Tạp chí Sông Hương - Số 156 (tháng 2)
Ý nghĩa của ca, ngâm, hành, từ, khúc trong nhan đề thơ cổ
11:15 | 04/08/2008
TRIỀU NGUYÊN 1.Trong cấu tạo nhan đề của thơ văn Hán Nôm, ở dạng danh ngữ, có hai hình thức thường gặp: danh từ trung tâm biểu thị thể loại (như: Hịch tướng sĩ văn - Trần Quốc Tuấn, Ngọc tỉnh liên phú - Mạc Đỉnh Chi, Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác, Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô Gia văn phái, Hạ Châu tạp thi - Cao Bá Quát,...).
Ý nghĩa của ca, ngâm, hành, từ, khúc trong nhan đề thơ cổ

Và danh từ trung tâm biểu thị (ấy là) bài hát, lời ca (về...) (như: Long Thành cầm giả ca - Nguyễn Du, Cung oán ngâm - Nguyễn Gia Thiều, Dương phụ hành - Cao Bá Quát, Hoán tỉnh châu dân từ - khuyết danh, Tự tình khúc - Cao Bá Nhạ,...). Có thể do cùng cách cấu trúc hoặc ranh giới giữa một số thể loại với ca, ngâm, hành, từ, khúc trong nhan đề thơ văn cổ chưa phân định, nên đã có sự nhầm lẫn, hoặc cho tất cả đều thuộc thể loại, hoặc chú thích nghĩa nhóm sau thiếu chính xác. Bài này viết tách ca, ngâm, hành, từ, khúc ra để xem xét, vừa nhằm để hiểu các từ này, đồng thời, cũng là một mặt của vấn đề, sẽ giúp nhận diện mặt thể loại dễ dàng hơn.
 2.1. Ca, ngâm, hành, từ, khúc (trong nhan đề tác phẩm) được sử dụng phổ biến trong văn học cổ Trung Quốc và Việt Nam (riêng , người Việt ít dùng hơn); và chỉ sử dụng trong lĩnh vực thơ ca. Sách Hán Việt từ điển (Đào Duy Anh; Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 1994) đã định nghĩa: ca: "bài hát" (tr.77-
I); ngâm: "đọc tiếng dài" (tr. 21-II); từ: "một thể văn Tàu" (tr. 333-II); khúc: "một bài hát" (470-I). Sách Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản khoa học xã hội - Trung tâm từ điển học, 1994), định nghĩa: ca: "bài văn vần ngắn, thường dùng để hát hoặc ngâm" (tr. 93); từ: "thể thơ, thường dùng làm lời cho các khúc nhạc, không hạn định số chữ số câu, câu ngắn xen lẫn với câu dài tùy theo tiết tấu, và vần thường ở cuối câu" (tr. 1035). Sách Thơ Đường (nhiều người dịch, 2 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1987) định nghĩa hành: "tên một điệu ca khúc thời xưa" (tr. 69-I). Sách Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn (Viện nghiên cứu Hán Nôm, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1982) định nghĩ hành: "một thể thơ nhạc phủ trong cổ phong biến ra, như bài Cổ bách hành của Đỗ Phủ, hay bài Tràng Can hành của Lý Bạch" (tr. 60).
 Dù khi dùng ca, ngâm, hành, từ, khúc để đặt tên tác phẩm, ý nghĩa có thể biến đổi so với các kết hợp khác của chúng, những cách hiểu vừa nêu có chỗ không phù hợp lắm khi dịch nhan đề. Cách dịch phổ biến là bài hát (hành, ca); khúc hát (khúc); khúc ngâm (ngâm); bài thơ, bài hát, lời ca, lời (từ); Ví dụ: Lũng Tây hành "Bài hát Lũng Tây" (Trần Đào); Long Thành cầm giả ca: "Bài ca về người đánh cầm ở Long Thành" (Nguyễn Du), Bạch đầu ngâm: "Khúc ngâm đầu bạc" (Lý Bạch), Hậu cung từ: "Lời trong hậu cung" (Bạch Cư Dị),... Trần Trọng Kim ở tập sách Đường thi (Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1950) đã dịch nhan đề của 33 bài có ca, ngâm, hành, từ, khúc là "bài (khúc) hát", chỉ có 2/7 bài từ là dịch hơi khác (Oán từ: "Lời oán giận", Diễm nữ từ: "Lời ca người đẹp"). Các dịch giả sách Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Nhà xuất bản Văn học, 1988), đã giữ nguyên, không chuyển hành thành "bài hát" như ở Thơ ĐườngĐường thi, cả bốn bài trong tập sách (ví dụ: Sở kiến hành: "Bài hành về những điều trông thấy";...). Cũng bài Sở kiến hành này, sách Hợp tuyển thơ văn Việt (thế kỷ 18 - nửa đầu thế kỷ 19) (Huỳnh Lí chủ biên; Nhà xuất bản Văn học, 1987) dịch là "Những điều trông thấy"...
 2.2. Để tìm hiểu ý nghĩa của ca, ngâm, hành, từ, khúc trong nhan đề thơ cổ, người viết phối hợp cả hai tập sách Đường thi (sách này giới thiệu 336 bài) và Thơ Đường (hai tập của sách này giới thiệu 256 bài) đã dẫn, để chọn ra 57 bài có cấu trúc nhan đề chứa chúng như đã nêu, rồi xem xét phạm vi của đối tượng được đề cập là chung hay riêng, đặc điểm của đối tượng được đề cập là quen thuộc hay mới lạ, tâm trạng của chủ thể trữ tình là hào sảng hay sầu thương và cách thể hiện là kể hay tả; đồng thời, cũng xét mặt thể thơ được sử dụng. Sở dĩ chọn thơ Đường để xem xét, vì 2 lí do:
 1. Ca, ngâm, hành, từ, khúc xuất phát từ văn chương Trung Quốc cổ, mà thơ Đường có mức thể hiện đáng chú ý.
 2. Thơ Đường có ảnh hưởng lớn đối với các nhà thơ Việt xưa. Kết quả của việc làm này được nêu ở bảng sau:

CÁC
BIỂU
 HIÊN
 
 VB
 
 NHAN
 ĐỀ

 

PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ĐỀ CẬP

 

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ĐỀ CẬP

 

TÂM TRẠNG CHỦ THỂ TRỮ TÌNH

 

CÁCH THỂ HIÊN

 

THỂ THƠ

 

CHUNG

 

RIÊNG

 

+

 

QUEN

 

LẠ

 

+

 

HÀO SẢNG

 

SẦU THƯƠNG

 

+

 

KỂ

 

TẢ

 

+

 

CỔ PHONG

 

NGŨ NGÔN BÁT CÚ

 

NGŨ NGÔN TỨ TUYÊT

 

THẤT NGÔN TỨ TUYÊT

 

CA (13 BÀI)

 

8

 

4

 

1

 

7

 

6

 

0

 

7

 

5

 

1

 

9

 

3

 

1

 

9

 

0

 

3

 

1

 

NGÂM (4 BÀI)

 

0

 

4

 

0

 

3

 

1

 

0

 

1

 

2

 

1

 

1

 

0

 

3

 

4

 

0

 

0

 

0

 

HÀNH (17 BÀI)

 

12

 

5

 

0

 

6

 

11

 

0

 

5

 

4

 

8

 

10

 

4

 

3

 

10

 

1

 

3

 

3

 

TỪ (15 BÀI)

 

9

 

6

 

0

 

15

 

0

 

0

 

8

 

5

 

2

 

5

 

7

 

3

 

Các bài mới
Các bài đã đăng