Vở múa đương đại Cafe Sài Gòn: Dấu ấn từ sự sáng tạo

Vở múa đương đại Cafe Sài Gòn do hai biên đạo Joost Vrouenraets (Hà Lan) và Maite Guerin (Pháp) dàn dựng cho Nhà hát Nhạc - Giao hưởng - Vũ kịch TPHCM (HBSO) vừa công diễn tại TPHCM. Trên sân khấu, 9 diễn viên, nghệ sĩ múa trẻ, tài năng của HBSO đã cháy hết mình với tác phẩm, để lại dấu ấn đẹp trong lòng khán giả.

Sẽ có giải Nobel văn học 2018 do một Viện hàn lâm khác đưa ra?

Hơn 100 nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ và các nhà văn hóa Thụy Điển đã thành lập Viện hàn lâm mới với ý định trao giải thưởng văn học vào mùa thu này, cùng thời gian với giải Nobel Văn học hàng năm.

Hiện sinh, tình yêu, cái chết trong ca từ ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

So với những trào lưu hiện đại chủ nghĩa có tính chất tiền phong, mối quan tâm hàng đầu của chủ nghĩa hiện sinh chưa phải là vấn đề hình thức nghệ thuật mà là vấn đề đổi mới cách nhìn về con người và thế giới.

UNESCO công bố các di sản thế giới mới tại Hàn Quốc và Ấn Độ

Ngày 30/6, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa 7 ngôi chùa cổ của Hàn Quốc cùng các tòa nhà theo phong cách Art Deco ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, vào danh sách Di sản Thế giới.

Đưa Tuồng vào học đường: Giữ cho lớp sau

“Thời hoàng kim của Tuồng đã xa”, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh mở đầu câu chuyện về việc hiện nay có nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều “món ăn tinh thần” để thưởng thức, nên chuyện phần lớn khán giả không còn mặn mà với Tuồng cũng là điều dễ hiểu.

Cây bút luôn lạc quan về lòng người

Đọc sách của Bùi Nguyễn Trường Kiên, bạn đọc thấy rất nhiều bi kịch cuộc đời, các nhân vật chính hoặc là trẻ mồ côi, hoặc là những đứa bé bị bỏ rơi, thậm chí ngay cả các nhân vật phụ hoàn cảnh cũng không khá hơn. 

Thế giới ảo có khiến chúng ta mất tự do?

Chúng ta tưởng rằng, chúng ta tạo ra mạng xã hội là để chúng ta tự do hơn: tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình, nhưng nhìn những điều đang diễn ra, chúng ta liệu có đạt được tự do thực sự và quan trọng hơn, là tìm kiếm được hạnh phúc?

Mực in dần dần biến mất: thơ vào cuối thời văn hóa in ấn

DANA GIOIA

Bởi vì tất cả mọi phương tiện truyền thông đều là phân mảnh của chính chúng ta kéo dài đến lãnh vực công cộng, bất cứ tác động nào trên chúng ta của bất cứ phương tiện truyền thông nào cũng có khuynh hướng mang những ý nghĩa khác vào một quan hệ mới.
            (Marshall McLuhan, Understanding Media)   

Huế tha hương

ĐẶNG TIẾN

Từ ngoài nước nói về văn chương Huế mà không nhắc đến những tấm lòng hải ngoại còn hướng về Cố đô, là vô tình và bạc bẽo. Ở hải ngoại có nhiều hội thân hữu, ái hữu, đồng hương Huế, nhiều hoạt động văn hóa tích cực, như tổ chức Ngày Nhớ Huế… 

Xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nghề làm tranh Đông Hồ

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan này thống nhất với đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc xây dựng Hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới.

Phê bình văn nghệ - có còn không?

Mấy chục năm qua, phê bình luôn được coi là khâu yếu nhất của nền văn nghệ. Nhẹ thì cũng là chưa theo kịp sự phát triển của phong trào sáng tác, không cắt nghĩa được sự phức tạp của các hiện tượng văn nghệ…

Cùng con đi qua tuổi teen

Nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam 28/6, cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen của hai tác giả Chu Hồng Vân và Vũ Thu Hà được ra mắt. Cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen tập hợp những câu chuyện chân thực, những tình huống sinh động mà cha mẹ nào hẳn cũng từng thấy mình phải đối mặt.

Đổi tên giải thưởng mang tên tác giả "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên"

Trong một cuộc họp vào thứ bảy ngày 23/6 tại New Orleans, Mĩ, Hội đồng Hiệp hội Dịch vụ Thư viện cho trẻ em (ALSC) đã thống nhất và đi đến quyết định thay đổi Huân chương Wilder Laura Ingalls thành Giải thưởng Di sản Văn học của Trẻ em (Children’s Literature Legacy Award).

Nhớ dòng Hương Giang và mong một ngày về Huế đọc thơ

NHƯ QUỲNH DE PRELLE

Chúng tôi xuyên Việt lần cuối cùng trước khi rời Việt Nam, từ Sài Gòn qua Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, Ninh Bình và Sapa.

Học cách sống của cổ động viên Nhật Bản

Có thể đội tuyển Nhật Bản không vô địch World Cup 2018 nhưng các cổ động viên của họ đã vô địch trên khán đài khi để lại ấn tượng đẹp về ứng xử cũng như hành động dọn sạch rác khu vực ghế ngồi.

Giáo sư Phan Huy Lê – Còn mãi trái tim yêu Hà Nội

GS Phan Huy Lê được trân trọng và ngưỡng mộ không phải chỉ vì sự uyên bác của một trí tuệ hiếm biệt, có đóng góp xuất sắc cho nền sử học nước nhà mà còn vì tinh thần đổi mới, nhân cách sống và tình yêu Hà Nội thiết tha của ông.

Ba cuốn sách bàn về cái chết

"Trở về từ cõi sáng", "Mật mã sự sống", "Trải nghiệm cận tử" góp phần để độc giả khám phá ý nghĩa cuộc sống.

Tên của danh họa Nguyễn Gia Trí được đặt cho con phố của Sài Gòn

Tên của danh họa Nguyễn Gia Trí, một trong bốn tên tuổi của bộ tứ huyền thoại mỹ thuật Việt Nam thời Đông Dương là "Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn" (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn) đã được UBND TP.HCM đặt  cho con phố thuộc quận Bình Thạnh.

Những bước đi mới hay câu hỏi về nhịp điệu thơ Tân Hình Thức Việt

KHẾ IÊM

Tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ Tân hình thức hay bao gồm: ý tưởng và nhịp điệu. Ý tưởng trong thơ, nếu ai cũng biết rồi thì không còn là ý tưởng nữa, bởi vì thơ phát hiện điều mới lạ trong những sự việc thường ngày.

Trang 113/613