Tạp chí Sông Hương - Số 129 (tháng 11)
Trần Vũ Long - Trần Tiến Dũng - Vĩnh Khôi - Nguyễn Hoa - Đoàn Mạnh Phương - Tôn Phong - Phạm Dạ Thủy - Phan Huyền Thư
HOA NGÕ HẠNHHọ Nguyễn ở Trung Lộc quê gốc huyện Lôi Dương, phủ Thọ Xuân, Thanh Hóa. Gia phả ghi rõ, ông tổ của dòng họ theo chân Chánh đô An phủ sứ Phạm Nhữ Dực vào khai khẩn đất Thăng Hoa năm 1402. Ban đầu họ Nguyễn định cư tại Hương Ly. Đến đời sau, một nhánh trong tộc chuyển hẳn lên Trung Lộc, nằm ở thượng lưu sông Thu Bồn.
Đàm quỲnh NgỌcChiều nay, tôi nhận được điện khẩn của Tâm, bức điện vỏn vẹn chỉ có dòng chữ: “Thứ bảy tới, tao đi Hoa Kỳ, mày tới gấp”. Tôi không ngạc nhiên khi biết Tâm đi Hoa Kỳ, với nó, đi nước ngoài đã trở thành bình thường như các bà đi chợ. Tôi chỉ ngạc nhiên khi Tâm đã điện khẩn cho tôi, điều mà từ trước đến nay chưa bao giờ có.
NGÔ MINHThơ đề trên phiến mai non
LTS: Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười (7 - 11) Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ của I.Bunhin, tác giả được giải Nobel 1933.
ĐỖ VĂN KHOÁILần đầu với Thanh Hóa
NHẬT HÀ Lần đầu về thăm Đồng Tháp Mười, thú thật, tôi thấy có nhiều điều rất lạ, từ mảnh đất, sông nước, cây cối, chim muông tới các địa danh và nhất là con người.
ANTHONY JASONLê Bá Đảng có lẽ là người họa sỹ Việt Nam danh tiếng nhất làm việc tại Tây phương. Về mặt kỹ thuật mà nói, tác phẩm của ông rất đẹp, còn về mặt mỹ thuật thì nó lại chinh phục được lòng người. Đồng thời những tác phẩm của ông không giống những tác phẩm của các họa sỹ phương Đông điển hình. Nghệ thuật của Lê Bá Đảng là sự bổ sung tuyệt vời cho nhau giữa cái diện mạo phương Tây và tính các phương Đông.
PHAN XUÂN QUANGĐồng Tranh là một làng nổi tiếng trù phú một thời ở Quảng Nam. Làng này hiện còn lưu truyền một câu đối cổ có liên quan đến làng Gia Hội, Huế:Văn Đồng Tranh, võ Đồng Tranh, văn võ Đồng Tranh long hổ bảngQuân Gia Hội, thần Gia Hội, quân thần Gia Hội phụng hoàng trì.Câu đối này còn một số dị Bản, có khác một đôi chữ nhưng câu trên đây theo nhiều người là chính nhất và phổ biến hơn cả.
CAO LINH QUÂN Ăn mày là ai? Ăn mày là... (Ca dao xưa)
TRẦN XUÂN THẢOKỷ niệm năm sinh thứ 160 của Tôn Thất Thuyết (1839 - 1999)
HÀ QUANG MINHLTS: Liệu có phải văn hóa chỉ đơn thuần là văn hóa hay nói cách khác là chỉ chứa đựng các yếu tố văn hóa không? Câu trả lời chắc chắn là không. Văn hóa mang cả trong nó tính chính trị và kinh tế. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ nhắc tới tính kinh tế trong văn hóa mà thôi nhưng hy vọng nó sẽ đóng góp nhiều cho công cuộc xây dựng một xã hội văn minh hơn, công bằng hơn.
ĐOÀN MINH TUẤNViệt Nam - mảnh đất dài như một chiếc đàn bầu đã là quê hương sản sinh ra chiếc áo dài phụ nữ duyên dáng. Dải đất hình chữ S thắt lưng eo ở Huế, cũng như chiếc áo dài "thắt đáy lưng ong" dịu dàng, e ấp, kín đáo và lộ rõ đường nét: Rõ ràng trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên (Nguyễn Du)
LTS: 17 bài thơ đầu tay làm thành tập "Mùa huyết phượng" 17 nốt nhạc xanh lưu luyến thổn thức chia tay với tuổi thần tiên.Sông Hương xin giới thiệu trong số 17 bài thơ ấy
ĐỖ LAI THÚYVề Kinh Bắc với những hội hè, chùa chiền, với đồng chiều cuống rạ, dây bìm bìm, bí lông tơ, giun đất, con gà trụi, châu chấu.. làm người đọc nhớ đến dòng thơ viết về nông thôn, nhất là thơ Nguyễn Bính. “ Trong các nhà thơ cùng thời viết về nông thôn như Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ... có lẽ chỉ có Nguyễn Bính là nhận thức sâu sắc được sự thay đổi của thôn quê trước “ cuộc xâm lăng” của đô thị.
ĐOÀN TUẤNTrong tâm tưởng của tôi, thi sĩ Nguyễn Bính là một người có dáng gầy, vóc nhỏ, gương mặt nhẹ nhõm với đôi mắt sáng, tinh anh, mũi dọc dừa và cái miệng cân đối. Tóc Nguyễn Bính không bao giờ để dài. Áo quần Nguyễn Bính thường có màu sáng. Ông đi lại nhanh nhẹn, nhiều khi vội vã. Gương mặt Nguyễn Bính là một gương mặt ưa nhìn bởi trong đó chứa đựng chiều sâu của nhiều ý nghĩ và sắc mặt thay đổi theo tâm trạng thất thường của ông.
PHẠM QUANG TRUNGTôi muốn nói đến bài “ Tạm biệt” (hay “ Tạm biệt Huế”) của nhà thơ Thu Bồn. Dẫu đã có nhiều bài thơ hay, rất hay lấy cảm hứng từ Huế, tôi dám quả quyết là nó sẽ vẫn được nhắc tới như là một trong những bài thơ hay nhất. Xin kể một kỷ niệm đẹp riêng với tôi.
TRẦN VĂN TOÀN - NGUYỄN XUÂN DIÊN1. Ảnh hưởng của Thơ Đường đối với Thơ Mới là một vấn đề từ lâu đã được đề cập tới. Ngay từ năm 1942, Hoài Thanh- Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam mặc dù giành nhiều trang để miêu tả ảnh hưởng của thơ Pháp (đặc biệt là trường phái Tượng trưng) nhưng các ông đã trân trọng và có một chút hứng thú đặc biệt về ảnh hưởng của Thơ Đường đối với Thơ Mới (điều này được bộc lộ qua công phu miêu tả, khảo cứu và cụ thể hơn từ chính số lượng trang viết). Khi phân chia các dòng mạch Thơ Mới, Hoài Thanh- Hoài Chân nói tới dòng mạch chịu ảnh hưởng của thơ Pháp, dòng mạch mang tính cách Việt, đồng thời cũng nói tới dòng mạch chịu ảnh hưởng từ Đường thi.