Tạp chí Sông Hương - Số 119 (tháng 1)
Đó là bản đàn Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe lần cuối trong ngày tái hợp. Bản đàn chứa đầy những mâu thuẫn nghịch lý, bởi vì cũng như bao lần trước, lần này vẫn là bản “bạc mệnh” năm xưa. Nhập hồn Kim Trọng, Nguyễn Du bình luận: Lọt tai nghe suốt năm cung Tiếng nào là chẳng não nùng (*) xôn xaoTác quyền và nghệ nhân biểu diễn vẫn là nàng Kiều chứ không còn ai khác, nhưng thật lạ: Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?Kim Trọng, tri âm và trong cuộc vẫn không khỏi "hồ đồ", huống gì chúng ta, những người đến sau Nguyễn Du muộn hơn hai thế kỷ?
Cuộc triển lãm này nằm trong khuôn khổ triển lãm mỹ thuật 8 khu vực của cả nước năm 1998, do Hội Mỹ thuật Việt cùng các Sở VHTT và Hội VHNT địa phương phối hợp tổ chức. Với 6 tỉnh khu vực bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), đây là cuộc triển lãm lần thứ III.
Với chủ đề : “Ân tượng Huế - Việt , 1998”, Trại sáng tác Điêu khắc Quốc tế lần thứ II đã được tổ chức tại Huế từ ngày 1.11 đến 15.12.1998. Có thể nói, đối với người dân xứ Huế thì có lẽ đây là lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến một hoạt động nghệ thuật hết sức quy mô và rầm rộ như thế này. Quy mô ở góc độ tổ chức mang tính chất quốc tế và rầm rộ ở tính chất đặc thù của thể loại nghệ thuật là điêu khắc ngoài trời.
Nhân dịp kỷ niệm 5 năm UNESCO công nhận Huế là "Di sản Văn hóa Nhân loại" (1993 - 1998), Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và một nhóm họa sĩ đã cùng nhau tổ chức một chuyến đi về Huế để sáng tác tại chỗ.
Nếu kể cả những công trình nghiên cứu văn hóa, địa lý, lịch sử có đề cập đến các địa danh ở các tỉnh Trung Trung Bộ thì xưa nhất phải kể đến “ Ô Châu cận lục” của Dương Văn An đời Mạc chép về sông núi, thành trì, phong tục của xứ Thuận Quảng, từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Kế đến là “ Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn tập hợp những tài liệu về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa trong thời gian làm đô đốc xứ Thuận Hóa cuối thế kỷ 18.