Trung Hoa; Kinh Dịch - Con rồng vĩ đại vẫn không ngừng biến hóa, nâng đỡ và bảo bọc cho vận mạng dân tộc Hoa Hạ và cả một dải tư tưởng Á Đông vượt thoát qua bao trận cuồng phong, bạo biến của lịch sử. Vắt sang thời hiện đại, từ trong đống đổ nát điêu tàn của thời cuộc, Dịch trùng trùng chuyển vận nhập thể vào cuộc hóa thân chấn động khắp Không - Thời. Ngậm hạt minh triết (sagesse) phương Đông, con Rồng thiêng trong Kinh Dịch uyển chuyển đột nhập vào tòa triết học (philosophie) phương Tây đang hồi đổ v với những vệt dài rạn nứt của cột trụ lý tính (raison).
Phương Tây từ hơn 2000 năm, tư tưởng vận hành trong niềm tin tuyệt đối vào lý trí kiểm chứng. Đặt nền tảng cho thao tác tư duy trong tương quan khinh bỉ con điếm của trí óc là tư duy trực giác (penseé intuitive), chỉ tôn thờ tư duy suy lý (penseé discursive), quả thực đã mở ra cho triết học khoa học Phương Tây những thành tựu chưa từng có trong tiến bộ khoa học công nghệ; nhưng nghịch lý thay, đó cũng là quá trình cơ giới hóa chính con người.

Choáng váng trong cơn đau khi niềm tin (vào đại tự sự) duy lý sụp đổ, ngay đầu thế kỷ trước, tư tưởng phương Tây như đồng thời bật khóc. Vẫn còn đó tiếng thở dài khắc khoải của Edmund Husserl lúc cuối đời; đắng cay hơn, Gaston Bachelard chỉ còn thấy hư vô một chữ Không (La philosophie du Non) là những gì thực hữu với thế giới Âu châu. Lý tính sau những đóa hào quang chói lọi, bây giờ bị cáo buộc chính là thủ phạm tr
ực tiếp của nền văn hóa phi nhân ở Âu - Mỹ hiện đại (1).
Đây là một vài trải nghiệm của những người “đã chín mấy mùa thương đau” khi sống trong vũng lầy tư tưởng hiện đại: “Từ khi bị cắt đ
t mọi cội rễ tôn giáo và siêu hình, con người lạc lối, toàn bộ hành vi của nó trở nên vô nghĩa, vô lý và khổ ải” (Ionesco); sự quên mất con người (Heidegger); và “con người đã chết” (Fromm)... Nên thế kỷ trước, đó là thế kỷ lý tính bị buộc tội và đưa lên đoạn đầu đài.

Tưởng đã đoạn tuyệt v
ới con rắn duy lý dài hơn 2000 năm trong tư tưởng, phương Tây tuyên cáo cái chết cho triết học hướng ra bên ngoài (phóng thể), từ nay triết học hướng vào bên trong lấy nhân vị làm trung tâm, gọi là chủ nghĩa nhân bản triết học (humanisme). Nhưng con rắn quái thai trăm đầu đã sống dậy, phi duy lý trong tư tưởng phương Tây đi đến tận cùng cũng chỉ là một dạng thái khác của chủ nghĩa duy lí (rationalisme).
Theo đúng luật phản phục của đạo Dịch, triết học duy lý phương Tây sau khi lên đến điểm cùng tột với nền văn minh kỹ trị đã rơi vào thoái trào, cắm đầu xuống hố thẳm hệt như lời cảnh báo “kháng long hữu hối” của hào thượng cửu (Càn). “Vật cực tắc phản”, ph
ương Đông sau những ánh nhìn thiên lệch của quan niệm dĩ Âu vi trung (Eurocentric), trả lời bằng ánh sáng lấp lánh của suối nguồn minh triết; Kinh Dịch đã đồng hành với lẽ huyền vi trong Đạo Đức KinhĐóa vô ưu nở trên biển trí huệ Ấn Độ, tung bay trên điêu tàn của triết học phương Tây cách đây hàng thế kỷ.

Kể t
đây, tư tưởng nhân loại bước vào cuộc lthứ mới với những vật vã cho sự hoài thai một hòa hợp Đông - Tây; hai luồng tư tưởng vốn khác nhau tự bản thể, với hai kinh nghiệm ứng xử hoàn toàn trái ngược như cặp Càn - Khôn, Dương - Âm đối ngẫu:
Giống nh
ư quẻ Càn (thuần dương), cương cùng cực, tượng trưng cho trời. Quẻ Khôn (thuần âm), nhu cùng cực, biểu hiện cho đất. Mà: Trời đất giao nhau rồi vạn vật mới thông (Quẻ Thái); cảm nhau vạn vật mới sinh (Quẻ Hàm); hội nhau vạn vật sinh trưởng (Quẻ Cấn)…
Phải chăng đường của mặt trời (hoàng đạo) đã rộng trải?! Giờ thiêng đã điểm trên số phận thời đại?! Có thể nào đây là cơ s
cho cuộc đối thoại trong tình chiến đấu huynh đệ (K.Jaspers) giữa tư tưởng Đông - Tây?
Đọc Kinh Dịch, phư
ơng Tây rút ra được bài học: “Trái ngược với tư duy logic mà chúng ta biết được theo Aristote, Trung Hoa, những cái đối lập không hề loại trừ nhau”. Cái này sinh ra từ cái kia và từ sự chuyển hoán giữa chúng(2).

Đứng trong Hoàn cảnh hậu hiện đại (Lyotard), chúng ta có đủ độ lùi cần thiết để nhận định một cách khách quan về cuộc khủng hoảng tư tưởng phương Tây và sự ảnh hưởng một cách sâu rộng của tư duy châu Á trên toàn thế giới. Để không sa vào bất cứ một đối đãi nhị biên nào trong tư tưởng cần chấp nhận sự siêu vượt những đối đãi hơn kém giữa minh triết (sagesse) và triết học (philosophie), xem đây chỉ là hai phương thức trí năng (mode d’intelligibilité) khác nhau, có thể bổ sung cho nhau. Năng lực phân tích của tư duy duy lý phương Tây sẽ được kết hợp chặt chẽ với năng lực tổng hợp của tư duy trực giác phương Đông nhằm đưa lại tối đa tính hiệu quả (efficacité) cho thao tác tư duy. Có thể nói đó chính là “cách xử thế của người quân tử” (trung dung) trong việc xác lập con đường vương giả (Tây), vương đạo, vương nghĩa, vương lộ (Đông) cho tư tưởng(3).

2. Dịch đến với thế giới bằng sự kì quái có một không hai, chỉ với hai nét (nghi) đứt (--) và liền (-) mà có thể khái quát toàn bộ thế giới sự vật hiện t
ượng (“nhất âm nhất dương chi vị Đạo” - Hệ từ thượng Chương 5). Người đời xưng tụng đó là Kỳ thư.
Ở Đông Á canh nông, đạo Âm Dương (thờ sinh thực khí) vốn là tín ngưỡng gốc. Tín ngưỡng Âm Dương, vì thế, chắc chắn có tr
ước sự xuất hiện của Kinh Dịch (Âm dương gia với tư cách là vũ trụ luận nguyên thủy đầu tiên tại Trung Quốc), đến khi Dịch xuất hiện, người ta mới hình tượng dương bằng vạch liền (-) gọi là thực, âm là vạch đứt (--) gọi là hư. Cơ sở của việc tượng trưng hai vạch liền - đứt trong Kinh Dịch, vì vậy, có thể hiểu một cách biện chứng được xuất phát từ chính quan niệm tín ngưỡng phồn sinh của cư dân nông nghiệp và vũ trụ quan mở vào toàn thể của Đông Á.

Bởi vì; Dịch chính là biến dịch - triết lý thể hiện sbiến hóa trùng trùng vô tận những quan hệ nhân quả tượng trưng cho một vũ trụ động tuyệt đối (triết lý động Đông Á). Người xưa qui giản nguyên lý ấy vào ssinh sinh hóa hóa không ngừng của vạn vật (ở nghĩa Dịchgiao dịch). Đứng làm chủ cho sự sinh hóa của vạn vật đó chính là Càn Khôn, hai nguyên lý đầu tiên, cửa ngõ, cũng là hai năng lực “khởi phát” và “thu nạp” (F.Jullien) từ đó cơ sở cho Dịch biến hóa thành 64 quẻ trùng.
Lẽ Càn Khôn thì mung lung, cùng khắp, phủ trùm lên vạn hữu, khó mà biểu tượng. Nhưng Càn Khôn lại cùng một thể dung thông với con người “nhân d
ữ thiên địa tương tham” (Tam tài).
Vậy để biểu t
ượng (symbole) Càn Khôn không chi bằng xuất phát từ chính con người. Đây là đường hướng đi tcá thể đến cái toàn thể mang tính bản thể của minh triết phương Đông; nên Càn được hiểu là trời, cứng mạnh, đàn ông - Khôn được hiểu là đất, nhu thuận, đàn bà.
Người đàn ông biểu hiện cho nguyên lý dương. Người đàn bà biểu hiện cho nguyên lý âm, Trong người đàn ông cái gì dương cương cùng cực? Trong ng
ười đàn bà cái gì âm nhu cùng cực? Mà lại tượng trưng cho lẽ hoá sinh biến dịch.

Biểu tượng cho hai nguyên lý này không gì gần gũi bằng cặp sinh thực khí nam nữ.
Nên Dịch viết: “Có Càn (dương) nên thành giống đực, có Khôn (âm) nên thành giống cái” (Hệ T
thượng Chương 1), mà chỉ khi “giống đực giống cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nở, biến hóa (nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh)” (Hệ Từ hạ Chương 5). Học giả Nguyễn Hiến Lê nhận xét: “Rõ ràng là Dịch coi đạo âm dương, đạo nam nlà quan trọng nhất”(4).
Nên một vạch thẳng, cứng, công phá là biểu tượng của sinh thực khí nam; hai nét đứt, lõm, chứa đựng là bản ảnh của sinh thực khí nữ - đây chính là quá trình biện chứng cho hai hào tượng đứt - liền, âm - dương trong đạo Dịch.

3. Phương Tây hiện đại, thế giới quan tính dục được tái hiện và biểu diễn một cách thuyết phục có hệ thống phải kể đến phân tâm học (psychanalyse). Nhưng về bản chất, vũ trụ dục tính phân tâm so với vũ trụ dục tính của Kinh Dịch khác nhau một trời một vực.
Bác sỹ Sigmund Freud (1858-1939) trong quá trình trị liệu cho bệnh nhân hystérie đã phát hiện, xây dựng và kiện toàn thành hệ thống học thuyết Phân tâm.
phương Tây, chủ nghĩa Freud (Freudisme) được xem là đại diện cuối cùng của đức tin duy lý và đã đặt một chân vào trào lưu nhân vị chủ nghĩa (personnalisme). Về cơ bản, học thuyết Freud được kiến thiết từ những kinh nghiệm thực nghiệm sinh lý sinh vật học.

Với sự kiện toàn lý thuyết dục tính (sexualité), ở châu Âu, Freud đã xây dựng cho phạm trù dục tính những ý nghĩa rộng lớn. Vượt qua tầm nhìn thiển cận của quan niệm dục tính trư
ớc đây, xem dục tính đơn giản là hoạt động cọ xát của hai cơ quan sinh dục (truyền chủng), Freud phân biệt đó là sinh dục (génital). Dục tính dưới con mắt Freud bao gồm rất nhiều hoạt động mà về hình thức có thể không hề liên quan đến cơ quan sinh dục nhưng về bản chất thì hoàn toàn giống nhau, hoạt động theo nguyên tắc khoái lạc (principe de plaisir) trong đời sống tâm lý, dù bề ngoài có thể che đậy bằng những hình thức ngụy trang hết sức tinh vi.

Với Freud, đời sống là đời sống tính dục, năng lực sống (Eros) chính là
năng lực tính dục. Năng lực ấy là tiềm tàng, kiến tạo trực tiếp nên bản ngã ở mỗi cá nhân, và khi tính dục hoạt động hướng ra thế giới bên ngoài, thì thế giới trở thành thế giới được phóng chiếu bởi dục tính, bắt đầu cho những “ảo giác”: văn hóa, văn minh, tôn giáo, nhà nước, pháp luật, nghệ thuật… kể cả tâm linh hạnh phúc, tình yêu.

Nghệ thuật đơn giản là phương tiện nhằm giải tỏa những “ẩn ức” bị “dồn nén” trong đời sống tâm lý. Văn hóa, tôn giáo xuất hiện là hình thức để nh
ững đứa con “nổi loạn” sám hối “tội lỗi tổ tông” với Totem-“Người cha nguyên thủy”. Luật pháp, văn minh được thiết lập như những thiết chế nhằm kiềm hãm và loại bỏ bản năng… Và thật tội nghiệp, người ta yêu “chỉ vì người yêu đem lại cho họ những khoái lạc nhục dục”. Tóm lại, Freud khẳng định toàn bộ hạnh phúc của con người gói trọn trong công thức: lấy dục lạc sinh dục làm tâm điểm cho sự sống của mình(5).
Với hành động tuyệt đối hóa xung năng tính dục nhằm xây dựng một vũ trụ bị chi phối bởi dục tính, từ thế kỷ trước, phương Tây đã kêu ca về hành động cực đoan của Freud, hậu quả là một triết thuyết bị phá sản. “Đại thuyết nhục dục được sử dụng như là nguyên lý giải thích chủ yếu, đã bị những người kế tiếp ông bác bỏ như một sự phá sản. Hàng loạt những mâu thuẫn và thiếu sót trong văn hóa học của S.Freud cần được tiếp tục chỉ ra”(7).

Triết gia Karl Jaspers nhận xét: Freud lại truyền bá một Tâm lý học (…) Nó chỉ thích hợp cho một thời đại mà nó đã thẳng thắn phanh phui những trá hình đê tiện. Nhưng Freud đã lầm ở chỗ muốn coi cái thế giới (đặc thù của thời đại ấy) như là thế giới chung cho mọi thời đại và mọi người”(8). Sử gia Will Durant bàn thêm: “Chế ngự được bản năng là nền tảng của mọi văn minh”(9).
Nhận định của Triết gia tổng kết Karl Jaspers và Sử gia nhân bản thiên tài Will Durant tỏ ra có khắt khe nhưng phần nào có thể nói là công tâm về vị trí của phân tâm học Freud và sự bùng nổ học thuyết bản năng hồi đầu thế kỷ trước.

4. Cùng chủ trương vũ trụ dục tính, ở
phương Tây sinh sau đẻ muộn - học thuyết Freud đi vào ngõ cùng; ngược lại, Kinh Dịch của Đông Á ngày một khuếch trương thanh thế (đối với cả khoa học tự nhiên).
Lý giải vấn đề, hai triết thuyết tuy có cùng quan niệm về vũ trụ tính dục, nh
ưng luận về bản chất lại khác biệt hoàn toàn. Vũ trụ tính dục của Freud là vũ trụ tĩnh, còn vũ trụ tính dục của đạo Dịch là động tuyệt đối (và bởi động tuyệt đối nên trở thành tương đối).
 Xuất phát từ tư duy lý tính, S.Freud tất yếu đi tới sự cực đoan, tuyệt đối hóa một ý niệm: dục tính. Con đường cực đoan, tuyệt đối hóa một ý niệm chính là con đường cái quan trong tư tuởng phương Tây. Con đường mở ra sa mạc trước mắt và hố thẳm sau lưng (Nietzsche). Nên vũ trụ luận Freud, về bản chất, là vũ trụ bị quy giản về dục tính. Triết thuyết của ông đã biến phân tâm học thành cái giường của “kẻ căng thây” Đamaxtêx, sẵn sàng chặt bớt hay căng thây những ý niệm lệch chuẩn dục tính; từ đây, phân tâm học xuất hiện những chàng Thêxêux, gọi là thời kỳ của các nhà ly khai.

Đạo Dịch hoàn toàn khác, trình diễn một vũ trụ hết sức linh động, âm dư
ơng không thuần túy là dục tính, âm dương đó là hai năng lực mang bản chất đối lập, bù trừ và liên tục chuyển hóa cho nhau, khiến vũ trụ biến dịch vận hành. Biểu tượng âm dương đó chỉ là biểu tượng tập trung nhất, được lựa chọn để biểu hiện cho năng lc chuyển hóa tiềm tàng của vũ trụ, nên nói âm - dương, cũng là nói càn - khôn, sáng - tối, đực - cái… tuyệt đối không có sự chia chẻ ý niệm. Nó là một: Vô cực hay Thái cực (vũ trụ nhất nguyên tương liên).
Vậy nên, cặp âm dương (lưỡng nghi) là một thực thể thống nhất, gọi là Thái cực. Hay Thái cực (Vũ trụ) đ
ược biểu hiện qua hai nguyên lý âm - dương, hiểu như là những quy luật vận hành khách quan (bất dịch) của giới tự nhiên, là biểu hiện của Đạo.

Đến đây, Dịch để lại bài học sâu sắc về t
ương quan: Vũ trụ dục tính luôn động nhằm biến hóa cho phù hợp với bản tính tnhiên (Đạo). Nó hoàn toàn xa lạ với bất kỳ một điểm cố định nào được thiết lập sẵn cho tư tưởng; về điều này, Hà Nam Trình Di viết: “Dịch là biến đổi, tức là tùy thời biến đổi để theo đạo”, nên ngay cả khi thuần âm vẫn được coi là động bởi chính ở chỗ nó tĩnh, và thuần dương vẫn được coi là tĩnh bởi chính ở chỗ nó động.
Đặc điểm này rất hệ trọng; như đã biết, vũ trụ Dịch là vũ trụ trọng dương (khác v
ới vũ trụ Đạo đức kinh vốn trọng âm), hào dương bao giờ cũng quý hơn hào âm, nhưng nếu âm mà đắc Trung, đắc Chính thì vẫn quý hơn dương (nếu chẳng đắc Trung, đắc Chính). Trong một quẻ, nhiều dương thì lấy âm làm chủ, và ngược lại, ngoài ra phải tùy Thời mà xét, nếu được Thời thì âm cũng trở thành quý hơn dương. Sau hết, xuyên suốt đạo Dịch, không một quy tắc nào nhất thành bất biến, tất cả đều biến động, phải tùy Thời mà xét.

Học thuyết Freud cũng trọng nguyên lý d
ương, nhưng điểm khác là tính dương tuyệt đối bao giờ cũng được xem trọng hơn tính âm, tđó Freud xây dựng lên những huyền thoại rất kỳ dị trong tâm lý học (Belik gọi là lý thuyết - huyền thoại).
J.Lacan của L’école freudienne du Paris về sau xây dựng Luật biểu tượng (Loi Symbole), trong đó biểu t
ượng dương vật được đặt vào vị trí trung tâm, nâng vũ trụ lên tầm tuyệt đối: vũ trụ dương vật. Phản ứng lại Lacan là tư trào của các nhà nữ phân tâm, cố gắng bác bỏ vai trò dương tính, hết sức đề cao tính nữ trong đời sống: Vũ trụ mẫu mực là vũ trụ theo quy chuẩn của nữ tính vĩnh hằng (K.Horney, A.Freud, E.Froom, V.Soloviev…). Sử tính phân tâm, vì thế cũng như sử tính triết phương Tây, đi từ cực đoan này tới cực đoan khác, đây là điều mà F.Jullien gọi là “nguyên tắc quỷ sứ” dẫn tới một nền văn minh bệnh hoạn ở Âu Mỹ hiện thời.

5. Ngày nay, những hệ lụy của văn minh vẫn hằn sâu trên gương mặt sầu muộn của thời đại. Nền văn minh tiêu dùng nh
ư con sói dữ cứ chầu chực hòng nuốt chửng nhân tính. Trong cơn nguy khốn, triết lý đã xé rào lục địa, lang thang kiếm tìm một nửa thiếu khuyết. Chàng tài tử Đông phương liệu có gặp nàng kiều nphương Tây mãi còn đang lưu lạc trong tối tăm mê lộ của con quái vật duy lý Minôtaurôx? Từ đống tro tàn của thời đại, liệu triết lý có như cánh chim phượng trong huyền thoại vỗ cánh tái sinh?
Khi viễn tượng còn chưa thực hữu, từ rất xa, thấp thoáng đã thấy những cánh phân tâm báo tin mừng bay ngang qua mặt tr
ời Thái cực (Nho Giáo), về ngự trên đỉnh Vô cực (Đạo Giáo) hót tiếng Vô ngôn tâm truyền trong tàng thư Tâm lý Phật giáo (với các truyền thống Duy thức; Câu xá; Abhidhamma), ngọn Tu-di mọc trên biển phân tích tâm lý Ấn Độ.
Trong Không, tam thiên đại thiên thế giới vẫn không ngừng chuyển vận.

N.M.T
241/03-09

-----------------------

(*) Nhóm nghiên cứu - Lý luận - Phê bình Trẻ
(1). Trong cấu trúc tư duy lý tính, Lý tính mà chúng tôi nói đến là lý tính sa đọa (so với niềm tin Khai sáng). Xem Jean-Fraçncois Lyotard (2008), Hoàn cảnh hậu hiện đại, Nxb Tri thức.
(2). François Jullien (2007), Các biểu tượng của nội gi
ới hay cách đọc triết học về Kinh Dịch, Nxb Đà Nẵng, tr131-132 & tr112-113.
(3) Theo François Jullien, xem Minh triết phương Đông và triết học phương Tây (2004), Nxb Đà Nẵng.
(4). Nguyễn Hiến Lê(2005),Kinh Dịch, đạo của người quân tử, Nxb Văn học HN, tr121&tr129&tr127-128.
(5) & (6). Đỗ Lai Thúy bs (2003), Phân tâm học và tình yêu, Nxb VHTT, HN.
(7). A.A.Belik (2000), Văn hóa học Những lý thuyết nhân học văn hóa, TC Văn hóa nghệ thuật HN, tr92.
(8). Karl Jaspers (2004), Triết học nhập môn, Nxb Thuận Hóa – Huế, tr58 & tr279.
(9). Will và Ariel Durant (2006), Bài học của lịch sử, Nxb Tổng hợp Tp HCM, tr188.

Các bài mới
Các bài đã đăng