Tạp chí Sông Hương - Số 18 (T.4-1986)
Thái Vũ với nghệ thuật viết tiểu thuyết lịch sử "Biến động"
15:30 | 02/12/2011
TÔN THẤT BÌNH "Biến động" là tập đầu trong bốn tập kể lại "một giai đoạn đấu tranh của nhân dân ta trước biến động của lịch sử khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, khi vua quan nhà Nguyễn đầu hàng giặc Pháp, chăm lo cuộc sống riêng mình" (Lời Nhà xuất bản. tr.5).
Thái Vũ với nghệ thuật viết tiểu thuyết lịch sử
Ảnh: sachxua.net
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Hai cuộc khởi nghĩa của Hng Tập và Đoàn Trưng trong tác phm nhằm vào trung tâm chính trị đầu não Huế, đứng đầu là vua Tự Đức và các quan đại thần theo nhóm chủ hòa: Phan Thanh Giản và Trn Tiễn Thành.

Dựa trên một khối lớn tư liệu về v
ăn và sử có liên hệ nhiều mặt đến giai đoạn đó, Thái Vũ đã đựng nên một toàn cảnh sống động về lịch sử, văn hoá, xã hội dưới triều Tự Đức vào những năm cuối thế kỷ XIX, từ những sinh hoạt chốn cung đình đến ngoài dân gian, tác giả đều miêu tả một cách khá xác thực và đầy hấp dẫn. Sự am hiểu về sinh hoạt văn hóa Huế của tác giả (cảnh chọi gà, đua thuyền trải, t chức vui chơi trong ngày lễ thu hưởng kinh đô, lễ tết, thi đ thơ, sinh hoạt ký thưng viên của Tùng Thiện Công v.v…) làm người đọc vừa thích thú, vừa ngạc nhiên. Nếu không chịu khó bỏ công tìm tòi và tra hỏi, chắc chắn tác giả không thể viết được những trang như vậy. Thái Vũ đã có những hiểu biết sâu rộng và khá sắc sảo trong những lĩnh vực về văn hóa Huế cuối thế kỷ XIX, nhất là về văn học viết và sinh hoạt dân gian.

Nhân vật lịch sử
, và ngay những nhân vật vô danh trong đám quần chúng đông đảo đã được tác giả trình bày một cách thuyết phục. Đó là những con người có những tâm trạng riêng tư đầy phức tạp, khá phong phú mà với khả năng một nhà văn, Thái Vũ đã trình bày đúng mực, không rơi vào giả tạo hoặc phóng đại nhân vật theo ý muốn chủ quan. Hình tượng nhân vật đưc khắc họa đậm nét, nhất là Đoàn Trưng - Trúc Lâm Thanh Nhãn, đó là một con người phóng khoáng, tài hoa, hào hiệp lẫn ngang tàng. Anh là ngưi đã viết chữ "phụng" lên không để tỏ tình với Thể Cúc, gây tranh luận cho các nữ sĩ ni tiếng đt thn kinh. Anh cũng là người giải đề thơ hắc búa phủ Tuy Lý Công một cách thông minh, là đội trưởng thuyền trải xut sắc của làng An Truyền, kẻ đương đầu Đông sơn thi tửu hội, chủ mưu đánh vào Đại Nội lật đ vua Tự Đức. Bị tht bại, đã ngang nhiên, ngạo nghễ nhận tội xử lăng trì sau khi để lại cho đời tập "Trung nghĩa ca" đầy tráng khí!

Thái Vũ đã dành nhiều c
ông sức để tái tạo một Đoàn Trưng hào hùng, nghĩa hiệp, đầy nhân đạo, hành động vì nghĩa lớn cứu dân, cu nước, đó là lòng trung nghĩa theo quan niệm của anh.

Ngược lại là vua Tự Đức, một người
chỉ lo hưởng lạc riêng, bản chất nhẫn tâm được che dấu dưới bộ mặt ưu tư và tâm hồn khắc khoải. Tác giả đã cố minh chng bản chất ấy qua vụ bức tử Hồng Bảo, giết toàn bộ tám mạng gia đình Đinh Đạo sau vụ "Chày vôi" tht bại, và giết luôn con gái của Đoàn Trưng, em Xuân Lan xinh xắn bé bng, vô tội. Lời dụ của Tự Đức ghi rõ: "Trừ ác phải trừ tận gc! Điều gì nên cắt đứt phải cắt đt ngay. Trẫm thà chịu tiếng tàn bạo mà trừ được cội rễ ác nghiệt, không để ni lo cho con cháu"…

Ở các nhân vật khác như Tùng Thiện Công, Hồng Tập, Thể Cúc, Nguyễn Tường Tộ, Phạm Lương, Trương Trọng Hòa, Nguyễn Đình Tứ, nhà sư Nguyễn Văn Quý Thái Vũ cũng đã có một thái độ khách quan khi mô tả họ. Mỗi nhân vật có một tính cách riêng. Có thể nói tác giả đã rt nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm khi nhận định bản chất mỗi con người để sáng tạo ra những nhân vật đin hình của thời đại.

Tác gi
cũng rất chú trọng đến việc sử dụng ngôn ngữ địa phương và phong cách diễn đạt của người xứ Huế. Đây là một điều khó khăn cho các nhà văn không sinh trưng Huế khi phải viết li đi thoại giữa các nhân vật hoàng phái vào thế kỷ XIX. Buổi nói chuyện giữa Thể Cúc và công chúa Mai Am (chương 4) và buổi nói chuyện giữa Đoàn Trưng với vợ và mẹ quê nhà (Chương 1) là nhng dẫn chng cụ thể về li nói chuyện "rt Huế". Nhưng nếu tác giả am hiểu sâu sắc hơn chút nữa về cung cách xưng hô cung đình thì các đoạn đối thoại giữa vua Tự Đức với quý nhân Nguyễn Thị Bích, cũng như với các quan trong triều sẽ nhuần nhuyễn chính xác hơn. Dưới triều Nguyễn, các vợ vua dùng tiếng "phưng đúc" là tiếng nửa Huế, nửa Nam.

Tác phẩm sẽ gây được ấn tượng mạnh và hấp d
n nếu tác giả mô tả trận tấn công của quân khi nghĩa "Chày vôi" vào kinh thành Huế kỹ càng hơn. Hầu như tác giả chủ yếu dựa trên sự tường thuật của một số sử liệu dưới triều Nguyễn, hư cu sáng tạo chưa nhiều. Chúng tôi thiết nghĩ, với khả năng của tác giả, đây là một chương có thể vận dụng trí tưởng tượng để hư cấu các tình tiết sống động, tăng thêm phn hấp dẫn cho tác phm. Tôn trọng sự chân thật của lịch sử trong một tiu thuyết lịch sử không có nghĩa là trung thành một cách bị động vào các chi tiết khô khan trong sử. Người viết có quyền sáng tạo miễn sao đừng làm sai lệch, bóp méo các dữ kiện lịch sử. Nếu có giới hạn thì có lẽ nên dè dặt khi hư cấu các sự kiện chung quanh cuộc đời một nhân vật đã đi vào lịch sử, mối tình tuyệt vọng giữa Hồng Tập và Công nữ Nhu Trang thiết nghĩ là một trường hp hư cấu chưa đúng chỗ. Vì Hồng Tập đã trở thành một nhân vật lịch sử của dân tộc nên cn tôn trng đời tư để giữ tính chân xác của lịnh sử.

Tác giả đã b
công nhiều khi nghiên cứu những đin lệ tập tục nghi lễ chốn cung đình, vì vậy cần chú tâm thêm khi hư cấu. Trường hợp bà quí nhân Nguyễn Thị Bích cùng thái giám Nguyễn Phượng ra khỏi nội cung tìm Mân lý để thuyết phục nàng làm vợ vua dưới hình thức gia nhập đoàn múa hát tnh Quang viện là một trường hợp không thể có dưới triều Nguyễn, vì nghi lễ cung đình buộc vợ vua không thể rời Đại Nội đ tiếp xúc với thường dân một cách dễ dàng như vậy.

Duyệt Thị Đường là một nhà hát chỉ
dành cho vua, các thân vương và quan lại cao cấp xem. Thường trong những ngày đại lễ, nhà vua cho dựng rạp lộ hiên Phu Văn Lâu cho dân chúng xem múa bông và hát tuồng. Thái Vũ đã đẩy tưởng tượng mình đi hơi xa khi cho thường dân được phép vào Đại Nội xem hát để nhân tiện xem mặt vua! Thực tế nếu có vào được Duyệt Thị Đường vẫn không thể nào thấy vua được, vì nhà vua và cung tần được che bằng một tấm đố nhẹ, mỏng dù là khi cùng ngồi xem tuồng với các đại thn nước ngoài.

Mộ
t vài chi tiết nhỏ trên mong chỉ b sung cho tác phẩm hoàn hảo hơn, cũng như khi đề cập đến các trò chơi dân gian, ghi lại các bài đồng dao. Thái Vũ đã ghi khá chính xác các bài trẻ em thường hát, đã chú ý rất sắc sảo tiếng chưởi đổng "ông nội" vốn quen miệng của người Huế, duy chỉ kể lầm tên một con vật trong trò bài vụ. Đó là con heo, thay vì con cua, vốn là một con trong trò chơi "bầu cua nai", được ph biến trong dân gian vào đầu thế kỷ XX đến nay.

Để x
ác định nguyên nhân và mục tiêu tranh đấu của quân khởi nghĩa "Chày vôi", tác giả đã dùng lời của Đoàn Trưng nói với Sư Quý:

"Như vậy, sau này nếu luận tội, bàn công, hẳn con cháu đất nước này phải thấy rằng: Khởi từ giặc Tây Dương
đến cướp nước, vua Tự Đức là k đầu tiên đầu hàng giặc, còn Phan Thanh Giản là kẻ đu tiên dâng nước cho giặc. Ta đánh vào Đại Nội là trong cơ nguyên đó".

Mục đích chiến đấu của Đoàn Trưng đã rõ ràng. Lá c "ngũ đại hoàng tôn" chỉ là một chiêu bài để tập hợp lực lượng kháng chiến, để cho cuộc khởi nghĩa được "chính danh" trong ý thức hệ phong kiến. Suy tôn Đinh Đạo chỉ là một cơ hội để thực hiện mộng cứu dân, cứu nước ra khỏi him họa xâm lược của Tây Dương. Cho đến cuối đời, Đoàn Trưng vẫn nhấn mạnh đến động lực và ý nghĩa của cuộc chiến đấu của mình qua "Trưng nghĩa ca" dài 498 câu lục bát hùng tráng. Đó là một bản cáo trạng chế độ phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng thực dân, phản ánh sự phẫn nộ của toàn dân trước sự áp bức, bóc lột của vua quan nhà Nguyễn, tiêu biu nht là việc xây Khiêm lăng, đồng thời cũng chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân Pháp:

Trong
trừ tđạo cho thanh
Ngoài cùng Tây tặc tranh hành một phen


Xác định đúng hướng mục đích của cuộc khởi nghĩa trong "Biến động
", đó là một đim son của Thái Vũ.

Sẽ thiếu sót lớn nếu không nêu ra những đoạn gây cho người đọc sự hưng phấn, bồi hồi. Khi đoàn quân "chày vôi" try về kinh đánh vào Đại Nội, ngọn bút đy thi t của tác giả đã vẽ lại được cảnh rộn rịp của một đoàn quân chính nghĩa, tự nhân dân mà ra được nhân dân ủng hộ... Đây là bài ca ra trận bừng bừng hào khí của những người bị áp bức, bóc lột, giờ đã vùng lên:

"Lệnh xuất quân mọi người phải
im lặng. Không ánh đuốc, không trống chiêng,

Quân
trẩy như nước

Sông Hương!

Sông Hương
, phải chăng cách trở đôi bờ? Không! Đò đã dàn từ bến Trường súng xuống Trường Tiền. Đò đón từ b Nam đưa quân qua bờ Bắc! Đò An Truyền, đò Mậu Tài, đò Dương Nỗ, bên Kim Luông, tại Vạn Xuân, từ Bãi Dâu, Cồn Hến... Cám ơn Lê Chí Trực, người đặc trách việc qua sông, cám ơn bà con An Truyền, Mậu Tài, Dương Nỗ… Ôi, phải chăng từ buổi đưa thuyền năm đó, bạn trao nhớ lại tình xưa? Ông già đội trưng thuyền Dương Nỗ trước đây đón Đoàn Trưng xuống thuyền mình:

- Anh Trưng.

Lời nói nghẹn lại trong cổ ông khi Đoàn Trưng đến cầm tay, ông ra hiệu lặng yên:

- Bác! Cm ơn bác...

Và Sông Hương con nước xuôi về hướng Đông, sóng nào tr
lại - Thảm mặc hi ba - nay sóng đó, trở lại ngược dòng chăng để đưa ngưi qua sông đánh vào Đại Nội" (tr. 313).

Đêm Đoàn Trưng phải th lộ cùng người vợ thân yêu mưu đồ đại sự, ngưi đọc khó ngăn được sóng xúc cảm trào dâng:

- Mình, tôi muốn bàn tí chuyện.

- Dạ...

Thể Cúc nhẹ nhàng lót con ngủ rồ
i quay người về phía chồng. Anh đang ngồi đó, đèn không thắp, nhưng Thể Cúc thấy dường như anh đang còn nghĩ mung lung về một chuyện gì đó. Hơn nữa tiếng "mình" để gọi vợ, anh rất ít dùng, cứ một "nàng", hai "nàng" hoặc tinh nghịch thì gọi là "ờng". Đêm nay, sao lại thế? Có chuyện gì, chuyện gì? Cô đang phân vân như vậy thì Đoàn Trưng đã ấp đầu vào vai vợ, đưa tay s nhẹ, thoa thoa lên ngực vợ.

- Mình hẳn phải hiểu và sẽ hiểu điều tôi cần nói rõ với mình. Người mẹ có con và đất nước cũng có những ngưi con. Bàn tay ngón ngắn ngón dài, con năm đứa, đâu phải đứa nào cũng giống đứa nào. Nay đất nước đang lâm vào cảnh hết sức nguy khốn, cứu dân đâu phải một sớm một chiều, mà kẻ nắm quyền tối thượng của đt nước hiện nay thì như thế (...)

Thể Cúc càng nghe chồng nói, nước mắt càng chảy đầm đìa. Cô muố
n quì xuống phủ phục dưới chân chồng, thấy chồng lồng lộng như vì sao sáng chói trên trời cao, còn mình thì...

(.....)

- Vậy còn mạ?

- Mạ ta?

- Dạ...

- Mạ thì nàng biết rồi đó! Không một người mẹ nào chịu lùi trước cái chết khi cần quên mình vì đại nghĩa, mà đạt nghĩa đây là cứu dân, cứu nước.

- Anh Trưng

- Chính nàng, nàng cũng là một người Mẹ" (tr. 430 - 433)

Đó là hai trong những trang "THƠ" hay nhất của tác ph
m.

"Biến động" trở thành một bản anh hùng ca, d
t dào tính chiến đấu trữ tình. Chủ nghĩa nhân đạo chan hòa với chủ nghĩa yêu nước lan tỏa khắp những trang sôi bỏng nhiệt tình cứu nước của tác phm.

Thái Vũ xứng đáng được người đọ
c tin tưng nghệ thuật viết tiu thuyết lịch sử của mình.

3 -1986
T.T.B
(18/4-86)








Các bài mới
Các bài đã đăng
Hy sinh (02/12/2011)