Tạp chí Sông Hương - Số 50 (T.7&8-1992)
Sứ mệnh kẻ sĩ trước nghĩa Cần Vương
09:36 | 06/01/2022

LÊ QUANG THÁI

Không hẳn nghĩa Cần Vương phát sinh từ khi kinh thành Huế thất thủ sau ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (5-7-1885). Sở dĩ người ta thường quen gọi phong trào chống Pháp từ khi vua Hàm Nghi xuất bôn và xuống chiếu kêu gọi toàn dân chiến đấu chống thực dân xâm lược từ năm 1885 - 1888 là phong trào Cần Vương, bởi lẽ vua Hàm Nghi là linh hồn của cuộc kháng chiến trong thời cao điểm chống Pháp.

Sứ mệnh kẻ sĩ trước nghĩa Cần Vương
Ảnh: internet

Từ trước cho đến nay, các nhà viết sử đã không thống nhất trong việc định vị phong trào Cần Vương, mỗi người có một cách nhìn không ai giống ai. Có thể nêu lên một vài quan điểm nhìn nhận để minh chứng cho điều đó.

Trước hết giáo sư Nguyễn Thiệu Lâu, tác giả sách Quc sử tạp lục đã viết:

"Nghĩa Cn Vương còn gọi là nghĩa Văn thân là sự chng cự của cả dân tộc Việt Nam ta, chng đối quân xâm lăng đất nước. Dù cho giới nho sĩ hay giới nông dân lãnh đạo mặc lòng : tôi không tham gia ý kiến gì về vấn đề giai cấp này. Dù sao dân tộc Việt Nam cũng đã đánh Pháp sau khi quân đội chính quy của triều đình thất bại. Nghĩa Văn thân là cuộc chiến tranh du kích của nhân dân; tuy sự ch huy do các nho sĩ, dù là các quan vũ của triều đình hay là các nhà nho đã chưa ra làm quan, tính đại khái nghĩa Văn thân bn mươi ba tháng" (1).

Với cách nhận diện này, tác giả đã quá giới hạn bằng cách gói gọn thời gian chiến đấu của vua quan nhà Nguyễn và quân dân Việt Nam từ khi vua Hàm Nghi ra chiến khu Tân Sở, Cam Lộ (Quảng Trị) cho đến ngày nhà vua bị bắt, và có tính thâm mấy tháng kéo dài cho đến ngày vua Đồng Khánh mất 27 tháng 12 năm Mậu Tý (1888). Thực ra giặc Pháp đã phải vất vả, khổ nhọc trong 38 năm mới đặt được nền bảo hộ trong khi cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn còn sôi sục và tiếp diễn.

Giáo sư Phan Khoang đã đặt mốc thời gian từ lúc phong trào Cần Vương bừng dậy đến hồi kết thúc một khoảng cách rộng hơn :

"Từ khi Gia Định thất thủ, nhiều kẻ thân hào trong sáu tnh Đồng Nai hoặc quan li triều đình đứng ra hiệu triệu qun chúng giúp người, giúp ca để chống đánh kẻ xâm lăng.

Những đoàn nghĩa quân kết thành, hoặc ly danh hiệu "Cn Vương", hoặc "Bình Tây Sát tả", hoặc "Dân chúng tự vệ" đi đánh quân Pháp khắp nơi" (2)

Giáo sư Nguyễn Thế Anh trong tác phẩm "Việt Nam thời Pháp đô hộ" lại nói đến chiến thuật và chiến lược của các chiến sĩ Cần Vương:

"Sự kháng cự mà các sĩ phu chủ trương và do các quan lại chỉ huy gọi là phong trào Cần Vương và được th hiện dưới hai hình thức :

- Sát hại các tín đồ Thiên Chúa Giáo vì những người này đã ng hộ sự xâm lăng của quân Pháp; s người theo đạo Thiên Chúa bị giết ước lượng đến hơn 20.000 người.

- Phục kích các đoàn vận tống và các đồn ải của Pháp" (3)

Do nhận thức lệch lạc, không thoáng rộng tầm nhìn vì cho rằng "Tây là Đạo”, "Đạo là Tây" cho nên tiếc thay đã để xảy ra cái cảnh người Việt giết người Việt, làm suy giảm tiềm năng chiến đấu và làm sứt mẻ tinh thần đoàn kết dân tộc. Những nhà nho chân chính có chủ trương chính trực và vốn học thức uyên bác như Phan Đình Phùng, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu đã không phạm phải sai lầm này.

May là, sự lệch lạc dẫn đến cảnh người Việt tàn sát lẫn nhau đã sớm chấm dứt. Thực tế những người Công giáo như Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Mai Lão Bang là những danh nhân lịch sử có chủ trương cải cách hoặc chiến đấu để giữ vững quyền tự quyết dân tộc.

Sau ngày thất thủ kinh thành Huế, lời kêu gọi của vua Hàm Nghi trong chiếu Cần Vương có lời lẽ hết sức bi thiết, động lòng trắc ẩn mọi người, mọi giới :

"Hỡi các trung thn nghĩa sĩ toàn quc!
Hỡi các nghĩa dân hảo hán bn phương
Trước giờ T quc lâm nguy, xã tắc nghiêng đổ, ai là dân, ai là thần, lẽ nào chu khoanh tay ngi chờ chết. Hãy mau mau cùng nhau đứng dậy phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc cứu nước"(4)

Chiếu Cần Vương rồi hịch Cần Vương được truyền đi khắp nơi. Kẻ sĩ đã sớm ý thức được sứ mệnh của mình bằng cách dựng cờ khởi nghĩa, hô hào dân chúng đấu tranh cứu nước.

Không phải chỉ dưới thời nhà Nguyễn mới có phong trào Cần Vương xuất hiện. Theo lịch sử Trung Quốc, năm 1274 vua Cung đế thời Tống Mạt lệnh chiêu mộ quân Cần Vương vì bị quân Mông Nguyên cướp đất và đoạt ngôi báu. Ở đất Giang Tây có vị trọng thần là tiến sĩ. Văn Thiên Tường gởi hịch Cần Vương kêu gọi thần dân đứng dậy giúp vua, giúp nước.

Họ Văn đánh đâu bại đó rồi phải chạy dài và cuối cùng bị bắt. Mặc dầu được vua Nguyên ưu đãi và dỗ cho hàng nhưng Văn Thiên Tường không chịu khuất phục và đã bày tỏ tâm trạng u uất qua câu nói bất hủ:

"Cn Vương bất thi nhất kỳ Văn Thiên Tường sĩ khí”.

Dịch nghĩa :

"Cộng s Cần Vương chẳng làm một gì cả, Văn Thiên Tường cảm thấy mình rt xấu hổ".

Đó đích thực là sĩ khí, tiết tháo của kẻ sĩ.

Xét trong quốc sử, khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, một số đông cựu thần nhà Lê vì nặng lòng ngưỡng mộ đến công đức của vua Lê Thái Tổ nên đã chiêu mộ binh sĩ chống lại họ Mạc tiếm quyền. Dưới thời chúa Trịnh, Lê Đế Duy Phương bị Trịnh Giang hãm hại, những người trong hoàng tộc như Lê Duy Chúc, Lê Duy Qui và Lê Duy Mật đã cùng các quan văn võ và dân chúng chống lại họ Trịnh đoạt ngôi.

Tầng lớp lãnh đạo là kẻ sĩ. Nhân dân hết lòng tin tưởng vào sứ mệnh của kẻ sĩ bởi lẽ họ sống luôn luôn gắn bó với mọi người trong xã hội, không bao giờ tách rời khỏi thực tế xã hội. Giáo sư Phan Khoang đã phân tích sự kiện ấy một cách trung thực như sau :

"Kẻ sĩ ấy ở trong nông thôn làng mạc mà ra, sut đời sng giữa dân gian, lớp này chết đi thì trong dân gian ai có tri thức, có đức hạnh, có lòng tin ở đạo thng thì hy sinh mà làm k sĩ cũ, già, tr đắp đổi thay nhau, vì vậy mà kẻ sĩ không thành một giai cấp. Quan cũng ở trong dân mà ra; thôi làm quan trở về sng với dân gian, có ai học thức thi đỗ thì làm quan, vì vậy quan cũng không thành một giai cấp. Kẻ sĩ và quan đu ở trong nông thôn mà ra nên chính phủ, giới trí thức ch đạo tinh thn và xã hội dân chúng liên hệ một cách mật thiết, khắng khít, không gì ngăn cách và cảm thông nhau một cách dễ dàng"(5)

Cứu cánh của chương trình hành động của kẻ sĩ giữa thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 20 đều hướng vào những mục tiêu sau đây :

1- Chống Pháp để cứu nước, cứu dân
2- Giúp nhà vua khôi phục lại uy quyền
3- Bảo vệ đạo thống của dân tộc Việt Nam
4- Kiến thiết quốc gia và canh tân xứ sở.

Điểm trọng yếu và cốt lõi được đặt lên hàng đầu là mục tiêu cứu nước. Kẻ sĩ quên thù riêng nhỏ mọn để đặt quyền lợi quốc gia, đất nước lên hàng đầu. Rõ ràng là kẻ sĩ đã đóng vai trò chủ đạo, hướng dẫn dư luận quần chúng đi vào quỹ đạo của phong trào Cần Vương bằng dòng thơ văn yêu nước:

"Đánh Tây ta sẵn có binh đao
Kháng chiến còn thêm đủ mọi điều
Cuốc cày sản xuất kho vô tn
Bút mực đào sâu tác chiến hào"
                              (Đông Tùng)

Theo Từ Nguyên thì "Cần" có nghĩa là giúp, và "Vương" là vua. Cần Vương là giúp vua giúp nước khôi phục lại uy quyền hoặc chiếm lại ngôi báu, quyền lực bị cướp đoạt.

Tứ tự thành ngữ "Cn vu Vương gia" nghĩa là ưa thích làm việc cho nhà vua, cho hoàng gia. Vế từ này để ám chỉ những bậc công thần, quan lại, thân hào hết lòng phụng sự nhà vua theo đúng danh nghĩa của chủ trương "trung quân ái quc" của Nho giáo.

Chủ trương "khắc cn vương nghiệp" được hiểu nghĩa một cách chuẩn mực là giúp nhà vua khôi phục lại ngôi báu. Kẻ sĩ là thần dân, kề cận nhà vua, có sứ mạng cao cả theo giúp nhà vua trong lúc lâm nguy để dựng lại cơ nghiệp.

Những nhà quý tộc, những bậc đại thần, sĩ phu, khoa mục, hào kiệt hết lòng lo việc nhà vua đúng như châm ngôn : "Vương quí kỷ cn vương gia" ở trong Kinh Thư. Kẻ sĩ học tập và thâm nhập kinh sử thì sẽ thấy rõ sứ mạng của mình và càng làm cho nó sáng lên lúc đất nước cần đến. Vì đại nghĩa dân tộc kẻ sĩ sẵn sàng hy sinh tất cả, ngay cả tính mạng cũng xem nhẹ như lông hồng.

Đông phương cũng như Tây phương đều gặp gỡ nhau theo chung cùng quan điểm về nghĩa Cần Vương. Theo Pháp ngữ thì cần vương có nghĩa là "Servir le pays à travers le roi". Hết lòng phụng sự nhà vua tức là yêu nước. Vua là nước, thần dân là con vua. Dân gian thì sống nặng với quan điểm "dân không có mạ như thiên hạ không có vua".

Kẻ sĩ nhập thế cuộc, lãnh sứ mạng cao cả do nhà vua trao phó và do ý thức vai trò của mình trước thực trạng đất nước đòi hỏi phải lãnh trọng trách để gánh vác. Sứ mệnh ấy được gọi là "văn thân". Vì vậy, có nhóm từ "quan đái tn thân". Văn thân không thể nào an hưởng, dửng dưng trước thời cuộc, trước vận nước đỏ đen : khó trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Mục tiêu chính yếu của phong trào Cần Vương thể hiện ý chí chống Pháp của vua quan nhà Nguyễn, ý chí của sĩ phu và dân chúng Việt Nam từ khi thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược.

Phong trào Cần Vương phát sinh từ cuộc phất cờ khởi nghĩa chống xâm lược của Trương Công Định năm 1861 ở Nam Kỳ cho đến ngày nghĩa binh của Hoàng Hoa Thám hoàn toàn tan rã ở chiến khu Yên Thế năm 1913.

Có thể phân chia phong trào Cần Vương ra làm 3 đoản kỳ :

1- Tiền Cần Vương từ năm 1861 đến 1885

2- Cần Vương từ năm 1885 đến 1888

3- Hậu Cần Vương từ năm 1888 đến 1913.

Khắp nơi trong nước phong trào khởi nghĩa kế tục bùng phát làm cho giặc Pháp phải nhọc công, gian lao vất vả trong việc đánh dẹp để giữ được việc bảo hộ. Cái đòn độc hiểm của thực dân Pháp là chủ trương phân hóa, chia rẽ dân tộc, dùng chính sách người Việt để giết người Việt.

Nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử, sĩ phu nguyện sống chết vì tiết tháo của nhà nho. Xưa cũng như nay, không ít cái nhục nào bằng cái nhục mất nước, "ý chí chiến đấu của dân quân tỉnh Gò Công (quê ngoại của vua Tự Đức) thể hiện rõ nét qua bức thư gửi cho Đô đốc Reveillère khi ông thiết lập bộ máy hành chính năm 1862 ở tỉnh này :

"Chúng tôi cũng gờm khả năng của các ông đấy. Nhưng chúng tôi còn sợ trời hơn sợ sức mạnh của các ông. Chúng tôi thề sẽ chiến đấu vô tận vô cùng.

Ngày mà chúng tôi không còn gì nữa, chúng tôi sẽ bẻ cành lá làm cờ và võ trang binh sĩ bằng đòn, bằng gậy. Đến ngày ấy liệu các ông ở trong chúng tôi được không?" (6)

Nhận và đọc bức thư ấy chính Đô đốc Reveillère cũng phải khâm phục chí khí anh hùng bất khuất của người Việt mà tự thú nhận rằng :

"Thật không phải là những lời trống rng. Chưa có một dân tộc nào đề kháng trong nỗi thng kh như vậy" (7).

Danh tiết của kẻ sĩ làm sáng ngời sử sách, đã hun đúc và tô bồi cho truyền thống yêu nước thương nòi của nhân dân Việt Nam. Tầng lớp trí thức ngày nay tự hào là được vinh dự kế thừa và phát huy phẩm chất cao đẹp ấy trong sự nghiệp giữ vững quyền tự quyết dân tộc và lo chung sao cho đất nước sớm thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để mọi người được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và dân trí mỗi ngày được nâng cao.

Cao cả và vinh hiển thay sứ mệnh vệ đạo của kẻ sĩ. Sĩ phu Việt Nam đã làm rạng rỡ Tổ quốc và lưu lại tấm gương sáng cho đời sau :

"Nhơn sanh t cổ thuỳ vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
                    (Văn Thiên Tường)

Dịch là :

"Người xưa t c ai không chết,
Lưu lại lòng son tấm sử xanh".

Thiết nghĩ, trí thức ngày nay, ai nấy đều theo gương xưa, cố làm cho nên việc, nhất thiết không muốn làm hư việc, rách việc. Người nào việc nấy hợp với thực chất năng lực, sở tài và phẩm chất đạo đức. Không có chuyện tréo hèo, trái cựa để tạo niềm tin yêu của quần chúng. Đó cũng là một sự phân công của xã hội tiến bộ, trong đó giới trí thức đủ can đảm nhận lấy trách nhiệm về phận mình mà không đổ lỗi cho ai.

Vì chữ "tín" và "tín nhiệm” mà trí thức ngày nay học lấy gương xưa : biết xấu hổ một khi không làm trôi tròn sứ mạng được giao.

Huế, ngày 3 tháng 4 năm 1992
L.Q.T
(TCSH50/07&8-1992)

--------------------------
(1) Nguyễn Thiệu Lâu, Quốc sử Tạp lục, Sài Gòn, Khai Trí, 1970, trang 227.
(2) Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử, Sài Gòn, Khai trí, 1961, tr. 38.
(3) Nguyễn Thế Anh, Việt Nam thời Pháp đô hộ, Sài Gòn, Lửa thiêng 1970, trang 314.
(4) Đông Tùng, Bút Chiến đấu, Sài Gòn, Hội Khổng học Việt Nam, 1957, trang 13.
(5) Phan Khoang, Kẻ Sĩ và Sứ Mệnh Vệ Đạo, Đại học Văn khoa Sài Gòn, tháng 12.1968, trang 165.
(6), (7) Thái Bạch, Bốn vị anh hùng kháng chiến Miền nam, Sài Gòn, Sống Mới, 1957, trang 29.

 

Các bài đã đăng
Gấu trắng (27/12/2021)
Đám mây lửa (13/12/2021)