Đẫm nước mắt tiễn đưa Trung úy hy sinh tại Trường Sa

Căn nhà nhỏ của ông Phan Văn Hà và bà Trần Thị Đúc ở xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) vỡ òa tiếng khóc khi thi thể Trung Úy Phan Văn Hạnh về với gia đình sáng 23/1.

Triển lãm ảnh nghệ thuật mừng xuân Giáp Ngọ

 Chiều 24-1 tại Hội Nhiếp ảnh TP.HCM (122 Sương Nguyệt Anh, Q.1) đã diễn ra lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật mùa xuân Giáp Ngọ 2014.

Chuyện “ông Táo” trong văn hóa dân gian Á Đông

Hình tượng Táo quân đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian của nhiều nước Châu Á từ lâu. Theo quan niệm truyền thống, ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép lại tất cả những việc làm tốt xấu của con người trong năm cũ.

Cười Tú Xương, một trào phúng khác

ĐỖ LAI THÚY

Kìa ai chín suối xương không nát
Ắt hẳn nghìn thu tiếng vẫn còn
               
(Nguyễn Khuyến)

Triển lãm tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Triển lãm giới thiệu 150 bản đồ, nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm, với 5 chủ đề chính: Phiên bản của các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông dương....

Hồi ức sau 40 năm của vợ thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà

40 năm là quãng thời gian đằng đẵng bà Huỳnh Thị Sinh, vợ hạm trưởng Ngụy Văn Thà, một mình nuôi ba đứa con gái nên người. “Giờ các cháu có gia đình hết rồi, đi làm công nhân thôi nhưng cũng ổn, tôi có ba cháu ngoại”.

Phố ông đồ 2014: Thư pháp tôn vinh chữ Việt

Ngày 19/1, phố ông đồ - Mừng Xuân giáp ngọ 2014 đã diễn ra tại Cung Văn hóa lao Động TP.HCM. Đây là lần thứ 6 Phố ông đồ được tổ chức với 37 chiếu, quy tụ gần 100 ông đồ đang sinh hoạt tại các CLB thư pháp ở TP.HCM và một số ông đồ đến từ các tỉnh lân cận...

Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương

Nếu một ai đó đã đọc Rừng, đàn bà, điên loạn của Jacques Dournes hẳn sẽ không thể nào quên được cái cảm giác mình bị lôi tuột vào thế giới huyễn mộng của rừng, vào những huyền thoại về rừng. Và cũng không thể nào không ám ảnh bởi những con người khởi đi từ rừng, sống với rừng và biến mất trong rừng.

Jesus trong tiểu thuyết "Cám dỗ cuối cùng của Chúa"

TRẦN HUYỀN TRÂN

Có lẽ, Cám dỗ cuối cùng của Chúa là cuốn tiểu thuyết nói về khoái lạc trần tục của Jesus một cách táo bạo nhất?

Hồi ức về một con đường, một ngôi nhà

NGUYỄN CƯƠNG

Có nhiều yếu tố để Cố đô Huế là một trung tâm văn hóa du lịch, trong đó có những con đường rợp bóng cây xanh làm cho Huế thơ mộng hơn, như đường Lê Lợi chạy dọc bên bờ sông Hương, đường 23/8 đi qua trước Đại Nội, rồi những con đường với những hàng cây phượng vỹ, xà cừ, bằng lăng, me xanh... điểm tô cho Huế.

Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được công nhận bảo vật quốc gia

(SHO) - Ngày 30/12, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 2599/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia cho 37 hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó có Đại hồng chung chùa Thiên Mụ.

Trung Quốc lại làm nóng Biển Đông

Các nước yêu cầu Trung Quốc làm rõ quy định mới buộc tàu bè nước ngoài phải xin giấy phép nếu muốn đánh bắt cá hoặc nghiên cứu trên Biển Đông.

Ảnh quý hiếm về “Huế, Sài Gòn, Hà Nội”

Dưới đây là những tư liệu hiếm hoi được các nhiếp ảnh gia nước ngoài ghi lại- hình ảnh phố phường Hà Nội, Huế, Sài Gòn… từ những thế kỷ trước.

Huế phải thực hiện một số chữ “Không” và những điều khác

HỒ TƯ

Huế có Hoàng thành, quần thể lăng tẩm, đền đài của người xưa để lại, nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, hiện đang được trùng tu, tôn tạo và khai thác du lịch, có nhã nhạc cung đình cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Chân Mây, Kê Gà, Đa Kao, Đất Hộ…

NGUYỄN DƯ

Hôm ấy bạn bè họp mặt ăn uống. Chuyện nổ như bắp rang. Tôi khoe mình đã từng ba lần đội trời đạp đất trên đỉnh đèo Hải Vân. Một bạn hỏi đèo Hải Vân có gì đặc biệt? Câu hỏi bất ngờ làm tôi cụt hứng. Ừ nhỉ… đèo Hải Vân có gì đặc biệt?

Nghề thuốc Cẩm Lệ ở Huế

HOÀNG HƯƠNG TRANG

Cách nay hơn một thế kỷ, người Huế, kể cả lớp lao động, nông dân, buôn bán cho đến các cậu mợ, các thầy các cô, các ông già bà lão, kể cả giới quý tộc, đều ghiền một lại thuốc lá gọi là thuốc Cẩm Lệ.

Nhà văn Trần Thùy Mai: Lánh cuộc đua "hàng hót"

Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như  bờ sông Hương ở Huế vậy…”.

 

Đằng sau tên sách là tư thế của cả một dân tộc

Nói về đóng góp của Nguyễn Tuân qua tập tùy bút "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi", nhà văn Nguyễn Đình Thi nhận định: "Tập tùy bút ấy là đóng góp của Nguyễn Tuân trực tiếp đánh Mỹ". Cũng tương tự, nhưng cụ thể hơn, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho rằng, với "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi", Nguyễn Tuân đã "đánh địch với tư thế của một dân tộc đi tiên phong trên tuyến đầu chống Mỹ, với lòng tự hào của một dân tộc đang chiến thắng".

Những “chàng họa sĩ” của niềm vui

Ngày hội 30 năm Tuổi Trẻ Cười vừa kết thúc vào đêm 4-1, thế nhưng niềm vui âm ỉ của những cơn “dư chấn” dường như vẫn chưa tắt. Trong những câu chuyện hạnh phúc của những người góp phần làm nên thành công của Tuổi Trẻ Cười, câu chuyện về những họa sĩ biếm lúc nào cũng để lại ấn tượng trong lòng độc giả.

Trang 263/613