Tạp chí Sông Hương - Số 265 (tháng 3)
Thơ Sông Hương 03-2011
Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.
Nắng Ang co
Trong một lần thăm Ang-co, tôi cùng đi với chị Khô Chan dra, một cựu sinh viên văn khoa Đại học Phnôm Pênh. Chị ở trong một gia đình trí thức công chức dưới thời Si-ha-nuc nên hầu hết những người thân đều bị Pôn Pốt sát hại.
Ngôn từ nói / thơ Slam
Lời người dịch: Nhà thơ Slam Lisa Martinovic đồng ý cho chúng tôi chuyển dịch bài viết ngắn này, khởi đầu giới thiệu với bạn đọc một phong trào thơ trình diễn Mỹ. Đây là một phong trào thơ được nhà thơ Marc Smith sáng lập tại Chicago.
Một vài suy ngẫm về các công trình nghệ thuật đương đại bên bờ sông Hương
LÊ MINH PHONGDọc theo đôi bờ Sông Hương, nơi có những công viên quyến rũ là điểm trưng bày của một số công trình nghệ thuật.
Nhạc sĩ Trần Hoàn và mùa xuân cho Huế
LÊ THỊ BÍCH HỒNGTôi đến thăm gia đình cố nhạc sĩ Trần Hoàn trong tiết xuân lây phây mưa bụi. Bác Thanh Hồng - vợ nhạc sĩ, người con gái xứ Nghệ tạo thi hứng cho ca khúc Lời người ra đi bất tử cùng năm tháng niềm nở đón khách.
Chùm thơ Phan Quỳnh Dao
Thêm một biệt thơ hòa vào xu trào cách tân của Thơ Việt; Phan Quỳnh Dao với bút năng khỏe, cách lập ngôn ngoài khuôn cũ, thơ dòng nào cũng đầy ắp nỗi niềm trong tầng tầng suy tư... Chị vừa xuất bản tập thơ “Khuyết” cuối năm 2010 vừa rồi. Xin trân trọng giới thiệu.Đàn An Nguyên (gt)
Trang thơ lục bát dự thi 03-2011
Hà Sơn Tuyền - Chử Thu Hằng
Một cánh chim mềm mại xa bay
HỒNG NHU“Cánh chim trong bão tố” - NXB Hội Nhà văn Việt Nam - tự truyện của Nguyễn Thanh Song Cầm đến tay tôi vào một ngày mưa dầm xứ Huế ngày tháng 10 chưa cười đã tối. Một cây bút mới xuất hiện. Tôi đọc liền một mạch từ đầu cho đến cuối sách, từ lời giới thiệu cho đến phần vĩ thanh 476 trang.
Cửa sổ phía tây nam đô thị Huế
NHỤY NGUYÊN(Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương)
Anh Nga với Nhật nguyệt dấu yêu
ĐẶNG TIẾNNhật nguyệt dấu yêu là một mùa hoa trái trễ tràng, tập thơ đầu tay được tác giả gửi đến người đọc như một ủy thác, sau khi đã trải nghiệm cuộc đời, thực tế và văn học.
Năm mới Tân Mão: Thỏ hay Mèo
LÊ QUANG THÁIVăn khảo luận ít khi viết năm Mão như văn nói thông thường, chỉ vì chưa định rõ năm nào trong các năm: Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão, Quý Mão. Cho nên, không thể dịch ra tiếng Anh: “Year of the cat” một cách vô tư lự được. Viết quảng cáo lớn chữ “Xuân Tân Mão, 2011” mà lại dịch một cách tùy tiện như trên hẳn là chưa ổn.
Cái váy và cái quần của các bà
NGUYỄN DƯ…Bốn cột lang, nha cắm để chồng/ Ả thì đánh cái, ả còn ngong/ Tế hậu thổ khom khom cật,/ Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng/ Tám bức quần hồng bay phới phới,/ Hai hàng chân ngọc đứng song song./ Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,/ Cột nhổ đem về để lỗ không.                                 (Cây đánh đu, Hồng Đức quốc âm thi tập)…
Nhạc quán, những tấm lòng
LÊ PHÙNGSau nhiều ngày cùng nhau trăn trở - nghĩ suy - hiệp lực - hiệp tâm của những anh, chị em nhạc sĩ ở Huế, Nhạc Quán đã chính thức trình làng với công chúng yêu thích âm nhạc tại Huế vào lúc 20h, ngày chủ nhật (02/01/2011) là ngày Đinh Tỵ (nguyệt đức hợp, tế tự, đính hôn) trong tiết trời vào xuân của Huế, có sáng nắng chiều mưa, có gió về đêm, có lòng người ấm áp, có không gian lãng mạn, trữ tình.
Thầy Hiến dịch và giảng thơ Mai-a
MAI VĂN HOANThời còn là sinh viên khoa Văn trường Đại học Sư phạm Vinh (1967 - 1971), chúng tôi thường gọi thầy Hoàng Ngọc Hiến là thầy Hiến. Đó là cách gọi thân mật của những học sinh vùng quê miền Trung đối với những thầy giáo trường làng. Lên đại học chúng tôi vẫn giữ nguyên thói quen ấy.
Chùm thơ Nguyễn Phan Quế Mai
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
Đọc thơ Xuân Quỳnh
NGUYỄN ĐỨC TÙNGTôi mới đọc Xuân Quỳnh gần đây: với tôi, thơ chị ở quá xa. Nhưng càng đọc càng gần lại. Vì chị thường nói về thời gian: Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế/ Chỉ em là đã khác với em xưa
Con chim đẹp nhất
THÙY ANHồi nhỏ, tôi có cái tật làm nớt. Hở một chút là nước mắt tuôn ra giọt ngắn giọt dài. Anh chị xúm lại chọc: “Lêu lêu, mu khóc móc kh… ruồi bu kiến đậu…”, nhưng mẹ thì không, chỉ an ủi dỗ dành.
“Vùng lõm”, bản tình ca thế trận lòng dân
TRẦN HIỆPTừ một nhà giáo, theo tiếng gọi “chống Mỹ , cứu nước”, Nguyễn Quang Hà lên đường ra trận, liên tục “bám trụ” chiến trường Thừa Thiên - Huế. Năm 1975 anh bị thương phải ra Bắc dưỡng bệnh và dự lớp bồi dưỡng viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá. Sau đó anh trở lại Thừa Thiên - Huế chiến đấu và công tác cho đến bây giờ. Cũng vì thế, hầu như đa phần sáng tác của anh dù là thơ, ký hay truyện đều viết về vùng đất này.
Ký ức ngày trở về
NGUYỄN CƯƠNGKỷ niệm 36 năm ngày giải phóng Huế 26/3/1975 - 26/3/2011
Chuyện tình cà phê muối
NGUYỄN NHƯ7h. Only Love Coffee. Đường Yersin. Anh không mấy khó khăn để tìm được cái quán này. Con đường Yersin không dài, anh để ý cả con đường chỉ có một quán cà phê duy nhất nên anh dễ nhận ra.
Trang 1/2