Tạp chí Sông Hương - Số 189 (tháng 11)
Thơ Sông Hương 11-2004
Lê Thu Thuỳ - Nguyễn Thị Khánh Minh - Vũ Thị Kim Liên - Trần Kim Hoa - Văn Đắc - Văn Công Hùng - Đức Sơn - Huỳnh Đường
Trang thơ các nhà giáo
TRẦN HOÀNG PHỐ     ĐÔNG HÀ          NGUYỄN THIỀN NGHI
Chùm thơ Nguyễn Lãm Thắng
Sinh năm 1973, quê Đại Lộc, Quảng Nam. Hiện là giảng viên Hán Nôm, Khoa văn ĐHSP Huế.Thơ anh giàu cảm xúc, luôn bộc lộ những ưu tư, khao khát. Tất cả những gì anh viết là nỗi niềm chân thực như chính bản thân anh.
Nhà thơ Tố Hữu trong các cuộc giao lưu với giới văn hóa - văn nghệ Đức
TRẦN ĐƯƠNGTôi được làm quen và có quan hệ cởi mở với nhà thơ Tố Hữu từ mùa thu năm 1973, sau khi ông dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Đức (DKP) họp tại thành phố cảng Hăm-bugr). Từ  miền Tây, ông sang Béc-lin, Cộng hòa Dân chủ Đức, theo lời mời của Bộ chính trị Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (SED) với mục đích thăm, nghiên cứu và trao đổi về công tác tư tưởng giữa hai Đảng.
Chùm thơ Hoàng Cát
HOÀNG CÁT…Ta chẳng tham giành chi nữa hếtChỉ mong sao thân kiếp con ngườiỞ đâu đâu, và ai ai cũng đượcSống như ta đã được sống trên đời.
Về giá trị nghệ thuật - sự gặp gỡ giữa quan điểm văn nghệ của Hải Triều với lý thuyết tiếp nhận hiện đại
TRẦN THÁI HỌCĐến nay, vấn đề giá trị nghệ thuật không còn là vấn đề thời sự được nhiều người trong giới phê bình quan tâm bàn cãi. Sự lắng lại trong không khí phê bình về vấn đề này, vốn đã trải qua một thời kì tranh luận sôi nổi kéo dài hàng chục năm trên văn đàn gắn liền với những quan điểm triết học và mỹ học khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Nơi bắt đầu đô thị
NGUYỄN VĂN VINH                         Bút ký Thôn Hiền An, xã Vinh Hiền là một thẻo đất cát bạch sa cuối phá Tam Giang phía Bắc vào. Như một ốc đảo ba bề, bốn bên là nước, nếu không có đường 49B chạy dọc phá đến cùng đường, tận biển. Và mỗi ngày, hai chuyến xe đò chở khách cùng mấy chục chuyến đò ngang phá qua lại Lộc Bình đem chút xôn xao thị tứ, phố chợ về với thôn, xã thì Hiền An càng xa xôi heo hút.
Cờ tướng và cờ vua, nhà nước và trò chơi chính trị Đông - Tây
HÀ VĂN THỊNH Trên trái đất này, có lẽ chỉ có các nhà thơ mới quan niệm cuộc đời là một trò chơi. Ngay cả Thánh Kinh, khi bàn về lẽ khởi - tận của kiếp người cũng phải than: thân cát bụi trở về cát bụi. Lời nguyền đó là tiếng kêu bi thương từ sâu thẳm của hàng triệu năm đau đớn để sống và, để chết. Từ ngày đầu tiên sinh ra loài người, Adams  đã phải dắt díu Éva trốn chạy khỏi Thiên Đường trong nước mắt và uất hận; đau đớn và tuyệt vọng; cô đơn và sỉ nhục... Đó là những điều ngăn cản việc biến cuộc đời thành một trò chơi.
Lên đồng ở Huế xưa
VÕ HƯƠNG AN (*)Ngày trước tôi chưa thấy nơi nào nhiều am, miếu, điện, đền như ở Huế. Và cũng chưa thấy nơi nào mà việc lên đồng lại phổ biến và quen thuộc như ở Huế. Nội dọc con đường chạy từ xóm Cầu Đất tới cống Vĩnh Lợi đã có khá nhiều điểm lên đồng, nào am ông Cửu Cường, am bà Thầy Bụi, Phước Điền Điện của ông Giám Hưu, am ông Chấn.v.v nói chi đến những nơi khác nữa.
Chuyện khởi sự làm phim “Dòng sông phẳng lặng”
NGUYỄN THANH TÚ"...Phim Dòng Sông Phẳng Lặng (DSPL) không chỉ là tác phẩm nghệ thuật mang tính sử thi ngợi ca chủ nghĩa anh hùng Cách mạng của quân và dân Thừa Thiên Huế (TTH) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà tập trung hoàn thành bộ phim này nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày TTH và miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc làm đó còn là nghĩa cử của người đang sống đối với những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì hòa bình độc lập dân tộc ở mảnh đất này". Đó là phát biểu của đồng chí Hồ Xuân Mãn - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH tại cuộc họp bàn công tác sản xuất phim DSPL mà nhà văn Tô Nhuận Vỹ đã kể cho tôi nghe.
VI THUỲ LINHHollywood, kinh đô điện ảnh (ĐA) thế giới, là mơ ước, đích đến của nhiều nước. Việt Nam, được xếp hạng thuộc “thế giới thứ ba” cả về kinh tế và vị thế điện ảnh, vừa có mặt ở đây, một đoàn 13 nhà ĐA, hào hứng và quyết tâm để học. Vậy ở kinh đô ấy, họ đã nhận thấy điều gì?
Số phận một con người
MIKHAIN SÔLÔKHỐP                Truyện ngắn Mùa xuân thanh bình đầu tiên đã về lại trên sông Đông sau những năm tháng chiến tranh. Vào cuối tháng Ba, những cơn gió ấm áp cũng đã thổi đến, và chỉ sau hai ngày tuyết cũng đã bắt đầu tan trên đôi bờ sông Đông. Khắp mọi ngả đường việc đi lại cũng vô cùng khó khăn.
Tương tri
Y NGUYÊN     ... Những người muôn năm cũ         Hồn ở đâu bây giờ
Tản mạn nhân gặp lại nhà văn Nguyễn Mộng Giác
NGUYỄN KHẮC PHÊLần này, tác giả bộ trường thiên tiểu thuyết viết về thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ "Sông Côn mùa lũ" (SCML) trở lại thăm nơi vua Quang Trung lên ngôi khi Huế vừa sang thu. Nước sông Hương do những trận mưa đầu mùa trên đại ngàn cuốn đất bùn con đường lớn Trường Sơn vừa xẻ rộng tràn về, không còn trong xanh như dịp ông về thăm Huế mùa hè hai năm trước, nhưng Cố đô qua hai kỳ Festival, nhiều khu phố được tôn tạo, khang trang hơn nhiều. (*)
Một di tích lịch sử bị lãng quên
VĂN THAOTháng 10-1944, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài hát Tiến quân ca trên một căn gác nhỏ tại số nhà 45 phố Nguyễn Thượng Hiền. Căn gác này cũng là nơi Văn Cao đã sống và hoạt động cách mạng từ năm 1944 đến ngày toàn quốc kháng chiến 22-12-1946. Đội danh dự Việt Minh do Văn Cao phụ trách cũng từ đây toả đi làm nhiệm vụ. Nhiều cán bộ cao cấp của Đảng như các đồng chí Vũ Quý, Lê Quang Đạo, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Thành Lê... cũng đã thường xuyên dùng địa điểm này để hoạt động trong những năm đầu cách mạng. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của Văn Cao như: Bài thơ Chiếc xe gác qua phường Dạ Lạc; các ca khúc Chiến sĩ Việt Nam, Công nhân Việt Nam, Không quân Việt Nam, Hải quân Việt Nam đã ra đời tại đây.
Giữa “điểm nóng” dioxin
TRẦN HOÀI                  Ghi chépThung lũng A Lưới chạy dài theo hướng Bắc Nam đến vài chục km. Đó là một thung lũng đẹp, là một vị trí quân sự chiến lược, là nơi giao tranh ác liệt giữa ta và địch trong cuộc kháng chiến vừa qua...