Tạp chí Sông Hương - Số 177 (tháng 11)
Nhận ra và giữ lấy những cái duy nhất của di sản kiến trúc Huế
HOÀNG ĐẠO KÍNHVăn hoá xứ Huế là một hiện tượng: sinh sôi và thịnh vượng trong khoảng thời gian và không gian địa lý hạn hẹp. Cả hai nhân tố, vật thể lẫn phi vật thể, đều kịp đạt đến trình độ cao và thấm đậm những cái riêng, so với các thời kỳ lịch sử trước đó và so với các miền đất khác. Di sản văn hoá xứ Huế không chỉ phong phú, không chỉ đặc sắc, mà còn kiệt xuất, bởi nó sở hữu rất nhiều những cái duy nhất.
Thơ đầu tay Lê Vĩnh Thái
Khúc hát chị đi tìm
PHAN TRỌNG HOÀCó thể khảo sát nghĩa của tục ngữ từ góc độ văn bản hoặc góc độ ứng dụng. Ở nước ta, việc nghiên cứu nghĩa của tục ngữ trong quá trình sử dụng không phải là một vấn đề mới mẻ, nhưng so với xu hướng này thì việc nghiên cứu nghĩa của tục ngữ ở trạng thái ổn định trên văn bản đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thật khó khẳng định rằng trong hai cách xem xét trên thì cách nào là quan trọng hơn, vì nó không chỉ phụ thuộc vào đặc trưng thể loại của đối tượng được nghiên cứu mà nhiều khi còn tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu của từng loại đề tài và nói chung là tuỳ thuộc vào nhu cầu của hoạt động thực tiễn. Điều đáng lưu tâm là ở chỗ, khi mình đã lựa chọn hướng tiếp cận này thì đừng vì thế mà phủ nhận hướng tiếp cận kia.
LTS: Đại hội khoá II (nhiệm kỳ 2003 - 2008) của Chi hội Nhạc sỹ Việt Nam Thừa Thiên Huế vừa diễn ra vào trung tuần tháng 9. Nhạc sỹ Hồng Đăng, Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sỹ Việt Nam, thay mặt cho BCH Hội Nhạc sỹ Việt Nam vào tham gia chỉ đạo Đại hội. Tại Đại hội, nhiều tham luận, ý kiến phát biểu của các nhạc sỹ đã thể hiện được sự trăn trở về thực trạng và hướng phát triển của nghệ thuật âm nhạc đương đại Huế. Sông Hương xin trích đăng một số ý kiến đã trình bày tại đại hội.
PHONG LÊBây giờ, sau 60 năm - với bao là biến động, phát triển theo gia tốc lớn của lịch sử trong thế kỷ XX - từ một nước còn bị nô lệ, rên xiết dưới hai tầng xiềng xích Pháp-Nhật đã vùng dậy làm một cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, rồi tiến hành hai cuộc kháng chiến trong suốt 30 năm, đi tới thống nhất và phát triển đất nước theo định hướng mới của chủ nghĩa xã hội, và đang triển khai một cuộc hội nhập lớn với nhân loại; - bây giờ, sau bao biến thiên ấy mà nhìn lại Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943(1), quả không khó khăn, thậm chí là dễ thấy những mặt bất cập của Đề cương... trong nhìn nhận và đánh giá lịch sử dân tộc và văn hoá dân tộc, từ quá khứ đến hiện tại (ở thời điểm 1943); và nhìn rộng ra thế giới, trong cục diện sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại; và gắn với nó, văn hoá, văn chương - học thuật cũng đang chuyển sang giai đoạn Hiện đại và Hậu hiện đại...
Thơ Sông Hương 11-2003
Mai Văn Hoan - Lê Ngã Lễ - Đình Hy - Nguyễn Xuân Tư - Đồng Nguyệt Ái - Đặng Tiến - Sĩ Nhiếp - Lam Kiều - Lê Quốc Hán - Đường Thị Thương - Lê Viết Xuân - Nguyễn Quốc Anh - Nguyễn Thiền Nghi  - Quỳnh Như
TƯƠNG LAITrung thực là phẩm chất hàng đầu của một người dám tự nhận mình là nhà khoa học. Mà thật ra, đâu chỉ nhà khoa học mới cần đến phẩm chất ấy, nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà văn hoá... và bất cứ là "nhà" gì đi chăng nữa, trước hết phải là một con người biết tự trọng để không làm những việc khuất tất, không nói dối để cho mình phải hổ thẹn với chính mình. Đấy là trường hợp được vận dụng cho những người chưa bị đứt "dây thần kinh xấu hổ", chứ khi đã đứt mất cái đó rồi, thì sự cắn rứt lương tâm cũng không còn, lấy đâu ra sự tự phản tỉnh để mà còn biết xấu hổ. Mà trò đời, "đã trót thì phải trét", đã nói dối thì rồi cứ phải nói dối quanh, vì "dại rồi còn biết khôn làm sao đây".
Cảm hứng
NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾNMọi người đến Huế với những lí do khác nhau. Riêng các văn nghệ sĩ thì thường đến để tìm cảm hứng sáng tác. Tuy nhiên ý tưởng của mỗi người thì mỗi khác, chẳng ai giống ai. Họa sĩ Vĩnh Trung và nghệ sĩ Hải Lý là một trong những trường hợp như vậy.
VĨNH NGUYÊN...Ngọc Tranh sinh năm 1932 ở làng Thọ Linh, Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình. Cha mất sớm, ở với mẹ và bà nội. Tuy là con cưng nhưng sau những buổi đi học về là cắt cỏ, chăn trâu giúp đỡ gia đình, bởi vùng đất chỉ hai mùa khoai - lúa, mất mùa, bà con sống bằng nghề mây tre, lá nón trên rừng...
MÃ GIANG LÂNVăn học tồn tại được nhiều khi phụ thuộc vào độc giả. Độc giả tiếp nhận tác phẩm như thế nào? Tiếp nhận và truyền đạt cho người khác. Có khi tiếp nhận rồi nhưng lại rất khó truyền đạt. Trường hợp này thường diễn ra với tác phẩm thơ. Thực ra tiếp nhận là một quá trình. Mỗi lần đọc là một lần tiếp nhận, phát hiện.
Chùm thơ Hà Minh Đức
LTS: ...Với gần 30 công trình nghiên cứu, lý luận - phê bình văn chương có giá trị khoa học, GS. Hà Minh Đức đã trải qua một đời lao lực và giảng dạy để sống, yêu, say và viết... Và không chỉ có thế, GS.Hà Minh Đức còn là tác giả của 3 tập bút ký và 4 tập thơ giàu sự sống thật, giàu phẩm chất nhân văn và thi sĩ.Thơ Hà Minh Đức nồng ấm tình đời, tình người; nhưng với tình yêu, ẩn chứa bên trong buồn thương và đơn độc. Nỗi sầu xứ và những hoài niệm ngày xanh qua từng “giọt nghĩ trong đêm” của tác giả đã làm nên những dư âm buồn xa và những thao thức thơ chăng mắc lòng người.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của tác giả.
Sinh năm 1956 tại Huế.Tốt nghiệp cử nhân Mỹ thuật Khoa Điêu khắc.Hiện công tác tại Báo Thừa Thiên HuếHội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên HuếĐã in: Phía ngoài ô cửa (thơ thiếu nhi)Giải văn học cố đô
Lũ quét
XUÂN ĐÀIChuyện thằng Thanh con cô Ngoan ở làng Đông cuối tháng này tổ chức đám cưới với con Thuý con cô Lâm ở làng Nổi, dân xã Vĩnh Sơn ai cũng tỏ tường. Cái đận cô Lâm có chửa, điều tiếng khắp làng, người ta đoán già đoán non về cha của đứa bé. Đoán vụng đoán trộm, thì thầm nhỏ to sau lưng, chứ thấy bóng cô đi ngang qua là họ im bặt. Nó mà nghe được nó tế cho! Nó vén mồm, vén váy, réo tên cúng cơm ba đời nhà mình ra mà chửi.
Cấu trúc điệu hò mái nhì
PHAN THUẬN THẢO                Chiều chiều trước bến Vân Lâu                Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,                Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông.                Thuyền ai thấp thoáng bên sông,                Đưa câu Mái đẩy chạnh lòng nước non.                                              (Ưng Bình Thúc Giạ)
Một số vấn đề về văn học Nga ở hải ngoại
HÀ VĂN LƯỠNGTrong dòng chảy của văn học Nga thế kỷ XX, bộ phận văn học Nga ở hải ngoại chiếm một vị trí nhất định, tạo nên sự thống nhất, đa dạng của thế kỷ văn học này (bao gồm các mảng: văn học đầu thế kỷ, văn học thời kỳ Xô Viết, văn học Nga ở hải ngoại và văn học Nga hậu Xô Viết). Nhưng việc nhận chân những giá trị của mảng văn học này với tư cách là một bộ phận của văn học Nga thế kỷ XX thì dường như diễn ra quá chậm (mãi đến những thập niên 70, 80 trở đi của thế kỷ XX) và phức tạp, thậm chí có ý kiến đối lập nhau.
Người coi đèn biển
PAUXTÔPXKIChúng ta yêu mến thứ ánh sáng bảo hiểm của những ngọn hải đăng nhưng ít khi nhìn thẳng vào nó. Thường chỉ có những người bảo vệ và các tay lái tàu dán mắt vào hải đăng để kiểm tra bí mật độ loé sáng của nó. Bởi vì tất cả hải đăng trên biển đều nháy và nhấp nhánh khác nhau, theo những tín hiệu đó, người ta có thể biết được hải đăng nào và con tàu đang ở đâu.
Thành công của mỹ thuật Thừa Thiên Huế và những điều ngẫm nghĩ
PHAN THANH BÌNH-KHÁNH TRANGNăm nay triển lãm mỹ thuật Bắc Miền Trung lần thứ VIII được tổ chức tại Thanh Hoá, vùng đất địa đầu của khu vực miền Trung. Triển lãm trưng bày 116 tác phẩm của 46 tác giả là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và 51 tác giả hội viên Hội VHNT các địa phương. Hội đồng nghệ thuật đã loại 19 tranh vi phạm quy chế về thời gian sáng tác, kích thước (TT-Huế có 3 tranh) và đặc biệt trong đó có 9 tranh bị loại vì chất lượng nghệ thuật kém.
Khúc tri âm hay là tiếng lòng đi tìm tiếng lòng đồng vọng
LÊ THỊ HƯỜNGTrong căn phòng nhỏ đêm khuya, giai điệu bản sonat của Beethoven làm ta lặng người; một chiều mưa, lời nhạc Trịnh khiến lòng bâng khuâng; trong một quán nhỏ bên đường tình cờ những khúc nhạc một thời của Văn Cao vọng lại làm ta bất ngờ. Và cũng có thể giữa sóng sánh trăng nước Hương Giang, dìu dặt, ngọt ngào một làn điệu ca Huế khiến lòng xao xuyến.
Mai Văn Hoan từ “Ảo ảnh” đến “Giếng tiên”
NGÔ MINHĐến tập thơ chọn Giếng Tiên (*), nhà thơ - thầy giáo Mai Văn Hoan đã gửi đến bạn yêu thơ 5 tập thơ trữ tình, trong đó có hai tập thơ được tái bản. Đó là tập đầu tay Ảo ảnh, in năm 1988, tái bản 1995 và tập Hồi âm, in năm 1991, tái bản năm 2000. 15 năm xuất bản 7 đầu sách (2 tập tiểu luận) và đang có trong ngăn kéo vài tập bản thảo tiểu luận nữa, chứng tỏ sức sáng tạo sung mãn đáng nể trọng của một thầy giáo vừa dạy học vừa sáng tác văn chương.
Cho nghìn sau
NGUYỄN VĂN VINH                                 Bút kýAi về cầu ngói Thanh ToànCho em về với một đoàn cho vui