Tạp chí Sông Hương - Số 251 (tháng 01)
NGUYỄN AN CƯVừa mới ra giêng, bà Năm đã lăng xăng chuẩn bị đám giỗ cha chồng vào cuối tháng tư tới.
PHONG LÊ (Tiếp theo Sông Hương số 250 tháng 12-2009 và hết) Sau chuyển đổi từ sự chia tách, phân cách đến hội nhập, cộng sinh, là một chuyển đổi khác, cũng không kém tầm vóc: đó là từ cộng đồng sang cá nhân; với một quan niệm mới: cá nhân mạnh thì cộng đồng mới mạnh; cá nhân được khẳng định thì sự khẳng định vai trò cộng đồng mới được bảo đảm.
VÕ QUANG YẾNNguyễn Hải Đang, 20 tuổi xuân xanh, xúng xính trong bộ y phục mới tinh trường Bách Khoa Ecole Polytechnique, thường được gọi tắt là X.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG Trong nghi lễ vòng đời người của người Tà Ôi, lễ cưới là một trong những nghi lễ quan trọng nhất và được phản ánh qua những điều cấm kị, kiêng cữ mà mỗi đôi trai gái, gia đình hai bên, những người tham gia đám cưới phải thực hiện.
TRẦN HỮU LỤCKhởi đầu là nỗi nhớ Huế, tác giả Phan Thị Thu Quỳ viết về quê quán,thời niên thiếu như một cách giãi bày, chia sẻ. Những trang viết như sông Hương âm thầm chảy qua những ngõ ngách đời người, trong trẻo và cuốn hút.
KHÁNH PHƯƠNGNhân cách văn hóa của nhà văn có thể được biểu hiện bằng những hành động, thái độ trong đời sống, nhưng quan trọng hơn, nó chi phối nhân cách sáng tạo của nhà văn.
LTS: Sau 2 tháng phát động Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế, số tác giả tham gia chưa thật nhiều song qua lượng bản thảo đã cho thấy khát vọng dấn bước vào nghiệp văn ở họ là khá mạnh mẽ. Từ số báo đầu năm 2010 này, Sông Hương sẽ đăng tải những tác phẩm tốt nhất trong số đã qua vòng sơ loại.S.H
Tóc Nguyệt - Huỳnh Minh Tâm - Cát Du - Anh Nguyễn - Hải Trung
SƠN “Em có nhớ anh không?”“Em nhớ cả ngôi nhà nữa!”“Em sẽ trở về chứ?”“Em!… em!…”“Anh sẽ chờ.”***
TRẦN KIÊM ĐOÀNMùa Hè năm 2007, từ Huế chúng tôi chuẩn bị ra thăm Hà Nội lần đầu. Trên ga Huế, chờ chuyến Tàu Đỏ xuyên Việt buổi chiều, nghe một người bạn chưa bao giờ gặp là anh Văn Thành nói trong điện thoại: “Cậu hên quá! Hà Nội đang nắng gắt bỗng dưng hôm qua lại có gió mùa Đông Bắc. Bây giờ Hà Nội như mùa Thu”.
MẠC THỦYKể từ ngày quần bò, áo nâu, chân trần trình bày thơ ở sân nhà Thái Học trong ngày thơ Việt Nam lần thứ VII (2-2009) cho đến khi xuất hiện trong một tập thơ mong mỏng xinh xắn có tên “Thơ trẻ 360 độ” (9-2009), tám tác giả trẻ của chúng ta đã trải qua hơn nửa năm trời lao động trong các lĩnh vực của mình, nhưng vẫn giữ sợi dây liên hệ mật thiết với thơ ca.
MINH MINHGiữa rừng thơ nhan nhản hiện nay, sự xuất hiện của một giọng thơ trẻ mà đứng được, mà được lưu tâm trong những người yêu thơ là điều chẳng dễ gì. Nhưng với Tuệ Nguyên, Đồng Chuông Tử và Khánh Phương, qua “Những giấc mơ đa chiều”, “Mùi thơm của im lặng” và “Hai bầu trời”, ít nhiều họ đã làm được điều đó.
VŨ NGỌC KHÁNH (Trích tham luận: “Thử bàn về minh triết”)
NGUYỄN QUANG HÀTôi nhớ sau thời gian luyện tập miệt mài, chuẩn bị lên đường chi viện cho miền Nam, trong lúc đang nơm nớp đoán già đoán non, không biết mình sẽ vào Tây Nguyên hay đi Nam Bộ thì đại đội trưởng đi họp về báo tin vui rằng chúng tôi được tăng viện cho chiến trường Bác Đô.
ĐÔNG HÀ1. Dòng thơ giàu chất trữ tình, đậm màu sắc văn hóa vùng miền
LTS: Thế giới đang xuất hiện trào lưu phục hưng minh triết sau một thời gian dài chối bỏ. Ở Việt cũng đã hình thành Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt . Tiếp theo cuộc Hội thảo lần thứ I tại Hà Nội “Minh triết - giá trị nhân loại đang phục hưng”, cuối tháng 11.2009 tại Huế, Trung tâm đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Minh triết Việt trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt”.
LTS: Trong năm 2009, rải đều trong các số Sông Hương đã có khá nhiều truyện ngắn đạt chất lượng như: Lấm lem thanh xuân, Đêm của bướm, Làng thời mở cửa, Ba ngày ở thị trấn Cù Cưa, Duỗi thẳng chân ở thiên đường, Hoa gạo đỏ, Một bước sau quận công, Cái chết của Rối, Bến vạc, Một lát cắt... Nếu đứng chung, những tác phẩm kể trên sẽ là một tập truyện ngắn đầy ấn tượng với nhiều phong cách truyền thống có, huyền ảo có, triết luận có... “Mở hàng” cho năm mới, xin giới thiệu tới bạn đọc truyện ngắn Tiếng vọng làng Thòi, hy vọng sẽ có thêm một năm thành công ở thể loại truyện ngắn trên Sông Hương.S.H
LÊ HUỲNH LÂM(Đọc tập truyện ngắn “Thõng tay vào chợ” của Bạch Lê Quang, NXB Thuận Hóa, 11/2009)
TRẦN TỐ LOANTôi đang “đi” trên “con đường văn” chi chít dấu chân của người viết trẻ với cảm giác vừa hạnh phúc vừa hoang mang. Hạnh phúc bởi được đứng bên cạnh một lớp nhà văn trẻ đang tìm tòi, học hỏi, bứt phá để sống và viết, cùng họ trải nghiệm những cảm xúc suy tư, trăn trở về cuộc sống qua những câu chuyện về cuộc sống hôm nay. Hoang mang vì thấy xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ với khuynh hướng sáng tác khá phong phú, đa dạng nhưng để tìm một vài cái tên đủ sức đại diện cho một thế hệ mới, hoặc to tát hơn đại diện cho dân tộc thì hỡi ôi… khó quá!