Tạp chí Sông Hương - Số 187 (tháng 9)
Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương
PHAN THÀNH TRUNGMột ngày đẹp trời. Lễ mừng thọ cụ Nguyễn Hữu Đang 80 tuổi được tổ chức vui vẻ, trân trọng tại Chòi ngắm sóng Hồ Tây, đúng vào ngày kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 1992. Với danh nghĩa là em kết nghĩa của cụ Đang, Phùng Cung và Phùng Quán đã đứng ra tổ chức lễ thọ này. Hai nhà thơ vốn quen tính vui đùa dí dỏm đã gọi hóm là “Mừng sống dai”...
LÊ THỊ HOÀI NAMHiện nay, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của nền Văn học thiếu nhi thế giới, Văn học trẻ em Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với sự góp mặt của nhiều cây bút đầy triển vọng và những tác phẩm được trẻ em đón đợi và tìm đọc.
WISLAWA SZYMBORSKA (Nữ nhà thơ Ba Lan. Giải Nobel văn học 1996)
Khi tôi chuẩn bị lái xe ra khỏi nhà thì thằng con trai tôi xuất hiện trước xe.Với gương mặt rạng ngời, nó bảo: “Ba ơi, con có cái này cho ba này!”. “Gì thế con”, tôi hỏi lại, giọng hơi bực vì sắp trễ giờ. Thằng bé xoè đôi bàn tay và chỉ cho tôi những thứ tuyệt vời nhất trong trí tưởng tượng của một đưa bé 5 tuổi. “Tự con tìm thấy đấy!”.
PHONG LÊTrong văn học Việt Nam, trước trào lưu hiện thực, hình ảnh người trí thức đã có mặt trong khuynh hướng lãng mạn của Tự lực văn đoàn. Đó là các nhân vật trong vai điền chủ, luật sư, quan lại - có vốn tri thức và có chút băn khoăn, muốn nhìn xuống nỗi khổ của những người dân quê, và mong thực hiện một ít cải cách cho đời sống họ đỡ tối tăm và đỡ khổ.
MÃ GIANG LÂNCách nhân bản thơ, xuất bản thơ bằng "công nghệ sạch" của loài người có từ ngày xửa ngày xưa dưới hình thức ngâm thơ và đọc thơ. Người Việt chúng ta ngâm thơ là truyền thống. Tiếng Việt nhiều thanh, giàu tính nhạc, giọng ngâm có sức vang, sức truyền cảm.
NGUYỄN VĂN MẠNHLàng Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỷ XV, gần với quá trình mở mang bờ cõi về phương Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt. Trong gia phả của họ Hoàng - dòng họ khai canh ở Phước Tích có đoạn chép: "Đến đời Lê Thánh Tôn, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất và hai (1470 - 1471), ngài thủy tổ họ Hoàng lúc bấy giờ là Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nồi, nguyên người làng Cẩm Quyết, tỉnh Nghệ An, đã thân chinh đánh đuổi quân Chiêm Thành, sau chiến thắng trở về ngài đi xem xét đến nguồn Ô Lâu, bao chiến địa phận từ Khe Trăn, Khe Trái đến xứ Cồn Dương, sau khi xem bói, đoán biết được chỗ đất tươi tốt, ngài liền chiêu tập nhân dân thành lập làng" (1).
PHAN TUẤN ANH- Anh ơi lên xe đi, xe chạy suốt Bắc Nam đấy.- Có đi Vinh hả anh, bao nhiêu tiền vậy?- Ôi dào! mấy chục ngàn thôi, lên nhanh đi anh ơi.
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
NGUYỄN THẾ QUANGMùa hạ, trời Bát Tam Boong trong xanh. Những hàng cây thốt nốt lặng lẽ kiêu hãnh xòa những tán lá xanh che mát cả khu đồi. Trong căn nhà của sở chỉ huy Sư 179 quân đội Cămpuchia, trung tá Nguyễn Văn Du chuyên gia của bộ đội Việt Nam cởi thắt lưng ra treo khẩu K54 lên vách. Anh vui mừng trước khả năng chiến đấu ngày càng tốt của quân đội bạn. Trận đánh trả lực lượng quân đội Thái Lan bảo vệ sáu nghìn dân tị nạn ở chòm Rumthumây diễn ra nhanh chóng.
NGUYỄN THANH TÚ Bút ký Bến phà Xuân Sơn nằm trên dòng sông Son thơ mộng ở đoạn thượng nguồn. Từ đây đi bằng thuyền máy khoảng nửa giờ đồng hồ ngược lên phía tây sẽ đến động Phong Nha. Anh Lê Chiêu Nguyên cán bộ hướng dẫn của Trung tâm du lịch văn hóa sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng đã nói như vậy khi đoàn chúng tôi chuẩn bị lên thuyền làm cuộc hành trình tới hang động mà UNESCO vừa công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
NGUYỄN QUANG HÀ Ghi chépNói đến Vĩnh Linh, không ai không nhớ hai câu thơ đầy hãnh diện của Bác Hồ tặng cho mảnh đất này: “Đánh cho giặc Mỹ tan tành Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng”
HOÀNG TRỌNG ĐỊNHPhòng giam chật chội, tối tăm... Gần trần có một lỗ thông hơi. Bên ngoài lỗ thông hơi là bức tường tôn xám xỉn. Khe hở dài chừng 10 mét, rộng chừng 3 tấc, nằm song song và gần sát với mặt đường bên ngoài. Đứng trong phòng giam, từ lỗ thông hơi nhìn qua khe hở của bức tường, chỉ có thể thấy những bước chân người đi.
NGUYỄN QUANG SÁNG Ký Mỗi lần ra Huế về tôi cứ áy náy là chưa đến viếng Nhà thờ tổ nghề Kim Hoàn, vì cha tôi và anh em tôi đều là thợ kim hoàn. Nghề kim hoàn của cha tôi đã nuôi các anh chị em tôi. Cũng với nghề kim hoàn gia đình tôi đã trải qua biết bao thăng trầm. Mãi đến ngày 05/8/2004 này nhờ sự giúp đỡ của Tạp chí Sông Hương (Nguyễn Khắc Thạch, Vũ Bích Đào, Diệu Trang) tôi đã đến Nhà thờ thuộc làng Kế Môn, huyện Phong Điền.
NGUYỄN THỤY KHATrong hai đêm 2 và 3.06.2004 tại Nhà Hát Lớn, Hà Nội đã diễn ra chương trình hoà nhạc của Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam dưới sự chỉ huy của Giáo sư - Nhạc trưởng người Anh Colin Metters - Cố vấn âm nhạc và nhạc trưởng hợp tác chính của Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam trong dự án 5 năm nhằm củng cố và phát triển dàn nhạc lên ngang tầm quốc tế.