Cần có văn học sử Việt Nam mới
Những công trình văn học sử Việt được biên soạn gần đây nhất (hai bộ giáo trình văn học Việt của khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội và khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội) đã có tuổi thọ trên dưới 30 năm. Điều cần thiết là phải “viết lại và viết khác đi”.
Lần đầu có Ngày thơ Lục bát Việt Nam
Nhân ngày lục - bát (mồng 6/8 Âm lịch), tức ngày 24/ 9 tới, Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội, CLB Thơ Việt Nam, website lucbat.com... phối hợp, đồng tổ chức Ngày thơ Lục bát Việt Nam lần thứ nhất tại Triển lãm Vân Hồ (số 2 Hoa Lư, Hà Nội) suốt từ 7h sáng đến 16h30 chiều nhằm góp phần tôn vinh thơ lục bát và văn hóa truyền thống Việt Nam.
Bài
TRIỀU NGUYÊN1. Chương trình Văn học lớp 11, chỉnh lí năm 2000, phần tác giả Cao Bá Quát, bài Đề sau khúc Yên Đài anh ngữ của ông đô sát họ Bùi, giảng một tiết, được thay bằng bài Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây). Cả sách học sinh và sách giáo viên đều không có chú thích gì về "hành", ngoài cách chuyển y khi dịch sang tiếng Việt như vừa ghi.
Giải thưởng HNV Hà Nội 2009: Không có thơ!
Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, tiểu luận phê bình của Đỗ Lai Thúy và tiểu thuyết dịch của Nguyên Ngọc giành giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2009
Nghệ thuật của Andy Warhol - một lời cảnh báo
ĐIỀN THANHAndy Warhol nổi tiếng là người đùa rỡn với chuyện danh tiếng, nhưng niềm say mê của ông với sinh hoạt hiện đại có hàm chứa một không gian tối xám hơn nhiều. Đó là việc ông bị ám ảnh bởi cái chết, điểm này cho mỗi chúng ta biết nhiều nhất về tinh thần của thời đại ngày nay…
Điểm sáng trên “lục địa đen”
Sinh năm 1977 và đây mới là cuốn tiểu thuyết thứ hai, nhưng Nửa mặt trời vàng (*) của nữ văn sĩ Nigeria Chimamanda Ngozi Adichie đã trở thành một sự kiện văn học không chỉ của châu Phi.
Cái độc đáo và duy nhất của 82 bia Văn Miếu Hà Nội
Hồ sơ đề cử danh hiệu Di sản Tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 82 bia đá Tiến sĩ (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) vừa hoàn tất. Ngày 20.9, chuyên gia UNESCO sẽ đến khảo sát hiện trạng.
Thêm một nhà thơ tiền chiến ra đi
Nhà thơ Lam Giang tạ thế vào giờ Mùi ngày 7.9.2009. Vậy là thêm một nhà thơ thời tiền chiến ra đi, thọ 90 tuổi tại Sài Gòn.
Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2009: Quy định thời lượng vở diễn không hợp lý
“Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc” (về kịch nói và cải lương) sẽ diễn ra tại TPHCM từ cuối tháng 9-2009, thế nhưng đến nay vẫn còn những bất cập khiến không ít nghệ sĩ và các đơn vị nghệ thuật ngại tham gia…
Dàn nhạc giao hưởng New York nổi tiếng thế giới biểu diễn tại Việt Nam
Dàn nhạc giao hưởng New York (New York Philharmonic) sẽ sang thăm và biểu diễn tại Hà Nội trong 2 ngày 16 và 17-10 – 2009, trong khuôn khổ chương trình lưu diễn tại một số nước Châu Á, theo lời mời của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam.
Một cuộc chơi “lịch”
Tám năm sau triển lãm lịch Năm mùa (2002), họa sĩ thiết kế Nguyễn Tri Phương Đông (Mỹ) và nhiều thế hệ học trò của ông tại VN lại hội ngộ “online” (làm việc qua mạng) trong gần hai tháng trời để cuối cùng dọn ra một cuộc chơi mới: thiết kế lịch theo chủ đề Mùa yêu  - an - vui - đón chào năm 2010 (ảnh).
“Thị dân và nông dân Bắc bộ đầu thế kỷ 20” trở lại Hà Nội
Hơn 40 bức pano và đèn lồng mô tả cuộc sống thị dân và nông dân Bắc bộ đầu thế kỷ 20 đang được trưng bày tại nhà gốm - Bảo tàng Dân tộc học VN (Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội), kéo dài đến hết 4-10. Mỗi bức sẽ giới thiệu khoảng 10 ký họa theo một chủ đề nhất định như: các bước làm ra hạt gạo, kiểu tóc và cách vấn khăn...
Việc TP.HCM chi 47 tỉ đồng trang bị cho Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch của mình dàn nhạc cụ mới và "xịn" nhất nước đã nói lên sự quan tâm và đánh giá đúng đắn vai trò của nhà hát này trong tiến trình nâng cao văn hóa âm nhạc cho người dân thành phố.
Về thơ Vương Duy
ĐINH VŨ THUỲ TRANGThời Đường là thời đại cực thịnh của dân tộc Trung Hoa về mọi mặt, trong đó có thơ ca. Câu nói này có vẻ sáo mòn nhưng không thể không nhắc đến khi nhìn vào những trang sử vàng son ấy. Chúng ta biết đến ba nhà thơ lớn đời Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... Nhưng phải nói rằng, chỉ đọc thơ của họ thì chưa thấy hết được cái hay của thơ Đường. Bởi lẽ, các nhà thơ tuy cùng khuôn luật, cùng chủ đề... nhưng mỗi người đều riêng khác nhau.
Dựng bia thơ Đã chết nghìn thu tiếng nguyệt cầm
Đó là tấm bia (ảnh) khắc nguyên bài thơ Đã chết nghìn thu tiếng nguyệt cầm (được bạn đọc bình chọn là 1 trong 2 bài thơ hay nhất năm 1990 của bán nguyệt san Kiến thức ngày nay) dựng lên cạnh ngôi mộ của chính tác giả bài thơ - nhà thơ Tô Nhược Châu - tại ấp Phước Hậu, xã An Phước (Châu Thành, Bến Tre) 1 tuần sau ngày ông được an táng (25.8.2009).
Triển lãm mỹ thuật Dấu ấn đức tin II
Vào lúc 16 giờ ngày 9.9, tại hội trường Trung tâm Văn hóa Công giáo (số 6 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM), Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng giám mục Việt Nam sẽ khai mạc triển lãm mỹ thuật tôn giáo mang tên Dấu ấn đức tin II.
Để có dòng phim Discovery (khám phá) hay: Nên bắt đầu từ nông thôn Việt Nam
Vài năm trở lại đây, dòng phim khám phá các vùng đất Châu Á và thế giới đã được các đài truyền hình trong nước thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi là, tại sao các đoàn không làm phim khám phá ở VN, mà phải sang tận vùng đất khác, nơi từng có nhiều người đến làm phim?
Tuyển tập 27 truyện ngắn “Càphê hàng Hành”
“Càphê hàng Hành” là tuyển tập 27 truyện ngắn hay từng in trên báo Văn Nghệ. Đây là tập truyện ngắn có mặt nhiều thế hệ nhà văn, từ các tác giả nổi tiếng (Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái...) đến các cây bút trẻ (Di Li...) và sáng tác của người Việt ở xa đất nước, tạo nên giọng điệu đa dạng.
Dịch giả Cao Tự Thanh nói về tác phẩm của Hoàng Ưng
Ngày 14/9, tại Press Cafe (14, Alexandre de Rhodes, quận 1, TP HCM), dịch giả Cao Tự Thanh chia sẻ với độc giả những điều lý thú xoay quanh bộ sách 'Thẩm Thăng Y' của tác giả nổi tiếng Trung Quốc Hoàng Ưng, do ông vừa chuyển ngữ.
"Chợ phiên Tây Bắc" là triển lãm ảnh của NSNA Nguyễn Xuân Khánh - giảng viên nhiếp ảnh - Trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh TPHCM (khai mạc 9.9 tại Idecaf).
Trang 538/613