Tạp chí Sông Hương - Số 49 (T.5&6-1992)
Phải chăng vua Minh Mạng giết vợ con hoàng tử Cảnh?
14:55 | 12/05/2021

THÁI VŨ

Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng), sinh năm 1791 tại Gia Định, là con trai thứ 4 của Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh, nối ngôi vua năm 1820 lúc 30 tuổi.

 

Phải chăng vua Minh Mạng giết vợ con hoàng tử Cảnh?
Tranh vẽ Hoàng đế Minh Mạng trong sách của John Crawford - Ảnh: wiki

Mẹ là thứ phi (1) của Gia Long (sau này là Thuận thiên Cao Hoàng hậu), con gái Tham tri Bộ Lễ Trần Hưng Đạt, quê ở Văn Xá (Thừa Thiên). Bà là người hầu của mẹ Gia Long, cùng ra Quảng Trị ẩn náu ở làng An Do gần Cửa Tùng thời nhà Tây Sơn, rồi cùng trốn vào Nam và được tuyển cho Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) lúc 13 tuổi.

Chân dung hoàng tử Cảnh lúc bảy tuổi do họa sĩ Maupérin vẽ tại Pháp vào năm 1787 - Ảnh: wiki

Lúc Minh Mệnh được 3 tuổi (1973) thì Hoàng tử Cảnh 5 tuổi theo Bá-đa-lộc qua Pháp cầu viện, trở về. Ít lâu sau Gia Long xưng vương, lập Cảnh làm Đông cung Thái tử, dưới sự bảo trợ của Bá-đa-lộc và Lê Văn Duyệt. Cảnh được Gia Long cho theo Gia-tô-giáo. Mẹ Cảnh, là chính phi (sau này là Thừa thiên Cao Hoàng hậu), con gái Chưởng dinh Tống Phúc Khuông, người huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, vào Nam theo chúa Nguyễn Phúc Chu (1674-1725), Hoàng tử Cảnh có 2 em là Hoàng tử Hy và Hoàng tử Tuấn.

Gia Long nhờ Bá-đa-lộc giúp đỡ vũ khí và quân nhân người Pháp như Manuel, J.B Chaigneau, Félix Vannier v.v..., để đánh Tây Sơn, nên đã thuận cho cả ba con trai theo đạo Gia-tô. Trong một thư của La Mothe gửi cho cố đạo Mesnard ở Lorient đăng trong Archives des Missions Étrangères de Paris, có đoạn ghi: "Tôi không chắc là chúng ta sẽ được nhiều lợi trừ khi ông (Gia Long) nhường ngôi cho người con theo Gia-tô giáo, của ông".

Hy vọng đó tiêu tan, khi trước trận thắng quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại (Quy nhơn)- tháng 5.1801- Hoàng tử Cảnh đột ngột chết ở Gia Định vì bệnh đậu mùa ngày 20-3-1801, ở tuổi 22. Tiếp đó Hoàng tử Hy (sinh 1782) được Gia Long cho giữ chức Lưu tuần, trông coi toàn đất Gia Định (Nam kỳ), cũng chết ngày 21-5-1801 trong trận Thị Nại, lúc mới 20 tuổi (theo thư của Borissy gửi Giám mục M.Létondal ngày 11-4-1801, khi nói về tuổi của Hoàng tử Hy với chức quan mà Hy nhậm). Như vậy, sau cái chết của Hoàng tử Tuấn vì bệnh, đến cái chết của Cảnh và Hy, việc nối ngôi thuộc quyền chính thống ắt phải về tay con của Hoàng tử Cảnh là Mỹ Đường Nguyễn Phúc Đán, Tức Mỹ Đường Ứng Hòa công sau này (như các sách vẫn dẫn).

Tháng 5-1801, nhờ chiến thuyền phương Tây và các quân nhân Pháp, Nguyễn Phúc Ánh thắng trận đầm Thị Nại - Qui Nhơn, tháng 6 kéo quân ra chiếm Phú Xuân của triều đại Tây Sơn Vua Cảnh Thịnh. Qua tháng 7, ra Bắc chiếm Thăng Long, vào điện Kính Thiên của vua Lê cũ. Nguyễn Phúc Ánh chưa thực sự lên ngôi (vì còn đợi sắc phong công nhận của triều Mãn Thanh), nhưng lấy niên hiệu là Gia Long (theo Paul Boudet trong bài Tàng thư viện các vua An Nam và lịch sử An Nam - Les Archives des Empereurs d’ Annam et l’histoire Annamite, BAVH, số 3,1942) thi Gia là từ Gia Định, còn Long từ Thăng Long. Còn theo Lương An thì phái đoàn Trịnh Hoài Đức, rồi phái đoàn Nguyễn Hữu Thận sang gặp vua Gia Khánh (1796 - 1820) nhà Thanh, bị hỏi sao lại đặt niên hiệu Gia Long, có phải ý muốn cho rằng Gia Long ngang hàng với cả hai vua thiên triều là Càn Long và Gia Khánh không? Nguyễn Hữu Thận đã trả lời: "Nam Gia Định, bắc Thăng Long, c vị Gia Long dã" - phía nam có tên Gia Định, phía bắc có tên Thăng Long, nên mới có tên (quốc vương) là Gia Long.

Ngày 6-10-1803, vua Gia Khánh nhà Thanh mới có chiếu chính thức phong Nguyễn Ánh làm Việt Nam quốc vương, với một ấn bằng bạc khắc Việt Nam quc vương chi bửu. (Việc phong vương và ban tỉ ấn của Trung Quốc không hẳn là thần phục Trung Quốc mà có thể chỉ là việc công nhận bên ngoài của một cường quốc như ngày nay. T.V). Tuy nhiên, mãi năm năm sau, ngày 28-6-1806, Gia Long mới chính thức làm lễ đăng quang ở điện Thái Hòa là Hoàng đế Việt Nam.

Ngay sau lễ đăng quang, Gia Long cho đóng Kim sách gồm 10 tờ bằng vàng ròng, để muôn đời sau chứng minh dòng họ Nguyễn Phúc con cháu nối ngôi trị vì thiên hạ.

Năm 1816, Lê Văn Duyệt đang giữ chức Tổng trấn Gia Định được triệu về Kinh cùng Nguyễn Văn Thành bàn ngôi trừ nhị (nối ngôi), vì Gia Long thấy mình suy yếu. Lê Văn Duyệt gợi ý lập hoàng tôn (cháu vua), con hoàng tử Cảnh, tức Mỹ Đường. Gia Long đã gạt đi:

- Quốc Pháp đã nói rõ: "phụ trái tử hoàn" cha mắc nợ con phải trả không bao giờ để cho cháu phải trả. Đán (tức Mỹ Đường) là cháu, tuổi còn nhỏ, nên trẫm nghĩ lập ngôi trừ nhị không ai ngoài Đảm. Đảm là con ta, dù mẹ là thứ phi, nay đã gần 30 tuổi, ắt biết lo toan việc thiên hạ"(2).

Hoàng tử Đảm nối ngôi Gia Long, lấy hiệu là Minh Mệnh, nhưng Kim Sách đã ghi là dòng chính (hoàng tử Cảnh) nối ngôi và ấn bạc do vua nhà Thanh phong lại do bên Nguyễn Phúc Đán giữ (sau này mới gọi là Mỹ Đường theo thân phiên thế hệ với tước Ứng Hòa công). Đó là điều Minh Mệnh canh cánh bên lòng khi Lê văn Duyệt còn sống vì giữa Minh Mệnh và Duyệt vốn đã có hiềm khích từ trước (như việc chém đầu Huỳnh Công Lý, bố một bà phi của nhà vua, Phó Tổng trấn Gia Định) khi Duyệt coi như là cát cứ cả vùng đất Nam Kỳ, dựa vào lực lượng giáo dân, Hoa kiều, và nhất là đám quan lại địa chủ mới cũng như các giáo sĩ vốn có công lớn với Gia Long khi còn là Nguyễn Ánh. Chính Duyệt cũng là người bảo trợ Ứng Hòa công Mỹ Đường (Nguyễn Phúc Đán) với ý đồ sau này Mỹ Đường sẽ là người kế ngôi Minh Mệnh, chứ không phải con cháu Minh Mệnh. Việc Minh Mệnh giao cho Đông các Đại học sĩ Đinh Nguyên Phiên năm 1823 dự thảo dâng lên mười bài Phiên hệ thi (Mỹ, Lệ, Anh, Cường, Tráng...) và một bài Đế hệ thi (Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh...) là với ý thức khẳng định vai trò truyền ngôi cho chính con cháu mình, loại trừ hẳn dòng chính bên Hoàng tử Cảnh mà lúc đó Mỹ Đường là người đại diện duy nhất. Lê Văn Duyệt còn sống là cái gai độc đối với Minh Mệnh, khi dân lục tỉnh luôn coi Duyệt là một Phó vương và chính Gia Long trước khi chết đã "gửi gắm" Minh Mệnh cho Lê Văn Duyệt, các phái đoàn ngoại quốc đến Sài Gòn thời đó cũng coi Duyệt như vậy. Sử cũ ghi lại là tháng 8 năm 1882, phái đoàn Anh quốc do John Crawford đến Gia Định, đã gặp Phó Vương các Tỉnh phía Nam Lê Văn Duyệt (Vice-Roi des provinces du Sud), đề nghị được giao thương buôn bán và Duyệt đã chuyển tàu ra Huế, Minh Mệnh đã châu phê: "Tri đạo liễu, khâm thử" đã xem chứ không thuận.

Mối hiềm đó kéo dài đến khi Lê Văn Duyệt chết (1832) và Minh Mệnh trút hết nỗi căm hờn vào Lê Văn Duyệt qua chú thích các bài thơ trong tập Ngự chế tiểu binh Nam kỳ tặc khu.. "Tên quyền yêm Lê Văn Duyệt nuôi lòng bất trắc..." luôn tìm cách thay ngôi vua (Minh Mệnh) bằng một người dòng Nguyễn Phúc khác (con Hoàng tử Cảnh). Và chính Lê Văn Khôi trong cuộc dấy binh (1833) chống Minh Mệnh cũng đã dựng lên câu chuyện "người con của hoàng tử Cảnh được Lê Văn Duyệt gửi đi du học sắp trở về nước"... hỏi tội Minh Mệnh (theo J.Silvestre "L’Empire d’Annam et le peuple annammite-Paris, 1899" cái án Lê Văn Duyệt năm 1835 nói rõ thêm sự căm thù của Minh Mệnh đối với Lê Văn Duyệt:...."Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết" (Trần Trọng Kim: Việt Nam S lược, trang 214-215).

Nhưng thảm họa lại rơi vào vợ con Hoàng tử Cảnh lúc ấy đang ở Huế kể từ năm Minh Mạng thứ năm (1824), cả khi Lê Văn Duyệt còn sống, như Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ đã ghi: "ng hòa công Mỹ Đường có tội bị min làm thường dân. Mỹ Đường là con trai của Anh Duệ thái tử (Hoàng tử Cảnh). Trước đó có người cho là dâm dật, thông gian với mẹ đẻ là Tống Thị Quyên. Lê Văn Duyệt đem việc tâu kín. Vua sai bt thị Quyên giao cho Lê Văn Duyệt dìm chết và cm Mỹ Đường không được chu hu. Đến nay Mỹ Đường dâng sớ nói có bệnh, xin nộp trả sách ấn và xin min làm th dân, về ở nhà riêng... (tr. 104-105).

Cũng sách trên, trang 120, tháng 2 năm thứ 6 (1825) Minh Mệnh lại ghi: "Mỹ Đường đã có tội ở nhà riêng thường đến thăm con ở xã An Hòa, có người cho là trn, tâu lên. Vua bảo rằng: "Hành vi của nó hơn chó lợn, trm nghĩ cái tình Anh Duệ hoàng thái tử nên không n làm tội, nay lại nghe kẻ bậy bạ xui khiến, muốn làm gì chăng? Liền sai thị vệ bắt về, phái binh canh giữ, rồi thả".

Như vậy, về cái chết của vợ con Hoàng tử Cảnh nằm ở mấy trường hợp khác nhau, nhưng trường hợp nào cũng do từ Minh Mệnh cả:

1 - Theo DNTL chính biên, đệ nhị k thì vợ Hoàng tử Cảnh chết vào năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) khi Lê Văn Duyệt còn sống và chính Minh Mệnh "giao cho Duyệt dìm chết"Mỹ Đường là người dâm dật thông gian với mẹ đẻ là Tng thị Quyên. Như vậy Mỹ Đường vẫn còn sống và đã xin nộp trả sách n để làm thứ dân. Việc Duyệt tuân lệnh Minh Mệnh dìm chết vợ Hoàng tử Cảnh, vì tội "thông dâm với con trai"- loạn luân- hẳn đâu Duyệt vốn luôn tìm cách truất ngôi Minh Mệnh lại không có phản ứng?

2- Chi tiết Mỹ Đường "xin nộp trả sách ấn" tức là Kim sách và ấn bạc Việt Nam quốc vương chi bửu do vua nhà Thanh phong nên hiểu thế nào, bởi rằng hai vật tối ư quan trọng đó hẳn phải do ngự khố nhà vua giữ. Hoặc là Minh Mệnh chỉ "làm vua một thời", người kế ngôi sau phải là dòng chính hệ, tức Mỹ Đường, nên Mỹ Đường vẫn được quyền cất giữ? Sự việc này phải chăng có liên quan đến việc năm 1823 Minh Mệnh cho lập các bài Phiên HệĐế Hệ thi kia? Khi Minh Mệnh chỉ "có thơ" mà không có ấn phong lẫn Kim sách nối ngôi chính thống? Phải chăng Mỹ Đường được thoát chết một phần nhờ việc "xin trả sách n đó"?

3- Về cái chết của Mỹ Đường và mẹ là Tống thị Quyên, trong cuốn Souvenirs historiques sur Saigon Trương Vĩnh Ký cho biết là "Minh Mệnh đã bức tử vợ và hai con của Hoàng tử Cảnh trước khi biến Lê Văn Khôi nổ ra, nguyên do là Minh Mệnh đã có tư thông với vợ Hoàng tử Cảnh, khi bà có thai, nhà vua khép tội loạn luân và đã bức tử hai mẹ con".

Mathieu Đức trong Hạnh á thánh Marchand (tức cố Du theo Lê văn Khôi), lại ghi là khi Minh Mệnh hay tin Lê văn Khôi "giục loạn" phò An Hoà (tức Mỹ Thùy, em Mỹ Đường), nhà vua "giận lắm, bàn dạy xử tử hai con ông Đông Cung, song cũng vì tình mà cho hai ông ấy đặng "tam ban triều điển". Hai ông ấy đã uống thuốc làm một với mẹ mình, (trang 15-157).

Sự việc trên, Trần Trọng Kim trong VN sử lược (tr.187) ghi là "Việc ngài (Minh Mệnh) giết chị dâu là bà vợ Hoàng tử Cảnh và các cháu, thì không thấy sách nào ghi cả"(3). Ông cho là chỉ truyền ngôn, không rõ thực hư! Song ngoài những sách đã dẫn trên, Michel Đức, con trai cả của J.B.Chaigneau và Bénoite Hồ Thị Huề, trong cuốn Souvenirs de Huế Paris 1867, và bài Vương quốc Nam Kỳ (Royaume de Cochinchine) đăng trên báo Constitutionnel ngày 23 tháng 11 năm 1858, đã ghi cụ thể: "Đông cung Cảnh, sau khi từ Pháp trở về cùng Giám mục D’Adran, đã chết khi Gia Long tại ngôi. Đông cung để lại hai người con, một người đã chết vì bệnh, còn người kia (Mỹ Đường) bị kết tội tử hình vì đã phạm tội loạn luân với mẹ (Commis un inceste avec sa mère) Nhà vua sai chuyn đến cho Đán (Mỹ Đường) một bát nước (thuốc độc), một thanh gươm và một giải lụa. Đán chọn gii lụa, và sau đó bị bn voi xé xác. (theo A.Salles: J.B.Chaigneau et sa famille-BAV 1023). "Nơi Nguyễn Phúc Đán (Mỹ Đường) thắt cổ chết gần đàn Nam Giao, ngay trên đám đất mà trước đó J.B.Chaigneau (Bố Michel Đức) đã mua lại của bà Nguyễn Thị Thuận năm 1802 khi Gia Long hỏi vợ cho Chaigneau từ Gia Định ra ở Huế.

Như đã trình bày trên, vụ "Nghi án vua Minh Mệnh giết vợ con Hoàng tử Cảnh" là một sự kiện "thâm cung bí sử" không hẳn là "chỉ truyền ngôn, không rõ thực hư", như Trần Trọng Kim đã ghi trong Việt Nam sử lược, tập 2- và cả Ưng Trình nghi vấn trong Nguyễn Phước tộc. Các cụ là những người làm việc nghiêm túc, có thái độ thận trọng, không hẳn ngẫu nhiên ghi một tình tiết "tày trời" như thế vào một tác phẩm lịch sử được tin cậy của mình.

5-1991
T.V
(TCSH49/05&6-1992)

-------------
(1) Lúc đó Gia Long có ba phi: Quế Phi (đệ nhất phối, mẹ Hoàng tử Cảnh), Minh Phi (đệ nhị phối, mẹ Minh Mệnh và Kinh Phi (đệ tam phối tức bà Lê Thị Ngọc Bình). Ba bậc Phi đó, sau này Minh Mệnh đổi là: Quí Phi, Hiền Phi, Thần Phi.

(2) Trương Vĩnh Ký trong sách “Souvenirs historiques sur Saigon" ghi lời Gia Long: "Khi người ta chết, món nợ đòi phải do con mình trả, không phải cháu mình. Trẫm thấy không sai trái gì khi chọn một đứa con chứ không chọn một đứa cháu" (tr. 255- số 23 Excursions et reconnaissances, 1885)

(3) Chúng tôi cho rằng mọi việc "thâm cung" không phải được các sách ghi cả. Ngay chính kẻ trị vì lại cũng không thể biết, huống chi các Sử quán dù biết đâu dám ghi, thường chỉ "truyền ngôn".

 

 

Các bài mới
Ngày tốt (16/09/2021)
Mưa xanh (27/08/2021)
Các bài đã đăng
Ngày hội thơ (19/03/2021)