Tạp chí Sông Hương - Số 174 (tháng 8)
Ngợi ca những người cướp lửa
DOMINIQUE DE VILLEPINTác giả Dominique de Villepin, sinh năm 1953, đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, là người phát ngôn cho chính sách hòa bình đối lập với đường lối chiến tranh Bush-Blair trong vụ tập kích Irak đầu năm 2003. Nơi đầu sóng ngọn gió của bang giao quốc tế, ông đã đồng thời cho xuất bản một khảo luận về Thơ, Ngợi ca những Người Cướp Lửa, tượng trưng cho Người Làm Thơ, qua hình ảnh mượn của Arthur Rimbaud, lấy từ huyền thoại Prométhée.
Chùm thơ Ngàn Thương
Tên thật: Bùi Công ToaSinh năm: 1948 tại HuếHội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên HuếTác phẩm chính: - Lãng giữa chiêm bao (Thơ NXB Thuận Hoá - 1998)- Nến chiều (Thơ - NXB Thuận Hoá - 2000)
Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.
Chùm thơ Hoàng Vũ Thuật
Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...
Bà cụ Tuần
QUÝ THỂCó ai đến nhà chơi, bà cụ Tuần chỉ mép tấm phản gỗ mời ngồi, bà nói:- Giang sơn của "bầy choa" (chúng tôi) chỉ có chừng ni. Không ghế bàn, xa lông, sập gụ tủ chè chi cả, chịu khó ngồi đỡ, ông bà mô áo quần trắng trẻo sạch sẽ sợ dơ, thì ngồi lên đây. Bà cụ xoè cái quạt giấy cũ đã rách, lộ ra mấy cái nan tre lót cho khách ngồi. Nhưng không ai nỡ ngồi lên cái quạt giấy của cụ.
Thơ Sông Hương 08-2003
Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân
Ngày giải phóng Huế và chút kỷ niệm với “Thi nhân Việt Nam”
ĐỖ KIM CUÔNGNăm cuối cùng của bậc học phổ thông, tôi được học 2 tiết văn giới thiệu về "Dòng văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945". Cũng không có tác phẩm thơ hoặc văn xuôi được tuyển chọn để phân tích, bình giảng như bây giờ. Ngày ấy - những năm chống Mỹ cứu nước, thơ văn lãng mạn được xem là điều cấm kỵ.
VŨ HÀSuốt mười ngày đêm (từ 3.5 đến 13 tháng 5 năm 2003) trên sân khấu Nhà hát Trưng Vương thành phố Đà Nẵng, hơn 500 nghệ sĩ, diễn viên của 12 đơn vị nghệ thuật từ Thanh Hoá tới Khánh Hoà đến tham gia Liên hoan khu vực đã ra mắt 12 vở diễn phong phú các sắc màu, giọng điệu tươi mới nồng nàn, làm nên gương mặt sân khấu của những năm tháng này...
Một lời nói tối hậu với con người
TRẦN HUYỀN SÂMNếu nghệ thuật là một sự ngạc nhiên thì chính tiểu thuyết Thập giá giữa rừng sâu là sự minh định rõ nhất cho điều này. Tôi bàng hoàng nhận ra rằng, luận thuyết: con người cao quý và có tình hơn động vật đã không hoàn toàn đúng như lâu nay chúng ta vẫn tin tưởng một cách hồn nhiên. Con người có nguy cơ sa xuống hàng thú vật, thậm chí không bằng thú vật, nếu không ý thức được giá trị đích thực của Con Người với cái tên viết hoa của nó. Phải chăng, đây chính là lời nói tối hậu với con người, về con người của tác phẩm này?
Cuốn
NGUYỄN VĂN HOAVì có thú chơi sách và đi du lịch nên tôi có thú vui sưu tầm sách. Nhờ vậy mà trong tủ sách cá nhân của tôi đã có trên 100 đầu sách về Huế, nhất là của tác giả sinh sống ở Huế, ví dụ cuốn Thần kinh Nhị thập cảnh, thơ vua Thiệu Trị,  do Phan Thuận An, Phạm Đức Thành Dũng, Phan Thanh Hải, Nguyễn Phước Hải Trung biên soạn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Nhà xuất bản Thuận Hoá xuất bản, Huế, 1997. Rất may mắn tháng 5 năm 2003, tôi lại có trong tay cuốn Kinh thành Huế của Phan Thuận An (từ dưới xin viết tắt PTA).
Về cảm hứng triết luận, cổ học nhân văn phương Đông và quan điểm lịch sử văn hoá trong nghiên cứu, phê bình văn học
HOÀNG NGỌC HIẾN           ...Từ những nguồn khác nhau: đạo đức học, mỹ học, triết học xã hội-chính trị, triết học xã hội-văn hoá... cảm hứng triết luận trong nghiên cứu, phê bình văn học là nỗ lực vượt lên trên những thành kiến và định kiến hẹp hòi trong sinh hoạt cũng như trong học thuật. Những thành kiến, định kiến này có khi lại được xem như những điều hiển nhiên. Mà đã là “hiển nhiên” thì khỏi phải bàn. Đây cũng là một thói quen khá phổ biến trong nhân loại. Cảm hứng triết luận trong nghiên cứu, phê bình có khi bắt nguồn từ suy nghĩ về chính những điều “hiển nhiên” như vậy...
Lát cắt thiên đường
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO...Sáng hôm ấy bà con xóm đạo đi lễ rất đông. Người ta nhìn thấy một vệt sao băng vào lúc trời tảng sáng. Họ cho rằng Chúa thấu hiểu được nỗi đau đang dày xéo trên thân thể Xoan. Nhưng cũng chính vì thế mà bố cô lại quay về làm chính con người liêm khiết hồi xưa. Thiên đường cũng có những con đường riêng để người ta sám hối.
Mong những điều tôi nói sau đây là sai?
NGUYỄN TRỌNG HUẤN LTS: Thực trạng về kiến trúc ở nước ta nói chung, ở Huế nói riêng trong vài thập kỷ nay đang gây "nhức nhối" trong dư luận. Sông Hương trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn để bạn đọc quan tâm vấn đề này tham khảo.Có một số thông tin đã khác so với thời điểm bài viết nhưng vì "tôn trọng lịch sử", chúng tôi xin giữ nguyên.
Về với chị
XUÂN ĐÀI 1. Mỗi lần từ quê trở về Sài Gòn, sống bên chồng và hai đứa con, tôi không nguôi nhớ đến chị. Năm nay chị đã ngoài bốn mươi, không chồng, không con, lủi thủi ra vào trong ngôi nhà một gian hai chái. Ngôi nhà vừa được xây dựng cách đây gần ba năm bằng số tiền chị tằn tiện, chắt bóp mười mấy năm và tiền vợ chồng tôi phụ giúp chút đỉnh. Vài ba năm, vợ chồng con cái chúng tôi mới về thăm chị một lần. Chị mừng, chị vui, trò chuyện với các cháu suốt ngày. Chị quấn quýt lũ trẻ, lũ trẻ cũng quấn quýt chị.
Bài hát ấy vẫn còn là dang dở!
THÁI DOÃN HIỂUVào đời, Lưu Quang Vũ bắt đầu làm thơ, viết truyện, rồi dừng lại nơi kịch. Ở thể loại nào, tài năng của Vũ cũng in dấu ấn đậm đà làm cho bạn đọc cả nước đi từ ngạc nhiên đến sửng sốt. Thơ Lưu Quang Vũ một thời được lớp trẻ say sưa chép và thuộc. Kịch Lưu Quang Vũ một thời gần như thống trị sân khấu cả nước.
Cái tâm
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG   (Nhân đọc sách "Gió về Tùng Môn Trang" của Nguyễn Xuân Dũng)Tác giả cuốn sách này là một võ sư đệ bát đẳng huyền đai thuộc phái không thủ đạo, vừa là một nhà hoạt động thương trường nổi tiếng ở Mỹ. Nhưng cuốn sách này không hề bàn đến chuyện đấm đá hơn kém hoặc là chuyện mua bán lời lỗ mà bàn về cái TÂM. Tác giả tỏ ra hết sức chú trọng vũ đạo; nhất cử nhất động đều phải xuất phát từ cái TÂM, cái TÂM viết hoa.
NGUYỄN QUANG HÀTạp chí sáu tỉnh Bắc miền Trung vẫn duy trì đều đặn hàng năm gặp gỡ giao lưu để cùng tìm cách nâng cao chất lượng tờ tạp chí văn học của địa phương mình. Năm nay, năm 2003 Tạp chí Nhật Lệ đến phiên đăng cai cuộc họp mặt. Khách mời năm nay, ngoài các cơ quan trong tỉnh Quảng Bình, còn có đại biểu của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, của tạp chí Diễn đàn, cơ quan ngôn luận của Hội về dự.
Hơn 50 năm bài hát
MẶC HY                Hồi ký "Lúa vàng! Lúa vàng trên cánh đồng làng, tang tình tang, tang tình tang... Đêm nay, gặt mà lúa về... ta đập mà ta xay, ta giã mà ta giần..."