Tạp chí Sông Hương - Số 37 (T.5&6-1989)
Gặp gỡ Nguyên Ngọc

Chiều 15-4-89, 14 giờ. Phòng họp của Hội VHNT Bình Trị Thiên đã chật hết chỗ, nhiều người ngồi lên bậc cửa sổ.

Đổi mới sáng tạo để góp phần đổi mới đất nước

... Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI,- chúng ta tiến vào một thời kỳ mới của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; thời kỳ toàn Đảng ra sức khắc phục, tháo gỡ và quyết tâm hành động để đổi mới tương lai của đất nước.

Chuyện trò với Hoàng Xuân Hãn

LTS: Cách đây chưa lâu, báo Bulledingue (BD) của phong trào sinh viên trong tổ chức Hội Người Việt Nam tại Pháp, có tổ chức phỏng vấn giáo sư Hoàng Xuân Hãn trên hàng loạt vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội. Nội dung trả lời của giáo sư có thể giúp độc giả Sông Hương một số dẫn liệu mới hoặc gợi mở những cuộc trao đổi tranh luận bổ ích. Vì vậy, với sự đồng ý của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Sông Hương xin trích giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn này với độc giả.

Câu chuyện bị cắt xén sai

Nhự Chí Quyên là nhà văn ngoại sáu mươi, từng có tác phẩm những năm 1950. Truyện ngắn Thỏa nguyện (Như nguyện) của ông ca ngợi tấm lòng thương con của một bà mẹ công nhân, được coi là đặc sắc thời ấy.

Tìm thấy dấu vết một khu di tích kiến trúc cổ tại Huế, nghi là thuộc thời Tây Sơn

Như chúng tôi đã đưa tin, việc tìm kiếm lăng mộ Vua Quang Trung đang được các giới nghiên cứu ở Huế tiến hành. Dưới đây Sông Hương xin tiếp tục giới thiệu một luận cứ mới mà các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Huế mới phát hiện. Bài viết do anh Phan Thuận An, một thành viên của Trung tâm thực hiện.
S.H

Nhìn từ xa... Tổ Quốc!

NGUYỄN DUY

Nhìn từ xa... Tổ Quốc!

Tâm sự về nghề văn

HUY PHƯƠNG

(1)
Thế giới của văn học không phải là Thánh Đường mà cũng chẳng phải là nơi chợ búa.

Xem tranh của họa sĩ Trương Bé

NGUYỄN QUANG HÀ

Tranh của họa sĩ Trương Bé chưa nhiều. Sau hai mươi năm kể từ khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội, số tranh anh vẽ khoảng chừng hai chục bức. Nhưng người xem tranh luôn luôn bị đột ngột về bước đi của anh.

Phỏng vấn Hoàng Ngọc Hiến

Nhân hội thảo quốc gia về Stendhal tổ chức tại Huế, kỷ niệm 200 năm cách mạng Pháp (1789 - 1989) phóng viên Tạp chí Sông Hương có dịp gặp anh Hoàng Ngọc Hiến phỏng vấn "chớp nhoáng" trước thềm Đại hội Nhà văn những điều Sông Hương muốn biết cũng là điều anh Hiến đã bày tỏ với một tạp chí bạn. Nay giới thiệu cùng bạn đọc Sông Hương.

Vô thức trong văn học nghệ thuật

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG

Cách đây một thời gian có hai phóng viên báo Sông Hương đến gặp tôi, đó là hai người Huế. Vì thế tôi có ngay những tình cảm rất đẹp, tình đồng hương. Thứ nữa, tôi thầm nghĩ: Chắc là hai phóng viên này muốn trao đổi với mình về đề tài vô thức đây! Và quả thực như thế.

Tình vờ

PHẠM DŨNG

Các đại biểu về dự hội nghị văn thơ đều biết chị. Vì chị là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng và cũng bởi chị có một cách sống, như nhiều người nhận xét, kiêu ngạo và trác táng.

Trở về mái trường xưa

HOÀNG VŨ THUẬT
                Bút ký

Hồi ấy tôi cũng là ông giáo làng, sáng đi tối về. Chiến tranh như cái máy ủi đã san phẳng bất cứ thứ gì dựng lên trên mặt đất.

Mấy điều cần nói về tiểu thuyết "Phía ấy là chân trời"

PHẠM PHÚ PHONG

Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.

Câu chuyện của lòng tôi

QUỲNH NHƯ

"…Chỉ một mình, đêm khuya thao thức vắt tay lên trán, nước mắt đầm đìa tôi mới khẽ gọi "Mẹ ơi, mẹ ơi" như một đứa bé. Những lúc ấy tôi cô đơn vô cùng. Không có gì trên trái đất nầy có thể lấp bằng được. Người ta dù lớn dù nhỏ đến đâu đều cần đến mẹ biết bao nhiêu…"

Vua Hàm Nghi ghé làng tôi

PHAN QUANG
            Hồi ký

Vua Hàm Nghi ghé làng tôi. Vua nghỉ lại ở nhà tôi. Điều đó xảy ra một trăm năm về trước. Và nhà ấy là nhà của ông nội tôi.

Cún

NGUYỄN HUY THIỆP

1. Gây chuyện
Trong số người quen của tôi, tôi rất nể phục nhà nghiên cứu văn học K. Anh am hiểu các vấn đề lý luận văn học ở ta, lĩnh vực mà thú thực tôi không hiểu gì mấy. Những bài viết của K. có thời được nhiều người ví như "ngọn roi" quất vào "con ngựa sáng tác văn học" giúp nó phi nhanh hơn và không trật đường.