Tạp chí Sông Hương - Số 288 (T.02-13)
Trang Thơ Xuân 2-2013

Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài

Đi qua những vườn mai Huế

VÕ NGỌC LAN 

Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.

Mùa xuân cho ngày mai

Nhạc và lời: DƯƠNG BÍCH HÀ
 

Công năng và sự thật của ngọc rắn

BÙI NGUYÊN

Trên dải đất hẹp của miền Trung, hầu như ở địa phương nào cũng có những thần y chữa bệnh bằng ngọc rắn tổ truyền. Một loại ngọc được truyền tụng là mang đầy công năng kháng độc và bao giờ lý lịch thần vật ấy cũng gắn liền những huyền tích đầy tính duy linh.

Xuân hoan ca

Nhạc và lời: HOÀNG TRỌNG MỘC
 

Xuân sớm

CÁI NẾT  

Trên cánh đồng lúa Mụ Dâu ngút ngàn, lạ thay, người ta không thấy màu xanh non của mạ, chỉ thấy một rừng hoa dài đến tận chân trời…

Biểu tượng rắn, từ ngôn ngữ đến văn hóa

TRẦN VĂN SÁNG 

Biểu tượng (symbol) là một thành tố không thể thiếu trong mỗi nền văn hóa. Xét về một phương diện nào đó, văn hóa là một hệ biểu tượng.

Trang thơ nước ngoài 2-2013

JEZIBELl - RM.SHANMUGAM CHETTIAR

Bức thư dã quỳ

NGUYỄN THỊ THÁI  

Bao lâu rồi dã quỳ nồng nhiệt, dã quỳ rủ rê, dã quỳ khắc khoải, dã quỳ đớn đau. Tây Nguyên thấp thỏm màu vàng, mỗi người có một lần đợi mong, người thiếu phụ mang trong ngực tháng mười mơ ước, nhập vào sắc hoa hoang dại mênh mang thương và nhớ.

Phong trào đô thị Huế trong Xuân 1968

LÊ VĂN LÂN

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.

Rắn Đại Nội, sự thật và huyền thoại

TRỌNG BÌNH  

Rắn là loài vật xuất hiện sớm và có sức ám ảnh mạnh mẽ trong hầu hết các nền văn hóa của nhân loại. Rất nhiều nơi trên thế giới có tín ngưỡng thờ rắn, tùy vào đặc điểm văn hóa của từng quốc gia, khu vực lãnh thổ mà con vật này biểu trưng cho các lớp ý nghĩa khác nhau.

Tác phẩm mới tháng 2/2013

BỬU CHỈ, ĐƯỜNG BAY NGHỆ THUẬT VÀ KÝ ỨC TRẦN GIAN, nhiều tác giả, Nxb. Hội Nhà văn 2012.

Rồng rắn lên mây

NGUYỄN DƯ  

Nước ta nhiều núi rừng, sông lạch. Lắm thuồng luồng, rắn rết. Rắn bò vào điện thờ, chui vào sách vở, nấp trong quán ăn.

Nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh qua đánh giá của Unesco

TRẦN NGUYÊN HÀO

Năm 1987, tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa của Liên hiệp quốc, UNESCO trong cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 24 (tại Paris từ 20/10 đến 20/11) đã ra Nghị quyết phong tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh danh hiệu kép: “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn”.

Lệ chi ngoại sử

HOÀNG TÙNG

Năm 1442, vua Lê Thái Tông đi duyệt quân ở Chí Linh, đêm về nghỉ chân ở Lệ Chi Viên. Cùng đi với vua có người thiếp của Nguyễn Trãi tên là Nguyễn Thị Lộ. Đêm hôm đó, nhà vua băng hà. Triều đình quy tội Nguyễn Trãi thông đồng với Thị Lộ, âm mưu giết vua. Toàn gia họ Nguyễn bị tru di tam tộc.

KỶ NIỆM 45 NĂM TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1968

LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.

Thừa Thiên Huế trên bước đường mùa xuân

AN ĐÔNG  

Khi những hạt mưa cuối cùng của mùa đông đã ngớt trên mặt sông sóng sánh và những vạt nắng đã bắt đầu tràn đến trên đám lá cỏ tơ non, người ta biết từ đâu đó, mùa xuân đã nhẹ nhàng gõ cửa.

Bài viết cuối cùng của nhạc sĩ Phạm Duy gởi cho Tạp chí Sông Hương.

Trưa ngày 27/01/2013, cây đại thụ của làng nhạc - Nhạc sĩ Phạm Duy – đã qua đời, hưởng thọ 93 tuổi. Nhạc sĩ Phạm Duy có số lượng tác phẩm âm nhạc đồ sộ, trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng. Khi còn sống, nhạc sĩ Phạm Duy cũng thường xuyên cộng tác với Tạp chí Sông Hương. Chúng tôi xin đăng lại bài viết cuối cùng của nhạc sĩ đã gởi cho tòa soạn trước khi mất và đã được đăng trên Sông Hương số Tết Quý Tỵ 2013, như một nén hương tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa.

Trang 2/2