Tạp chí Sông Hương - Số 258 (tháng 8)
Sau ngày mai
MAI NINHNgười đàn bà mở mắt đúng lúc thân sồi già đổ ập. Lũ chim rừng chưa kịp ngừng tiếng kêu thất đảm giữa đám cây đã gẫy gọn dưới sức gió hung bạo, lại đồng loạt ó lên kinh hoảng, cánh đập cuồng trong bóng tối đen khẳn. Bà ta nằm bất động giữa vùng âm thanh xoáy lốc, hỗn loạn gió và chim. Mọi giác quan tê liệt, không gian ngoài và trong đều mù loà tăm tối. Như thế, cho đến lúc gió ngừng và tia mặt trời lách qua được vùng lá cây đặc khít, rọi đúng vào hai tròng mắt dưới làn mi mỏng tanh của người đàn bà thất lạc.
“Không chồng mà chửa mới ngoan”
NGUYỄN TIẾN VĂNMột trong những câu ca dao rất thông dụng phổ biến nhưng không phải là đơn giản và dễ nắm bắt nội dung: “Không chồng mà chửa mới ngoan/ Có chồng mà chửa thế gian sự thường”. Ở đây mắt của câu này là chữ ngoan. Vậy ngoan là gì?
Vũ khúc của cát
NGÔ HỮU KHOA Hắn nằm sõng soài, hai chân trần thả sát mép nước, đầu gối trên đôi dép lê có cái quai bị đứt được nối lại bằng một mẩu dây thép.
Thơ Sông Hương 08-2010
Đức Sơn - Nguyễn Trường - Phan Lệ Dung - Nguyễn Đông Nhật - Kiêm Thêm - Nhất Lâm - Nguyễn Man Kim - Phạm Thị Điểm
Hữu Loan: Nếu chiều mưa một cây đàn ghi-ta
NGUYỄN ĐỨC TÙNGNếu chiều mưa một cây đàn ghi-ta có ai cầm lên, ngân vài nốt nhạc, thời gian sẽ chậm lại, mọi người ngồi gần vào nhau, im lặng chờ nghe.
Thầy quản giáo đường
LTS: William Somerset Maugham (1874 - 1965) là một nhà văn Anh nổi tiếng, viết nhiều, với bút pháp hiện thực sắc sảo, soi rọi những khía cạnh mâu thuẫn nghịch chiều của cuộc sống, phác hiện những nét sâu kín của bản tính con người. Lối văn của ông trong sáng, khúc chiết, ông lại có biệt tài dẫn truyện hấp dẫn, lý thú, đặc biệt phong cách của ông thường hài hước, sâu cay.Là nhà văn đa tài, ông vừa là tiểu thuyết gia có tiếng, vừa là người viết truyện ngắn bậc thầy, và cũng là một kịch tác gia thành công.
Nhật ký viết cho ngày bình thường
VŨ HOÀI NGUYỄNTôi có tật xấu là đọc trộm nhật kí người khác. Đã nhiều năm rồi mà tôi vẫn không bỏ được cái tính hiếu kì tai hại ấy. Nhiều lúc bị bạn bè giận, không chơi với tôi nữa, thế là buồn, tự hứa sẽ không bao giờ lặp lại lỗi cũ. Nhưng… Chữ “nhưng” đáng ghét ấy cứ bám riết lấy tôi.
Chùm thơ Nguyễn Ngọc Phú
NGUYỄN NGỌC PHÚBuổi sáng
Huế và văn hoá Huế trong ‘Từ điển tiếng Huế’
NGUYỄN THỊ HÒA Không cần phải bàn cãi, Từ điển tiếng Huế của Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Minh Đức là một tác phẩm Từ điển. Một quyển từ điển về phương ngữ địa phương Huế mà dày dặn, công phu, với 2050 trang, thể hiện công sức nghiên cứu miệt mài của một vị bác sĩ - nghiệp dư với nghề ngôn ngữ, nhưng đầy nhiệt tình và khá chuyên nghiệp trong nghiên cứu.
Thấp thoáng Thăng Long nơi văn hoá Huế
MAI KHẮC ỨNGBất chợt. Tưởng như có con lợn chạy giữa sân điện Cần Chánh tại Hoàng thành Huế. Định thần lại tôi đã nhìn thấy chúng trong mấy ô trang trí bên thân hai chiếc vạc đồng đúc thuở Kim Long còn là phủ chúa dưới thời Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) mà lạc khoản lại ghi Thịnh Đức thứ 8 và Thịnh Đức thứ 10. Bản chú thích bên hai vạc này ghi là đúc năm 1660 và 1662.
Nhìn theo cái nhìn Phong Lê
PHẠM PHÚ PHONG(Nhân đọc Hai mươi nhà văn, nhà văn hoá Việt thế kỷ XX)
Trang thơ lục bát dự thi 8-2010
Mai Thanh Tịnh - Nguyễn Huỳnh - Đức Tiên - Giang Châu
Đôi dòng hồi ức
HỒNG NHU(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế)Đại hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 7 (4-1994) tại thành phố Huế đã nhất trí khẳng định về năm chính thức thành lập của Hội là năm 1950.
Kỷ niệm của tôi và Tô Nhuận Vỹ với nhà thơ Thanh Hải
VÕ MẠNH LẬPKỷ niệm 30 năm ngày mất nhà thơ Thanh Hải (1980 - 2010)
Các nhà văn xứ Huế với chuyến đi “tiến tới” Đại hội nhà văn
NGUYỄN KHẮC PHÊ                       Ghi chép Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, Đại hội Nhà văn Việt Nam (ĐHNV) lần thứ 8 sẽ họp tại Hà Nội. So với các Đại hội chuyên ngành văn học nghệ thuật khác, hầu như lần nào ĐHNV cũng “xôm trò” hơn, được dư luận chú ý hơn.