Tạp chí Sông Hương - Số 123 (tháng 5)
LTS: Trang viết đầu tay kỳ này, Sông Hương chọn một số tác giả - tác phẩm trong bút nhóm "Dòng Xanh" thuộc Đại học sư phạm Vinh.Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Lê Lâm Ứng - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Viết Xuân - Nguyễn Sơn Nhân - Nguyễn Ngọc Phú - Minh Quang
HOÀNG QUỐC HẢI Truyện ngắn lịch sửNăm Nhâm Thân (1392) mùa hạ, thượng hoàng Trần Nghệ Tông xuống chiếu “CẦU LỜI NÓI THẲNG”Thường trong nước mỗi khi có đại sự, nhà vua ban chiếu cầu hiền. Mục đích tìm người tài cho nước.
TÔN THẤT BÌNHVăn Lang đến với nghệ thuật như là duyên là nợ.
MAI VĂN PHẤNMũi tên bóng tối
KIỀU VƯỢNGĐêm giữa thu. Hà Nội se lạnh. Sao chới với nhưng mây vẫn vũ làm nền trời như khô khốc, nhạt nhòa. Một hồi còi tàu rú dài như thả thêm vào đêm luồng khí lạnh. Quang nhìn đồng hồ sân ga dã quá mười hai giờ khuya.
NGUYỄN KHẮC THẠCHTrong buổi tọa đàm giữa các nghệ sĩ Điện ảnh Việt Nam với văn nghệ sĩ trí thức Huế vừa rồi, nhà văn Nguyễn Khắc Phê đã chuẩn bị sẵn một tham luận có tiêu đề rất "gây sự" là Khoảng cách giữa điện ảnh Việt Nam với khán giả nhưng điều đó lại được "giải tỏa" ngay khi anh nhấn mạnh - trừ cuộc liên hoan lần này.
ĐẶNG ANH ĐÀOTrong tác phẩm nghệ thuật, phân biệt thật rạch ròi cái gì là ý thức, sáng suốt, tự giác với cái gì vô ý thức, tự phát, cảm tính không phải là điều đơn giản. Ngay cả những nhà văn lãng mạn như Huygô, nhiều lúc sử dụng nhân vật chính diện như những cái loa phát biểu lý tưởng của mình, thế mà đã có lúc Kessler bịt miệng lại không cho tán tụng nhân vật Côdet và mắng rằng: Huygô anh chả hiểu gì về tác phẩm ấy hết", đồng thời tuyên bố rằng ông còn thích Epônin gấp bội lần "Côdet, cô nàng điệu đàng đã tư sản hóa ấy".
SICOLE MOZETBà Nicole Mozet, giáo sư trường Paris VII, chuyên gia về Balzac và là người điều hành chính của các hội thảo về Balzac đã làm một loạt bài nói chuyện ở trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội, trường Đại học sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản thế giới... Chúng tôi trích dịch một đoạn ngắn trong bản thảo một bài nói chuyện rất hay của bà. Lúc nói bà đã phát triển những ý sau đây dưới đầu đề: Thời gian và tiền bạc trong Eugénie Grandet, và đã gợi cho người nghe nhiều suy nghĩ về tác phẩm của Batzac, cả về một số tác phẩm của thế kỉ XX.
ĐỖ ĐỨC HIỂU…Với tôi, Balzac là Tiểu thuyết, và Tiểu thuyết là Balzac, - tiểu thuyết Balzac là "tiểu thuyết tuyệt đối", tức là nó biểu hiện tất cả sức mạnh sáng tạo của ông, tất cả cái "lực" của ý thức và tâm linh, của khoa học và tôn giáo, từ cấu trúc truyện và thời - không gian (chronotope), đến cấu trúc nhân vật, tất cả phối âm, tương ứng với nhau thành một dàn nhạc hoàn chỉnh…
MAI NGÂN HÀĐó là lời nhận xét của giáo sư Hồ Ngọc Đại khi đến xem các bức thư pháp, tại phòng trưng bày nhân Tuần Văn hóa Huế. Các nhà thư pháp Huế là sư Minh Đức chùa Huyền Không, sư Phước thành chùa Châu Lâm, nhà thơ Nguyệt Đình cùng một số nhà thư pháp ở Huế đã đem giới thiệu 120 bức gồm thư pháp chữ nho, chữ quốc ngữ, chữ Anh, Pháp, Đức...
LÊ THANH NGANgười thổi sáo
TÔN NỮ NGHI TRINHNói đến lối ăn Huế người ta nghĩ ngay đến cung cách ăn uống trong cung đình, vì Huế đã từng là thủ phủ của Đàng Trong từ thế kỷ XVII rồi trở thành kinh đô của cả nước từ thế kỷ XIX. Ngần nấy thế kỷ cũng đủ cho Huế trở thành một trung tâm chính trị và văn hóa, trong đó văn hóa ẩm thực giữ một vị trí quan trọng, mà những món ăn trong cung đình là sự chọn lựa tối ưu.
TRẦN NGUYÊN VẤNKhó có thể ghi lại những tình cảm của nhân dân Hà Nội giành cho Tuần Văn hóa Huế tại Hà Nội trong những ngày qua. Các cơ quan thông tin đại chúng đã giành nhiều bài vở, hình ảnh, tin tức hoạt động của Tuần Văn hóa Huế. Từ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành đến các bậc lão thành cách mạng, những thầy cô giáo học sinh cũ của trường Quốc Học Huế, những người yêu Huế đã mang đến cho các chương trình của Tuần Văn hóa một sức sống mới. Đại sứ quán Thụy Sĩ, văn phòng khu vực của cơ quan Pháp Ngữ, đại sứ quán Bỉ, phái đoàn Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Pháp, Đại sứ Hàn Quốc, Viện văn hóa Pháp, Quỹ Văn hóa Việt Nam Thụy Điển... đã nhiệt tình ủng hộ Tuần Văn hóa Huế tại Hà Nội.
HỮU ĐẠTKhông phải ngẫu nhiên, Trần Đăng Khoa lại kết thúc bài viết về Phù Thăng một câu văn rất là trăn trở: "Bất giác... Tôi nắm chặt bàn tay gầy guộc của Phù Thăng, lòng mơ hồ rờn rợn. Chỉ sợ ở một xó xỉnh nào đó, sau lùm cây tối sầm kia, lại bất ngờ cất lên một tiếng gà gáy..." Ta thấy, sau cái vẻ tếu táo bên ngoài kia lắng xuống một cái gì. Đó là điểm gợi lên ở suy nghĩ người đọc.
HÀ QUANG MINHTôi không muốn chỉ bàn tới cuốn sách của ông Khoa mà thôi. Tôi chỉ coi đó là một cái cớ để bàn luận về nền văn học nước nhà hiện nay. Là một người yêu văn học, nhiều khi tôi muốn quên đi nhưng vô tình vấn đề nẩy sinh TỪ "CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI" đã trở thành giọt nước cuối cùng làm tràn ly và lôi tuột cái nỗi đau mà tôi muốn phớt lờ ấy. Phải, tôi thấy đau lắm chứ. Bởi lẽ ai có ngờ mảnh đất trong sáng mang tên văn học sao giờ đây lại ô nhiễm đến thế.
PHẠM THỊ THÀNHNgười ta thường nói "Quê cha đất tổ" là quê hương ruột thịt của mình, vậy mà đối với tôi, quê ngoại "Huế" sao lại gần gũi thân thương đến vậy. Có lẽ vì vậy mà khi Ban liên lạc đồng hương Huế ra Hà Nội ngỏ ý mời tôi tham gia vào ban tổ chức "Tuần văn hóa Huế tại Hà Nội 8-12/4/1999" tôi sung sướng nhận lời ngay. Tôi nghĩ rằng : đây là dịp mình được phụng sự quê hương bên ngoại mà tôi hằng ấp ủ, yêu mến.
VÕ MẠNH LẬPTuần Văn hóa Huế tại Hà Nội kéo dài từ 8 đến 12 tháng 4 năm 1999. Cầm tờ chương trình chi tiết của Ban tổ chức ai cũng có cảm giác ngợp, lộ vẻ lo lắng: tiền bạc đâu để lo toan cho đủ, liệu có ôm xuể một dự án đồ sộ như thế không và thành công ra sao đây?
CAO HUY HÙNGLịch sử vốn có những ngẫu nhiên và những điều thần tình mà nhiều người trong chúng ta chưa hiểu rõ. Tỉ như: Thế giới có 2 bản Tuyên ngôn độc lập, đều có câu mở đầu giống nhau. Ngày tuyên bố tuyên ngôn trở thành ngày quốc khánh. Hai người soạn thảo Tuyên ngôn đều trở thành lãnh tụ của hai quốc gia và cả hai đều qua đời đúng vào ngày quốc khánh...