Tạp chí Sông Hương - Số 135 (tháng 5)
Festival Huế 2000 có tiếng vang lớn. Một nhà báo nước ngoài nói: "Nếu quảng cáo cho Huế trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước và nước ngoài được như tuyên truyền cho Festival Huế vừa rồi, tốn khoảng 15 đến 20 triệu USD". Có thể nói: Festival Huế 2000 là rất thành công. Sau Festival, tạp chí Sông Hương có được tiếp xúc với ông Lê Viết Xê, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trưởng ban tổ chức Festival ông vui vẻ kể lại diễn biến Festival như những kỷ niệm khó quên. P.V.Tạp chí Sông Hương có ghi lại đầy đủ. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Chuyến đò qua lũ
NGUYÊN QUÂNGã vẫn lầm bầm, cái điệu nói nuốt âm trong cổ họng càng làm tôi điên tiết. "Mẹ kiếp! đồ cơ hội!". Tôi chợt khoái trá, dù tôi biết chắc chắn rằng cái khoái trá ấy chẳng lọt đến đôi tai vểnh ngược rất khó ưa của gã nhà đò.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế 20 năm xây dựng và trưởng thành
LÊ VIẾT XUÂNCó thể nói, so với các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn quốc, thì Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế có một vị trí quan trọng, sau khu Di tích Kim Liên (Nghệ An), khu Di tích Pác-Bó (Cao Bằng), khu Di tích Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.
Nghĩ về ba bộ phận phê bình văn học hiện nay
TRẦN ĐÌNH SỬTrong sách Phê bình văn học thế kỷ XX tác giả Giăng Ivơ Tađiê có nói tới ba bộ phận phê bình. Phê bình văn học ta hiện nay chủ yếu cũng có ba bộ phận ấy họp thành: phê bình báo chí, phê bình của các nhà văn nhà thơ và phê bình của các nhà phê bình chuyên nghiệp.
Dại khôn Nguyễn Khải
NGUYỄN ĐĂNG MẠNHNguyễn Khải ở trong Nam, ít khi tôi được gặp. Tôi rất thích nói chuyện với anh. Đúng ra là tôi thích nghe anh nói.
Bàn về huyền thoại, truyền thuyết trong văn xuôi Aitmatốp
HÀ VĂN LƯỠNGChingiz Aitmatốp thuộc trong số các nhà văn lớn được độc giả nhiều nước trên thế giới biết đến. Tác phẩm của ông thể hiện những vấn đề đạo đức nhân sinh, nhân loại. Ngoài việc sử dụng các đặc điểm thời gian, không gian nghệ thuật, cấu trúc, giọng điệu tác phẩm... nhà văn còn đưa huyền thoại, truyền thuyết vào tác phẩm như là một thi pháp biểu hiện mang tính đặc trưng của ông.
Trang 2/2