Hoa hướng dương và hoạ sĩ của tương lai
Một bức tĩnh vật có thể trở thành biểu tượng của một hoạ sĩ, một trường phái, một thời đại nghệ thuật thế giới. Đó là loạt 12 bức hoa hướng dương của Van Gogh (1853 – 1890) vẽ trong các năm 1887 – 1889 ở Paris và Arle.
Hai nghệ sỹ Italy trình diễn âm nhạc tại Hà Nội
Giọng nữ cao Paola Stafficci và nam nghệ sỹ piano Stefano Ragni đến từ đất nước Italy sẽ biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 1/6, với chủ đề "Tính hiện đại và truyền thống của âm nhạc Italy."
Hồ sơ mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm qua vòng sơ duyệt của UNESCO
Hồ sơ mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) đã vượt qua vòng sơ duyệt của UNESCO và bắt đầu lên đường tới các phiên họp được UNESCO tổ chức nhằm đánh giá và bỏ phiếu đối với một số Di sản văn hóa vật thể,  phi vật thể và Di sản tư liệu trên thế giới tại Vacsava (Ba Lan) từ ngày 19 – 21.5.
Phát hiện bài thơ quan trọng về Phan Bội Châu
Được viết tặng Phan Bội Châu vào những ngày cuối cùng của nhà chí sĩ yêu nước, Con voi già - tên bài thơ, đã trở thành hình ảnh biểu tượng đáng nhớ trong nền cơ ca Việt Nam, tuy nhiên, mãi tới bây giờ, bài thơ mới được tìm thấy trọn vẹn.
Orhan Pamuk được chính phủ Bulgaria tôn vinh
Tiểu thuyết gia đoạt giải Nobel năm 2006 vừa được trao tặng huân chương Golden Age - giải thưởng danh giá nhất của Bộ Văn hóa Bulgaria.
Cannes cấm đoán đạo diễn có cảm tình với Hitler
Đạo diễn từng đoạt giải Cành cọ vàng Lars von Trier đã bị Liên hoan phim Cannes lần thứ 64 cấm tham dự các sự kiện ở đây sau khi đạo diễn người Đan Mạch này gây sốc với tuyên bố “Tôi là phát xít.”
Picasso:
Thiên tài hội họa lớn nhất thế kỉ 20 đã nói về những bức tranh do Nguyễn Ái Quốc vẽ trên tờ báo Người cùng khổ với một niềm ngưỡng mộ chân thành trước tâm hồn và tư tưởng của Người.
Nhà văn Mỹ Philip Roth chiến thắng giải Man Booker quốc tế
Hôm qua 18.5, giải thưởng danh giá về văn học quốc tế Man Booker International Prize lần thứ 4 đã được công bố. Vượt qua nhiều đối thủ, nhà văn Mỹ Philip Roth đã thuyết phục hội đồng giám khảo và giành giải thưởng cao nhất.
Nhà thơ Inrasara trò chuyện về văn hóa Chăm
Nhà thơ, nhà nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa Chăm có cuộc gặp gỡ độc giả TP HCM giới thiệu cuốn 'Hàng mã ký ức' của Inrasara. Cuốn tiểu thuyết được cho là khá gần với hồi ký về cuộc đời của chính tác giả.
Phim câm trong kỷ nguyên 3D
Bộ phim câm đen trắng The Artist (Nghệ sỹ) phút chót được bổ sung vào danh sách 20 phim tranh giải chính thức tại LHP Cannes 2011 nhưng đã trở thành đối thủ nặng ký của Cành cọ Vàng năm nay. Hơn thế, phim còn làm sống lại thể loại tưởng chừng đã biến mất trong kỷ nguyên của công nghệ 3D: phim câm.
Nhớ một tài năng
Triển lãm tranh và ký hoạ của danh hoạ Tô Ngọc Vân đang được trưng bày tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội), do Hội Mỹ thuật VN và Hội Mỹ thuật Hà Nội  phối hợp tổ chức (kéo dài đến ngày 23.5), nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh của ông - người đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về văn học nghệ thuật.
Sự hình thành đội ngũ sáng tác văn học trẻ các tỉnh phía Nam 10 năm qua
PHẠM PHÚ PHONG Đối với sự tồn tại và phát triển của một nền văn học không thể không kể đến đội ngũ những người sáng tác trẻ. Đó là lực lượng sung sức, giàu nhiệt tình và báo hiệu những năng lực mới cần được liên tục bổ sung.
Những điều ít biết về Bác Hồ qua một cuốn sách ảnh
Nhằm giới thiệu hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã được UNESCO công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã tích cực sưu tầm, tập hợp tư liệu và làm nên cuốn sách ảnh đặc sắc “Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh.”
Nhà văn hội tụ tại Diễn đàn Văn học Seoul
Các sự kiện văn học quốc tế là cơ hội gặp gỡ lớn, không chỉ giúp nhà văn mở rộng đối tượng độc giả mà còn khuyến khích họ trao đổi ý tưởng sáng tạo với đồng nghiệp ở các quốc gia, các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau.
Triển lãm ảnh về lịch sử phát triển của Quốc hội
Chào mừng kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2011), mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, ngày 16/5, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức triển lãm ảnh chủ đề: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - những chặng đường vẻ vang.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điện ảnh
Triển lãm “Hình ảnh và hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các tác phẩm điện ảnh” đã được khai mạc chiều 16/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động do Viện phim Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh thực hiện nhân kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911- 5/6/2011) và 121 năm ngày sinh của Người.
Họa sĩ Đỗ Đức trao đổi về kỹ thuật khắc gỗ với Pháp
Với hành trang là 10 bức tranh khắc gỗ, họa sĩ Đỗ Đức đã được mời sang Trung tâm Nghệ thuật Fenêtre Sur Rue (Cửa sổ nhìn ra đường) của vùng Bordeaux, Pháp để trao đổi về kỹ thuật làm thể loại tranh độc đáo này.
Hơn 15.000 tấm mộc bản triều Nguyễn đang bị thất lạc?
Năm 1960, hơn 50.000 tấm mộc bản triều Nguyễn được phân loại, sắp xếp và được vận chuyển bằng tàu hoả từ Huế vào “Hoàng triều cương thổ” Đà Lạt. Đến lúc này, theo các văn bản của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, kho lưu trữ của trung tâm đang lưu giữ 34.618 tấm với 55.318 mặt khắc. Như vậy, vẫn còn hơn 15.000 tấm mộc bản triều Nguyễn đang thất lạc đâu đó?
Hội thảo “Danh nhân văn hoá Phan Thúc Trực
Hội thảo “Danh nhân văn hoá Đình nguyên Thám hoa Phan Thúc Trực (1808-1852)” đã diễn ra ngày 15.5 tại TP.Vinh (Nghệ An), do Hội VNDG Nghệ An và Hội đồng gia tộc họ Phan tổ chức.
Hoà nhạc kỷ niệm 220 năm ngày mất W.A.Mozart: Hồn nhiên và quyến rũ
Trong hai đêm 14 và 15.5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đã diễn ra chương trình hoà nhạc nói trên. Như sự sống, âm nhạc nào của W.A.Mozart luôn hồn nhiên và quyến rũ.
Trang 392/613