Tạp chí Sông Hương - Số 17 (T.2-1986)
Chợ Gia Lạc trong ngày lễ xuân
08:56 | 10/10/2011
TÔN THẤT BÌNH Trong ba ngày tết, tất cả các chợ đều nghỉ mua bán, chỉ có một chợ độc nhất đã mở đó là chợ Gia Lạc, đông vui chỉ trong ba ngày tết.
Chợ Gia Lạc trong ngày lễ xuân
Một góc chợ Gia Lạc - Ảnh: internet
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Người sáng lập chợ Gia Lạc là Định Viễn Công Nguyễn Phước Bình, con thứ tư của Gia Long, lập chợ Gia Lạc từ thời Minh Mạng (1820-1840). Định Viễn Công là người hào hoa phong nhã thích vui chơi múa hát, đã lập một đội tuồng riêng để diễn trong phủ. Công còn là người có óc thương nghiệp, thường liên hệ mua bán với các thương nhân Trung Quốc lúc ấy thường xuyên có mặt tại kinh đô Huế, lấy sông Hương làm đường giao thông.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Phủ của Định Viễn Quận vương ở cạnh chợ Gia Lạc
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
Phủ của Công lại gần bờ sông. Nhân ngày Tết, Công muốn lập một ngôi chợ nhỏ cho thân nhân trong phủ đệ có nơi trao đổi hàng hóa, vui chơi. Lúc đầu chợ chỉ họp nhóm trong giới hạn thân nhân của phủ đệ, sau thấy vui, nhân dân quanh vùng cũng đến mua bán, rồi bày ra các trò chơi dân gian. Chợ Gia Lạc trở thành một hình thức hội chợ vui xuân, loại chợ phiên trong ngày Tết.

Hàng mua bán trao đổi trong chợ Gia Lạc thật phong phú, nhiều màu nhiều vẻ, lại thay đổi tùy theo năm không định trước. Ai có thứ gì muốn bán cứ đem ra chợ bán, ai thấy thiếu thì mua. Từ những thứ gia dụng như chén, đĩa, cơi đựng trầu, quả hộp, áo quần may sẵn v.v... đến đồ chơi trẻ em, thức ăn, uống. Đó là một hình thức «Chợ trời» ngày nay.

Đồ chơi đặc biệt nổi bật là các đồ chơi dân gian dành cho trẻ em. Các con chim, con cá, quả phẩm trái cây nho nhỏ làm bằng bột sắn nhuộm đủ màu sặc sỡ, người sáng tạo có khi còn gia công làm thêm các mẫu ông trạng cưỡi ngựa bạch, bà Trưng cưỡi voi rất sinh động và đẹp đẽ. Loại đồ chơi to hơn bằng đất sét nặn bằng tay như con heo mập mạp để bỏ tiền, xu, hào, con gà trống oai vệ có thể phát ra tiếng gáy te te khi thổi vào lưỡi gà gắn vào thân, những thứ ấy đều được bày bán trong chợ.


Thức ăn thì gồm đủ các thứ thịt: thịt heo quay, thịt bò thui, các thứ rau quả ăn ghém và tôm cá. Đặc biệt là thịt bò thui trở thành một món ăn không thể thiếu được trong những ngày tết ở chợ Gia Lạc, truyền thống đó còn kéo dài đến ngày nay.

Từ một nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa, chợ Gia Lạc trở thành một địa điểm tập trung vui chơi trong ba ngày tết. Các cuộc vui chơi như bài chòi, bài ghế, hò giã gạo, bài thai đều được tổ chức tại đây để gây thêm không khí vui nhộn của ngày Tết cổ truyền tại Huế.

Qua những giai đoạn lịch sử, hình thức mua bán vui chơi ở chợ Gia Lạc cũng có những biến đổi.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, hình thức vui chơi được ưa chuộng nhất là bài chòi, bài thai, bài ghế, hò đối đáp nam nữ, mà gạo đựng trong cối được thay bằng trấu. Từ cách mạng tháng Tám 1945 trở về sau, hình thức hò giã gạo đối đáp dần được thay thế bằng các trò chơi bài vụ, bầu cua cá. Những năm sau giải phóng đến nay, các trò chơi trên chỉ được chơi lẻ tẻ và không còn được chơi công khai như trước, do chính sách lành mạnh hóa xã hội của Nhà nước cách mạng.

Chợ Gia Lạc ở Huế có những đặc điểm nổi bật khác với các chợ Tết truyền thống ở Việt Nam.

Thông thường chợ Tết đông vui trong những ngày giáp năm. Vào những ngày ấy, người ta đi mua hàng về cúng Tết và chuẩn bị thức ăn uống cho ba ngày Tết không đi chợ. Do vậy ngày nhóm chợ đông vui nhất là ngày 29 Tết. Còn ở chợ Gia Lạc, cả ba ngày tết đều đông vui, vì ngoài việc mua bán còn có ăn uống, vui chơi. Chợ chỉ nhóm họp vào ban ngày.

Trong những ngày Tết tham dự chợ Gia Lạc, các bà, các chị ăn mặc thật chải chuốt, chỉnh tề để đi chợ. Y phục cổ truyền, áo mớ năm, mớ ba. Các cụ già mặc áo rộng xanh, bịt khăn nhiễu tam giang. Những năm về sau, mặc dù ảnh hưởng của âu phục lan tràn, nhưng chiếc áo dài tha thướt và cái nón lá thon nhẹ vẫn không bao giờ rời người phụ nữ Huế, khi mua cũng như khi bán hàng.

Cũng theo tập tục truyền thống, những ngày đầu năm là những ngày mọi người thường giữ gìn lời ăn tiếng nói, dù có giận nhau cũng làm lành, nên khi mua bán, trao đổi, cả đôi bên, người bán lẫn người mua đều trở nên lịch sự, vui vẻ, không có cảnh ồn ào, cãi cọ thiếu văn hóa như những ngày chợ thường trong năm.

Chợ Gia Lạc mang tính địa phương đậm đà. Một thứ hàng đặc biệt được bày bán khắp chợ là cau Nam Phổ và trầu chợ Dinh.

Chợ Gia Lạc còn mang tính nhân dân sâu sắc. Từ ý đồ của người sáng lập muốn tạo một nơi trao đổi, mua bán thu gọn trong dân gian. Các trò chơi văn nghệ tiêu biểu trong sinh hoạt chợ Gia Lạc là các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc như bài chòi, bài thai v.v... Chính nhờ sự hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo quần chúng; chợ Gia Lạc đã có một đời sống lâu dài trải qua gần hai trăm năm lịnh sử, còn tồn tại đến ngày nay.

T.T.B
(17/2-86)















Các bài mới
Chuyện Lão Khứ (31/10/2011)
Viết về Huế (13/10/2011)
Giáng Kiều (10/10/2011)
Các bài đã đăng
Trăng hạ tuần (09/09/2011)