Tạp chí Sông Hương - Số 56 (T.07&8-1993)
Chùa Tiên
15:45 | 24/11/2023

VÕ XUÂN TRANG

ai nên nỗi sầu nầy
Chùa Tiên vắng vẻ, tớ thầy xa nhau?

Chùa Tiên
Ảnh: internet

Câu ca dao này hiện có các dị bản sau đây:

1. Vì ai nên nỗi sầu nầy,
Chùa Tiên vắng v, t thầy xa nhau?
          (Việt Nam phong sử - Nguyễn Văn Mại)

2. đâu nên nỗi nước này,
Chùa Tiên vắng v, tớ thầy xa nhau?
          (Cố đô Huế - Thái Văn Kiểm)

3. Vì ai nên nỗi sầu ny
Chùa Tiên vắng khách, tớ thầy xa nhau?
          (Ca dao đời Tây Sơn)

Do có những dị bản như vậy nên từ trước đến nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung câu ca dao nói trên.

Để hiểu một cách đầy đủ nội dung của câu ca dao, chúng tôi thấy cần phải làm sáng tỏ các vấn đề sau: Chùa Tiên ở đâu? Tại sao Chùa Tiên lại vắng vẻ (hay vắng khách)? Tớ và thầy mà câu ca dao nhắc đến ám chỉ những ai? Và ai đã gây nên cảnh tớ thầy xa nhau đó?

Trước hết hãy tìm hiểu về Chùa Tiên. Chùa Tiên là tên gọi dân gian ở Huế để chỉ một cái chùa có tên chữ là Chùa Kim Tiên. Chùa Kim Tiên hiện thuộc ấp Bình An, phường Trường An, thành phố Huế. Chùa tọa lạc trên một quả đồi cách chùa Từ Đàm khoảng 400 mét về phía Nam và sát chùa Từ Quang. Tên Chùa Tiên hiện nay nhân dân ở đây vẫn còn dùng để chỉ tên một cái khe chảy qua trước mặt chùa Kim Tiên, đó là khe Chùa Tiên. Với tên gọi dân gian này thì mối liên hệ giữa Chùa Kim TiênChùa Tiên không còn nghi ngờ gì nữa. Chùa Kim Tiên được Quốc Sử quán triều Nguyễn miêu tả như sau: Chùa Kim Tiên ở ấp Bình An, tương truyền chùa này do Hòa thượng Bích Phong làm ra, đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát được trùng tu, sơn thiếp xanh vàng rực rỡ, trước dựng lầu Vọng tiên, quy chế tráng lệ. Sau gặp binh hỏa bỏ hoang phế, nay người trong ấp nhân theo nền cũ làm lại, trước chùa có giếng xưa, sâu hơn 30 thước, nước rất trong sạch (nay vẫn còn). Trương truyền xưa có tiên nữ ban đêm tắm ở giếng ấy nên cũng có tên là Giếng Tiên.

Theo sự miêu tả của các sử quán nhà Nguyễn thì chùa Kim Tiên dưới thời các chúa Nguyễn là một chùa rất đẹp, được sơn xanh thiếp vàng rất tráng lệ.

Đọc kỹ bài "Ai tư Vãn" của Ngọc Hân chúng tôi thấy bóng dáng chùa Kim Tiên được hiện ra tuy phảng phất nhưng cũng khá rõ nét. Ngoài "Giếng Tiên", "Lầu Vọng Tiên" mà quốc sử quán đã miêu tả, bài Ai tư Vãn còn nhắc đến cầu Tiên.

"Gió hiu ht phòng tiêu lạnh lẽo,
Trước thềm lan hoa héo ron ron
Cầu Tiên khói ta đình non
Xe rng thăm thẳm bóng loan rầu rầu"

Cầu Tiên là một cái cầu bắc qua khe Chùa Tiên, cầu này nay đã mất nhưng vị trí của nó nhiều người còn nhớ.

Ngọc Hân cũng có nhắc tới "lầu Vọng Tiên" và miêu tả cảnh trí của chùa với những phong, hoa, tuyết, nguyệt rất kỳ ảo.

Khi trận gió hoa bay thấp thoáng,
Ngỡ hương trời bng lng còn đâu
Vội vàng sa áo lên chầu
Thương ôi, quạnh quẽ trước lầu nhện chăng!
Khi bóng trăng lá in lấp lánh
Ng tàn vàng nhớ cnh ngự chơi
Vội vàng dạo bước ti nơi,
Thương ôi vắng v giữa tri tuyết sa!"

Dưới con mắt của Ngọc Hân, chùa Kim Tiên thật sự là một cõi tiên, một cảnh tiên hương

"No trông trời đất bốn phương
Cõi tiên thăm thẳm biết đường nào ra?"
"... Não người thay cnh tiên hương
Dạ thường quanh quất, mắt thường ngóng trông".

Sự miêu tả của Ngọc Hân về nơi ở của mình có phần trùng hợp và có phần bổ sung đầy đủ thêm cho sự miêu tả của quốc sử quán triều Nguyễn về chùa Kim Tiên (Cầu tiên, cõi tiên, cnh tiên..) Điều lý thú nữa là qua bài Ai tư Vãn, chúng ta thấy hình ảnh Quang Trung hiện lên khá đậm nét. Quang Trung đã đi xe qua cầu Tiên để đến với Ngọc Hân, đã cùng với Ngọc Hân dạo chơi trong vườn chùa, và cùng thường lên lầu vọng tiên để cùng ngắm cảnh và nghe ca hát. Tất cả những kỷ niệm đó đã thuộc về dĩ vãng nhưng luôn luôn hiện ra trước mắt Ngọc Hân làm cho nàng: "Dạ thường quanh quất, mắt thường ngóng trông".

Tài liệu quốc sử quán triều Nguyễn cho biết: Sau khi chiếm Phú Xuân, quân Tây Sơn đã chiếm phần lớn các chùa ở gò Dương Xuân để sử dụng. Chùa Báo Quốc được dùng làm kho thuốc súng, chùa Thiền Lâm làm dinh thự của Bùi Đắc Tuyên. Một số chùa khác đều làm "nhà trọ kinh đô", và chùa Kim Tiên cũng được chọn làm nơi ở của Bắc Cung Hoàng hậu Ngọc Hân.

Trong chiến dịch trả thù nhà Tây Sơn, cùng với sự quật phá lăng mộ Quang Trung, một số chùa chiền có liên quan đến Tây Sơn cũng bị triều Nguyễn triệt phá, trong đó có chùa Kim Tiên là một trong những chùa bị phá nặng nhất và chỉ còn lại "nền cũ" mà thôi. Sau cơn "binh hỏa" (tức là sau cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn), nhiều chùa ở gò Dương Xuân bị phá trong chiến dịch trả thù Tây Sơn đã được các bà Hoàng hậu và công chúa nhà Nguyễn vận động quyên góp để tu sửa lại. Riêng Chùa Kim Tiên họ không tu sửa nên cứ bỏ hoang phế mãi. Đó là lý do giải thích tại sao Chùa Kim Tiên trở nên vắng vẻ.

Vấn đề tiếp theo cần tìm hiểu là tớ và thầy trong câu ca dao ám chỉ ai? Và đã gây nên nỗi sầu đó?

Văn học dân gian nói về thời Tây Sơn trên đất Phú Xuân - Huế hiện sưu tầm được ít ỏi. Triều đại Tây Sơn tồn tại ở Phú Xuân quá ngắn ngủi (1786-1801) nên văn học dân gian chưa đủ điều kiện để ăn sâu bén rễ trong nhân dân. Mặt khác, sự trả thù nghiệt ngã của triều Nguyễn suốt trong một thời gian dài đã làm cho những sáng tác dân gian nói về thời Tây Sơn nếu có, cũng dễ dàng bị lãng quên, vì họ sợ liên lụy. Chỉ có những sáng tác nào nói về Tây Sơn nhưng nội dung có vẻ mơ hồ xa xôi bóng gió, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, dân gian mới dám lưu truyền phổ biến. Câu ca dao mà chúng ta đang tìm hiểu phân tích chính là thuộc dạng này. Để cho câu ca dao được lưu truyền phổ biến rộng rãi, dân gian đã đưa vào câu ca dao một nội dung mơ hồ bóng gió ai hiểu thế nào cũng được. Vì lý do đó nên vấn đề "tớ", "thầy" và đại từ "ai" trong câu ca dao nói trên, đến nay ít ra cũng có bốn cách hiểu khác nhau:

1- Theo Nguyễn Văn Mại thì câu ca dao này liên quan đến Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông và hoàng hậu của Lý Huệ Tông. "Trần Thái Tông được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi lên làm vua cho Trần Thủ Độ làm Thái sư, phế Lý Huệ Tông cho ở chùa Chân Giáo. Sau đó Trần Thủ Độ sợ lòng người còn nhớ vua cũ mà sinh biến, nên bức Lý Huệ Tông treo cổ chết, và giáng hoàng hậu của Lý Huệ Tông làm Thiên Cực công chúa, rồi thu nạp làm vợ. Tôn Thất nhà Lý do đó mà sầu trước cảnh nhà Trần không có lòng nhân hậu. Theo Nguyễn Văn Mại trong câu ca dao này, "ai" chỉ Trần Thủ Độ, “thầy" chỉ Lý Huệ Tông và “Tớ” chỉ hoàng hậu của Lý Huệ Tông, cách lý giải của Nguyễn Văn Mại hoàn toàn thiếu cơ sở. Một là chùa mà Lý Huệ Tông ở sau khi bị phế là chùa Chân Giáo không hề liên quan gì đến chùa Tiên ở trong câu ca dao; hai là, quan hệ giữa hoàng hậu của Lý Huệ Tông và Lý Huệ Tông không thể là quan hệ tớ - thầy được. '

2- Theo Thái Văn Kiểm thì câu ca dao này liên quan đến chúa Nguyễn, chúa Trịnh và những người ở chùa Kim Tiên. Thái Văn Kiểm cho rằng: "Chùa Kim Tiên do chúa Trịnh Tráng tức Thanh Đô Vương (1623-1657) dựng lên trong thời kỳ chiếm đất Thuận Hóa. Về sau chúa Nguyễn thắng chúa Trịnh, lấy lại được hai tỉnh Thuận Hóa và Quảng Nam. Quân Trịnh phải dồn binh ở Chùa Kim Tiên và kéo quân về Bắc để ngôi chùa quạnh quẽ. Bùi ngùi kẻ ở người đi họ mới thốt ra những lời bi ai thống thiết như vậy". Với cách hiểu của Thái Văn Kiểm thì thầy ở đây là quan quân chúa Trịnh còn tớ là những người ở chùa Kim Tiên,ai chính là chúa Nguyễn. Cách giải thích này cũng thiếu cơ sở thực tế. Quân Trịnh vào Phú Xuân thời gian ngắn, lại phá phách, cướp bóc nhiều, nên không được lòng dân. Vì vậy quan hệ giữa quân Trịnh và những người ở chùa Kim Tiên cũng như nhân dân Phú Xuân không thể là quan hệ tớ - thầy được. Lịch sử còn ghi lại rất rõ, khi quân Tây Sơn chiếm Phú Xuân thì nhân dân đã lùng bắt quân Trịnh còn trốn đem nộp cho Tây Sơn không sót một tên. Ở đây phải chăng Thái Văn Kiểm có sự lầm lẫn giữa quân chúa Nguyễn và quân Tây Sơn?

3- Có người giải thích câu ca dao trên chỉ liên quan đến Tây Sơn và chùa Kim Tiên.

Sau khi chùa Kim Tiên bị Tây Sơn chiếm dụng thì các sư sãi và các đồ đệ ở chùa phải xa nhau mỗi người một ngã. Như vậy, Ai trong câu ca dao là Tây Sơn, Thầy là các sư sãi, còn tớ là những người phục vụ ở chùa. Cách lý giải này cũng hoàn toàn không ổn. Chúng tôi đã tìm hiểu kỹ trong nhà chùa không hề có quan hệ tớ-thầy. Quan hệ tớ-thầy chỉ dùng ở ngoài đời.

4- Vậy Tớ - Thầy mà câu ca dao nhắc đến là những ai?

Như trên chúng tôi đã nói, chùa Kim Tiên đã được Tây Sơn chiếm dụng làm nơi Ngọc Hân ở. Và tại đây Quang Trung khi còn sống cũng thường ngự chơi với Ngọc Hân. Vì vậy, tại chùa Kim Tiên không chỉ có những người phục vụ Ngọc Hân, mà còn có bộ phận phục vụ cả Quang Trung nữa. Bài "Ai tư Vãn" đã nhắc tới cảnh khi vua Quang Trung đang sống:

Xưa sao gang tấc gần chầu
Trước sân phong nguyệt, trên lầu sinh ca.

Mỗi lần Quang Trung đến ngự chơi đều có đàn ca xướng hát. Sau Quang Trung mất, Ngọc Hân phải sống trong cảnh cô đơn: "Gió hiu hắt phòng tiêu lạnh lẽo". Những người phục vụ mẹ con Ngọc Hân cũng hết sức cám cảnh đơn chiếc lẻ loi của Ngọc Hân. Do đó giữa Ngọc Hân và những người phục vụ chắc chắn đã hình thành một quan hệ tình cảm gắn bó: Quan hệ Tớ Thầy thực sự. Sau khi Ngọc Hân mất, những người phục vụ vẫn tiếp tục sống ở chùa Kim Tiên để thờ phụng bà, và quan hệ Tớ Thầy coi như vẫn tồn tại. Chùa Kim Tiên bị phá sạch, lúc đó Tớ và Thầy mới thật sự xa nhau. Như vậy, trong câu ca dao trên Thầy là Ngọc Hân, còn t là những người phục vụ Ngọc Hân và Quang Trung ở chùa Kim Tiên và cũng có thể là cả những người phục vụ triều đình Tây Sơn. Còn "ai" trong câu ca dao là Nguyễn Ánh và triều Nguyễn.

Với cách hiểu đó thì câu ca dao này là một lời oán trách của nhân dân đối với Nguyễn Ánh, và cũng là một sự cảm hoài, thương tiếc của nhân dân Phú Xuân đối với Ngọc Hân và triều đại Tây Sơn.

V.X.T
(TCSH56/07&8-1993)

 

 

Các bài mới
Lão Cao (15/03/2024)
Bóng tối (26/01/2024)
Các bài đã đăng