Tạp chí Sông Hương - Số Đặc Biệt (T.12-19)
Chùm tản văn


LÊ HƯNG TIẾN

Những điều hư thực

PHẠM THỊ ANH NGA  

Sao em vẫn chưa tin là chúng mình đã thực sự yêu nhau?

Tóc vàng sợi nhỏ

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

Jen học trước tôi hai năm, đàn chị. Cô là thường trú, PGY- 4, tôi là PGY- 2. Trong nghề chúng tôi, hơn nhau một năm đã là tình thầy trò, huống gì hơn hai.

Nước mắm

ĐỖ QUÝ DÂN   

Có lẽ tất cả những ai lớn lên ở Việt Nam đều biết đến nước mắm. Và đây chỉ là một câu chuyện. Một câu chuyện có chút liên quan đến nước mắm. Câu chuyện này cũng liên quan đến một người đàn bà được hoặc bị người ta gán cho cái tên Nước Mắm, hoặc Mắm, nếu người ta lười, chỉ muốn dùng một chữ để cho tiện gọi tên.

Sợi dây rối rắm khó lần

JEAN D’ORMESSON   

Jean D’Ormesson (1925-2017), Viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp; là một nhà văn hàng đầu của nước Pháp, “nhà văn của hạnh phúc” như người Pháp thường ca ngợi. Ông đồng thời là nhà triết học, nhà báo nổi tiếng, đặc biệt là những tiểu thuyết lịch sử giả tưởng, những tác phẩm văn học đậm mùi triết lý về cuộc sống và con người. Ông có trên 40 cuốn tiểu thuyết, phần lớn được ca ngợi và tái bản. 

Mối quan hệ giữa lòng bản và bài bản

DƯƠNG BÍCH HÀ  

Văn hóa dân gian, trong đó có âm nhạc, là một bộ phận nghệ thuật quan trọng trong nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam. Nó phản ánh sâu sắc những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người. Nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của nhân dân và phục vụ nhân dân. Song song với cuộc sống của con người, nó đã tồn tại qua mấy nghìn năm lịch sử đến nay.

Cơ chế dân gian trong hoạt động truyền thông ở các thôn bản người dân tộc thiểu số

NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG - TRẦN HỮU SƠN  

Truyền thông rất quan trọng trong việc quản lý vận hành phát triển xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, các thôn bản miền núi đang đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì truyền thông càng có ý nghĩa quyết định trong việc làm chuyển biến nhận thức, hành vi của người dân.

“Miền thương nhớ” của Hà...

TRẦN THÙY MAI  

Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!

Âm nhạc kết nối “triệu triệu trái tim”

NGUYÊN CÔNG HẢO  

Sau Đại hội tháng 01 năm 2013, vừa ổn định xong công việc tôi được nhạc sĩ Nguyễn Trung, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc của tỉnh Bắc Ninh mời đi dự chương trình Liên hoan âm nhạc các tỉnh, thành phố kết nghĩa tại thành phố Huế vào tháng 4 năm 2013.

Sắp xếp lại ý thức viết

VÕ CÔNG LIÊM  

Bất cứ là văn, thơ hay biên khảo, ký sự… nói chung là viết.

Góp thêm tư liệu về lễ tế Nam Giao năm 1936

ĐỖ MINH ĐIỀN  

Lễ tế Đàn Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới thời nhà Nguyễn. Trong phân cấp hoạt động tế tự, tế Giao được liệt vào hàng đại tự, do triều đình đứng ra tổ chức.

Sự thật của nhà thơ

NGUYỄN QUANG THIỀU  

Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.

Ngất ngưởng

PHẠM THỊ CÚC  

Chú tên là Đô, người làng Thanh Thủy, nhưng không phải làng Thanh Thủy Chánh có Cầu Ngói, mà là Thanh Thủy Thượng, bây giờ gọi là Thủy Dương, cùng quê với nhà thơ Phùng Quán. Chú không phải là nhà thơ nên ngất ngưỡng kiểu khác, đặc biệt hơn.

Nam Đông không xa

PHẠM HỮU THU

Ngồi trong ngôi nhà Gươl ở huyện Nam Đông, tôi thật sự phấn khích khi được những cô gái Cơ Tu, dịu dàng trong bộ thổ cẩm mời thưởng thức những món ngon được chế biến từ “cây nhà lá vườn” hay sản vật của núi rừng Thừa Thiên Huế.

Chùm thơ Trần Quang Phong


TRẦN QUANG PHONG

Ba nhà thơ Việt ở Mỹ

ĐỖ QUYÊN  

1.
Du Tử Lê
thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.

Thi pháp lục bát Ngô Minh

HỒ THẾ HÀ  

Lục bát là thể thơ đặc trưng thể hiện bản sắc và tâm hồn dân tộc Việt. Nó trở thành tình cảm, tâm thức sáng tạo và tiếp nhận của nhân dân từ ngàn đời nay, nó trở thành hữu thức và “vô thức tập thể” trong sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt vật chất của toàn dân.

Dì Ba chẻ chữ

1.
Ở xóm Bà Tàu, mỗi lần nhắc tới cái ác của Quản Ló thì ai nấy thảy đều tội nghiệp và cảm thông bà Tám Hội Đồng, má đẻ Quản Ló. Vì, “Sanh con ai nỡ sanh lòng/ Nuôi con ai chẳng vun trồng cho con” (Ca dao). Và, như lời người xưa: “Cha mẹ sanh con, trời sanh tánh”.

Nhớ mưa Huế


Nhạc và lời: Đoàn Lan Hương

Chùm thơ Nguyễn Hải Thảo


NGUYỄN HẢI THẢO

Trang 1/2