Về các nhân tố giao tiếp trong văn học
Trong những vấn đề mới của lý luận văn học hiện nay, các nhà nghiên cứu thường nói đến chức năng giao tiếp của văn học. Khi nói văn học có chức năng giao tiếp thì cũng có nghĩa cho rằng văn học ở ngoài giao tiếp.
Trên quá trình hiện đại hóa văn học VN vào nửa đầu thế kỷ XX(*)
PHONG LÊ …Không đầy hai thập niên đầu thế kỷ, trong những thức nhận mới của đất nước, nền văn chương- học thuật của dân tộc bỗng chuyển sang một mô hình khác- mô hình quốc ngữ, với sức chuyên chở và phổ cập được trao cho phong trào báo chí, xuất bản bỗng lần đầu tiên xuất hiện và sớm trở nên sôi nổi như chưa bào giờ có trong ngót nghìn năm nền văn chương học thuật cổ truyền…
Sông Hương mà viết sai về Hương Giang đến thế sao?
Vừa qua bà văn sĩ Nguyễn Khoa Bội Lan ở Phú Thượng (Huế) đột ngột gọi dây nói cho tôi than phiền về những chi tiết sai với lịch sử trong bài Phạn Bội Châu với Hương Giang thư quán của  Chu Trọng Huyến đăng trên Tạp chí Sông Hương số 116 (10. 1998)
Chí Phèo-hiện thân của bản ngã vô can
Chúng tôi cho rằng trong lịch sử văn học Việt chỉ có Chí Phèo mới là một hình tượng đích thực. Chí Phèo là hiện thân của sự tồn tại vĩnh cửu của bản ngã VÔ CAN. 
Nguyễn Tuân với Huế
Vậy là hôm nay Huế - một thành phố cố đô ở miền Trung đã làm một việc đầy ý nghĩa và đẹp đẽ đặt tên đường cho các danh nhân văn hóa : Lưu Trọng Lư, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Thanh Tịnh, Hải Triều... trong đó có Nguyễn Tuân nhà văn lớn cho các phố phường và các làng thôn được đô thị hóa sau thời kỳ mở cửa của đất nước. 
Bản đàn xuân của Kiều
Đó là bản đàn Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe lần cuối trong ngày tái hợp. Bản đàn chứa đầy những mâu thuẫn nghịch lý, bởi vì cũng như bao lần trước, lần này vẫn là bản “bạc mệnh” năm xưa. Nhập hồn Kim Trọng, Nguyễn Du bình luận:                Lọt tai nghe suốt năm cung                Tiếng nào là chẳng não nùng (*) xôn xaoTác quyền và nghệ nhân biểu diễn vẫn là nàng Kiều chứ không còn ai khác, nhưng thật lạ:                Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?Kim Trọng, tri âm và trong cuộc vẫn không khỏi "hồ đồ", huống gì chúng ta, những người đến sau Nguyễn Du muộn hơn hai thế kỷ? 
Cơ sở lập luận trong
Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc. 
Ấn tượng Thụy Điển
TRẦN THUỲ MAITrước đây khi nhắc đến Thụy Điển tôi chỉ liên tưởng đến công ty xe hơi Volvo và hãng điện thọai di động Ericsson... Nhưng khi đến đây, cảm nhận của tôi phần nào có khác. Ấn tượng  đầu tiên của tôi là: Dân tộc này rất yêu văn chương. Chắc chẳng có thành phố nào trên thế giới lại yêu thơ đến mức đem thơ in ngay giữa lòng đường, như ở Stockholm . Trên đường Drottninggatan, thường gọi là phố Hoàng Hậu, người ta khắc thơ dọc theo tim đường, với một cỡ chữ lớn đủ cho người từ trên các nhà tầng hai bên nhìn thấy.
Văn trẻ có gì mới?
NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP1. Đội ngũ các nhà văn trẻ mà tôi nói tới trong bài viết này là những cây bút sinh ra sau 1975. Biết rằng trong văn chương, khái niệm trẻ/ già chỉ là một khái niệm có tính “tương đối” vì già hay trẻ đều phải nỗ lực để tạo nên những tác phẩm xuất sắc, vị trí của họ phải được đánh giá thông qua tác phẩm chứ không phải từ những chiếu cố ngoài văn học. 
Đừng lệ thuộc, đừng tự trói mình vào bất cứ “chủ nghĩa” và “phương pháp” nào
NGUYỄN KHẮC PHÊTrong văn chương, cách gọi “chủ nghĩa” này hay “chủ nghĩa” khác đều không ổn, thậm chí có hại vì vô hình trung như thế là cách buộc nhà văn theo “một con đường” vạch sẵn mà từ hơn nửa thế kỷ trước, Hải Triều đã lên án...
Trang 613/613