Tạp chí Sông Hương - Số 24 (T.3&4-1987)
Những ngọn đèn chưa thắp

L.T.S: Sherwood Anderson (1876 - 1941) là nhà văn lớn của Mỹ. Ông có nhiều tư tưởng tiến bộ, và thường tỏ thiện cảm với những lực lượng vô sản cách mạng Mỹ, đặc biệt là trong những năm 1931 - 1935. Truyện ngắn "Những ngọn đèn chưa thắp" (Unlighted Lamps) của ông dưới đây được liệt vào một trong những chuyện ngắn xuất sắc trong nền văn học Mỹ từ trước đến nay. Câu chuyện về bi kịch nội tâm của những con người không phá vỡ nổi bức tường ngăn cách giữa những tình thân và cho đến khi nhắm mắt vẫn chưa kịp thắp lên ngọn lửa thông cảm.

Thơ Sông Hương 04-87

Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương  - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh

Người đàn bà bên hồ


HỒ HỒNG TRÂM

Ngày mùa trong thành phố


TRẦN VIỆT DŨNG

Vắng cách


NGUYỄN THỤY KHA

Chân dung văn học: Nguyễn Hàm Ninh

HOÀNG MINH TIẾN

Nhắc đến các bậc danh nhân văn chương triều Nguyễn không ai không nhớ câu truyền tụng: "Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán, Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường". Thế mà cả Tùng Thiện Vương và Cao Bá Quát đều rất quí trọng tài năng thơ Nguyễn Hàm Ninh(1).

Một vùng đất nhức nhối

HOÀNG HỮU CÁC

Tiếng chân giày của trung tá Nguyễn Đình Sơn bước bồn chồn trên nền đất ẩm của căn hầm kiên cố dùng làm sở chỉ huy của đoàn B15 bộ binh là âm thanh duy nhất tôi nghe được ở đây trong chiều hôm nay.

Thơ trẻ Huế dưới dấu hiệu của một phong trào

PHẠM TẤN HẦU

Trong bản tham luận về mảng thơ trên trang viết đầu tay của Tạp chí Sông Hương do anh Hoàng Dũng trình bày tôi thấy có chủ ý nói đến tính khuynh hướng. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được đặt ra một cách chặt chẽ, sâu sắc. Theo tôi, nếu hướng cuộc thảo luận đến một vấn đề như vậy chắc sẽ đem đến cho những người viết trẻ nhiều điều bổ ích hơn.

Đọc Trang viết đầu tay trên Sông Hương

PHẠM PHÚ PHONG - HOÀNG DŨNG

Trang viết đầu tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời của người cầm bút. Đó là điểm mốc, là bước chân đầu tiên đặt lên con đường hun hút xa, đầy lo ngại nhưng cũng hết sức hấp dẫn.

Bạn gái ở Huế những năm 20

TRẦN THỊ NHƯ MÂN

Tôi sinh ra trong gia đình quan lại, đã mấy đời làm quan với triều đình Huế(1). Khi tôi lớn lên thì chế độ cai trị của thực dân Pháp đã bước vào giai đoạn ổn định sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiếc ngai vàng của nhà Nguyễn từ nay trở đi chắc không còn phải chịu những cơn sóng gió đáng kể chi nữa.

Tới đích

TRUNG TRUNG ĐỈNH

Tôi không thể nhớ lại mạch lạc những cuộc hành trình của tôi đã diễn ra thế nào khắp thủ đô. Nhưng hôm nay, nhờ sự ưu ái của bạn bè đã xin giúp cho nhà tôi có chỗ làm - ít ra cũng được gọi như thế, khiến bây giờ tôi có cái yên tâm của người chồng mà bấy lâu tôi cứ tự cho là mình hỏng.

Về thăm quê

VÕ QUANG YẾN
(Thân tặng tất cả các bạn yêu Huế)

37 năm ra đi tưởng không hẹn ngày về. Thế mà rồi tôi cũng mua vé máy bay lên đường về thăm quê.

Ánh trăng rừng cọ


NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

Một mình lên Thiên Mụ


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Cảm thụ Huế

TRẦN BẠCH ĐẰNG

Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.

Câu chuyện bí mật của mùa thu

THÙY LINH

Mùa thu đã đến, mùa đẹp nhất trong năm đối với tôi. Tôi có cảm tưởng vào tiết thu mát mẻ, dịu buồn, con người ta sống với nhau tốt hơn và xử sự đẹp đẽ hơn.

Kinh nghiệm viết sự thật

HOÀNG NGỌC HIẾN
(Đọc "Thám tử đau buồn" của Viktor Axtaphiev)

Tiểu thuyết Thám tử đau buồn ở trong số những tác phẩm ưu tú của văn học Liên Xô viết trước Đại hội lần thứ XXVII Đ.C.S.L.X và chứa đựng dự cảm những tư tưởng và tinh thần của Đại hội.

Thơ Tsvetaeva

L.T.S: Cùng với Blok, Mai-a-cốp-xki, Ê-xê-nhin, Pa-xter-nak... Ma-ri-na Xvê-ta-ê-va (Marina Tsvetaeva 1892 - 1941) là một trong những nhà thơ Nga - Xô Viết lớn nhất của thế kỷ XX. Đường đời của bà là con đường đầy gian truân của một trí thức phải khắc phục nhiều lầm lỗi để đến với chân lý cách mạng. Một trái tim nồng cháy tình yêu Tổ quốc, dân tộc, nhưng Xvê-ta-ê-va mất gần 20 năm sau Cách mạng Tháng Mười sống lưu vong ở nước ngoài và trở về đất nước không được bao lâu thì mất.

Xin đừng đùa với thơ

NGUYỄN QUANG HÀ

Vợ một người bạn làm thơ của chúng tôi, trong bữa anh em tụ tập ở nhà chị "lai rai" với nhau, chị cũng góp chuyện, vui vẻ và rất thật thà.