Hà Nội trong những trang văn

Là vùng đất quen thuộc trong miền sáng tạo, vẻ đẹp Hà Nội không chỉ được diễn tả bằng hình ảnh mà còn hiển hiện vô cùng tinh tế, sống động trong nghệ thuật ngôn từ. Với vô số tác phẩm văn học viết về Thủ đô từ xưa tới nay, để khai phá, phát lộ những điều mới mẻ về thành phố này là thử thách không nhỏ với mỗi nhà văn.

Nhà thơ Uruguay Ida Vitale thắng giải văn học Cervantes 2018

Nữ nhà thơ Uruguay Ida Vitale, 95 tuổi, đã giành Giải thưởng Văn học Cervantes 2018, vốn được coi là giải Nobel của văn học tiếng Tây Ban Nha.

Ngắm linh vật nghê Việt tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Hơn 200 hình ảnh, tư liệu linh vật nghê Việt đã ra mắt những người yêu văn hóa vào tối 15/11 tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội trong một triển lãm mang tên “Tư liệu linh vật nghê Việt.”

Triển lãm bản đồ và tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Ngày 15/11, tại thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-Những bằng chứng lịch sử và pháp lý."

Phát triển Âm nhạc học đường: Chiến lược bắt đầu từ con người

Nhiều chính sách về đào tạo giáo viên sư phạm, các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho người học âm nhạc dân tộc, các cải cách và những quyết định xây dựng chương trình mới đưa âm nhạc vào giảng dạy tại bậc Trung học phổ thông là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục âm nhạc nói riêng và sự nghiệp giáo dục đào tạo con người nói chung.

Tọa đàm "Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc độ đạo Hiếu"

Chào mừng ngày Di sản Việt Nam, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa “Nét xưa” từ ngày 23/11 – 2/12. Trong đó, buổi tọa đàm "Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc nhìn của đạo Hiếu" là điểm nhấn của chương trình. 

Thành Cát Tư Hãn, công chúa Giang Minh và tôi

TRẦN QUANG MIỄN  

Có lẽ, cho đến bây giờ bạn bè, người quen biết vẫn thường gọi tôi:
- Ê Thành Cát Tư Hãn!
Vai diễn đó đã thực sự tạo sự khác biệt giữa tôi và bạn bè cùng trang lứa lớp Đệ Tam ban C trường Quốc Học.

Những rung cảm cuộc sống qua hội họa tả thực

Các bức tranh do nhóm họa sĩ “Hiện thực” trưng bày tại triển lãm khai mạc vào hôm nay 14-11-2018 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM sẽ khiến người xem bất ngờ trước khả năng tả thực của hội họa có sức sống như ảnh chụp.

Gỡ 'nút thắt' trong bảo hộ tác quyền âm nhạc

Những năm gần đây, vi phạm bản quyền âm nhạc luôn là một vấn đề làm “nóng” dư luận.

Giới trẻ Trung Quốc thời nay vẫn si mê nhà văn Kim Dung

Theo một cuộc thăm dò mới đây do nhật báo China Youth thực hiện, giới trẻ Trung Quốc sinh sau năm 1990 vẫn yêu mến các tác phẩm kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung dưới dạng tiểu thuyết hoặc phim truyền hình dài tập.

Lưu Quang Vũ - những lựa chọn nghệ thuật

ĐOÀN ÁNH DƯƠNG    

Trong suốt cuộc đời nghệ thuật của mình, Lưu Quang Vũ luôn hiện diện ở vị trí đầu tiên, hàng thứ nhất, cánh chim bay đơn, trước khi trở thành cái trang giấy kỳ lạ, trang-không/chưa-trang, trang-giữa-hai-trang, trong “cuốn sách xếp lầm trang” “rối bời” như lời thơ của ông.

Quyền tác giả âm nhạc ở Việt Nam: Nhiều show diễn lớn cũng không trả tiền

Những năm qua, vấn đề quản lý và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan được nhà nước đặc biệt quan tâm và thực thi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực âm nhạc vẫn liên tục xảy ra các sai phạm với nhiều hình thức và mức độ phức tạp.

Sáng tác! Thật là rứt thịt mình ra

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018), lần đầu tiên, “Nhật ký Nguyên Hồng” ra mắt bạn đọc. Hơn 600 trang nhật ký Nguyên Hồng viết từ năm 1941 đến trước khi ông mất (1982) đã được công bố. Những trang viết hiển hiện cả một thời kỳ, sống động và chân thực. Đặc biệt là đời sống văn nghệ của đất nước trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XX. Được sự đồng ý của NXB Trẻ và đại diện gia đình nhà văn Nguyên Hồng, chúng tôi trích giới thiệu một số trang nhật ký của ông.

Trăm năm sân khấu cải lương: Những vở cải lương không thể quên

Sân khấu và nghệ sĩ cải lương miền Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong 2 cuộc kháng chiến. Thời Pháp, trong những đêm diễn ở đình, trong lồng chợ hay rạp hát, đa số các đoàn cải lương đều dựng vở có liên quan đến những vị anh hùng trong lịch sử để hun đúc tinh thần quật khởi của dân tộc.

Sách về chân dung đa diện của thiên tài Le​onardo Da Vinci

Cuộc đời, sự nghiệp đồ sộ của nghệ sĩ bậc thầy người Italy được nhà báo Walter Isaacson tái hiện ở khía cạnh nghệ thuật lẫn đời thường.

Vi phạm bản quyền trong môi trường số: Tìm thuốc đặc trị

Trong những năm gần đây, vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã trở thành một “vấn nạn” làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mặc dù đã có những chế tài xử phạt nhưng dường như đây vẫn chưa thực sự là những liều thuốc “đặc trị” để xử lý các vi phạm.

3 thập kỷ nghiên cứu vẻ đẹp Việt Nam qua ảnh

Từ hơn 30 năm nay, Nicolas Cornet là nhiếp ảnh gia, phóng viên và làm công tác xuất bản ở cả châu Âu và châu Á.

Khám phá gia tài văn chương của tác giả "Hôm qua em đi chùa Hương"

Rời "cõi tạm" khi tuổi đời còn rất trẻ (24 tuổi) song cha đẻ của bài thơ Hôm qua em đi chùa Hương - tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã để lại khối lượng những sáng tác đáng kinh ngạc và thán phục, một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Hình tượng trẻ em trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh

Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984) là một trong những họa sĩ tiêu biểu của nền hội họa Việt Nam. Ông được coi là họa sĩ chiết trung phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông.

Nghĩ từ Nhật Bản

PHẠM HỮU THU  

Nhân loại kính nể không chỉ vì đất nước Nhật Bản bình tĩnh ứng phó thiên tai mà còn gây thiện cảm qua hành vi ứng xử của họ. 

Trang 103/613