Phim 3D tới Việt Nam: Trông người lại ngẫm về ta…
Một loạt trailer phim (đoạn phim giới thiệu) công nghệ 3D gồm hoạt hình, phim truyện, đặc biệt là 16 phút của siêu phẩm "Avatar" đã được giới thiệu lần đầu tiên tại cụm rạp Megastar Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào cuối tháng qua. Khán giả Việt đã có cơ hội thưởng thức thành quả tuyệt vời của điện ảnh thế giới, song đó cũng là lúc người ta cảm nhận rõ nét nhất về thách thức đối với sự phát triển của điện ảnh nước nhà.
Nhái hay copy kịch bản phim?
Sau khi có thông tin về bộ phim Tin vào điều không thể gần giống với bộ phim Cám ơn anh đã yêu em (Thank you for loving me) của Trung Quốc đã phát sóng trên HTV7, chúng tôi tìm hiểu thì phát hiện khá nhiều nghi ngại về một số bộ phim tương tự. Đó là tình trạng không chỉ “Việt hóa” kịch bản nước ngoài không có bản quyền mà tình trạng “thuổng” ý tưởng hay copy kịch bản của nhau khá phổ biến trong giới làm phim.
Đôi giày châm ngòi cho triết luận
Năm 1886 ở Paris (Pháp), Vincent Van Gogh mua một đôi giày cũ nát từ chợ trời và đem vào xưởng họa tại Montmartre làm mẫu vẽ tĩnh vật. Đó quả là một đôi giày may mắn, vì nó không bị thảy ra bãi rác mà trở nên bất tử qua nét vẽ của họa sĩ Hà Lan thiên tài. Hiếm có bức tranh nào được hậu thế bàn ra tán vào không dứt như Đôi giày của Van Gogh. Triển lãm đang diễn ra ở Cologne (Đức) chỉ có duy nhất một bức tranh trên, nhưng xung quanh đó là hàng trăm ý kiến khác nhau, và chắc chắn chưa phải là những ý kiến tối hậu.
108 chân dung văn nghệ sĩ của họa sĩ 'tay ngang'
"Đối với tôi, mỗi nghệ sĩ là một viên kim cương và được làm bạn với họ là điều thật tuyệt vời trên đời. Đến nay, tôi vẫn chưa đủ sức vẽ hết, vì thế còn đang nợ nhiều người" - Đinh Quang Tỉnh tâm sự.
Văn chương trước hết là đạo lý
Với những ai từng học tập và công tác ở Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ) và nay là Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội cũng như những người yêu văn chương nước nhà hẳn sẽ thấy đột ngột khi được tin PGS, NGND Bùi Duy Tân, cây đại thụ văn học hiếm hoi của Đại học Tổng hợp xưa và Đại học Quốc gia Hà Nội vừa từ giã cõi trần.
Nhà văn Kenzaburo Oe: Tái sinh cùng
Kenzaburo Oe là nhà văn Nhật Bản thứ hai được trao giải Nobel Văn học (năm 1994). Buổi lễ mừng giải thưởng danh giá của Kenzaburo Oe là một ngày hội vô cùng đặc biệt. Các nhạc công hàng đầu của "đất nước mặt trời mọc" đã biểu diễn mười tác phẩm của nhạc sĩ trẻ Hikari Oe- người con trai tật nguyền, người đã khiến Kenzaburo Oe tìm được "lối đi" trong sáng tác văn chương và khiến ông cùng con trai như được "tái sinh"...
Hé lộ bút hiệu Từ Linh
Trong những ca khúc để lại cho đời, Đoàn Chuẩn đều để tên một đồng tác giả - Từ Linh. Bí mật này đã được hé lộ trong đêm nhạc Đoàn Chuẩn - Lá đổ muôn chiều tại Hà Nội vừa qua.  
Phim 3D của Hollywood đến VN: Bước đột phá của công nghiệp điện ảnh
Tối 30.10, Cty Megastar đã công chiếu cho báo giới trích đoạn 16,5 phút của siêu phẩm Hollywood "Avatar" sẽ ra mắt khán giả thế giới cuối năm 2009. "Avatar" - phim bom tấn của đạo diễn James Cameron (từng là đồng đạo diễn phim "Titanic") là phim truyện nhựa đầu tiên sử dụng công nghệ 3D.
Sách mới tiết lộ Van Gogh không điên
Một bộ sách mới ra mắt cho thấy, Van Gogh là người mê đọc sách, sống có kỷ luật và làm việc có phương pháp, khác hẳn với suy nghĩ của nhiều người cho rằng ông là thiên tài điên loạn.
Nhà văn nữ NDiaye chiến thắng giải văn chương Goncourt
Nhà văn mang hai dòng máu Pháp và Senegal Marie NDiaye đã giành được giải thưởng văn chương danh giá nhất của Pháp - giải Goncourt - với cuốn tiểu thuyết mới nhất Three strong women, vừa được công bố hôm qua (2-11).
Cồng chiêng Tây nguyên qua ảnh tư liệu của Pháp
Một triển lãm ảnh tư liệu kéo dài ba tháng mang tên Âm nhạc cồng chiêng Tây nguyên (ảnh tư liệu lưu trữ tại Pháp do Bảo tàng Dân tộc học VN phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật VN tổ chức) sẽ khai mạc chiều 6-11 với 90 bức ảnh chưa từng công bố.
Vở nhạc kịch
Vở nhạc kịch nổi tiếng “Quà tặng giáng sinh” do đạo diễn quốc tế Paul Stebbings dàn dựng và phần biểu diễn của các nghệ sỹ diễn viên nhà hát TNT đến từ Luân Đôn, Vương Quốc Anh sẽ được giới thiệu tới khán giả Việt Nam trong tháng 11 này tại 5 tỉnh, thành phố.
Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan: “Ca trù xứng đáng trở thành nghệ thuật thưởng thức đa phương tiện”
Khi niềm vui về hai loại hình hát quan họ và ca trù được UNESCO công nhận là di sản thế giới đã lắng lại, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan chia sẻ với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị về sự lo lắng cho công việc tiếp theo: làm thế nào để đưa ca trù cũng như những loại hình dân ca vào đời sống hiện đại?
CK Sao Mai 2009 phía Bắc: Thiếu cá tính, sự... bùng nổ!
18 thí sinh tham dự đêm chung kết giải Sao Mai 2009 khu vực phía Bắc khá đồng đều, không có gương mặt nổi trội gây ấn tượng mạnh với khán giả cũng như Hội đồng giám khảo. Kết quả đã tìm ra 9 thí sinh tiêu biểu nhất ở ba dòng nhạc: nhạc nhẹ, dân gian và thính phòng vào vòng chung kết toàn quốc.
Vở Hoàng đế Quang Trung dựng theo cách nào?
Một cuộc họp thứ ba sẽ diễn ra trong tuần này nhưng không có vẻ khả quan khi tiền tài trợ chưa có, tiền Nhà nước chỉ chi nhỏ giọt, còn nguồn tiền xã hội hóa thì không dám phiêu lưu
Phát triển bảo tàng, di tích kết hợp với du lịch góp phần quảng bá hình ảnh, văn hoá dân tộc
Cùng với hệ thống danh lam thắng cảnh phong phú, Việt còn có rất nhiều điểm đến là bảo tàng, di tích hấp dẫn du khách. Thực tế cho thấy việc gắn kết du lịch với bảo tàng, di tích hiện nay là việc làm cần thiết để quảng bá hình ảnh, văn hoá dân tộc đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Phim TH nước ngoài phiên bản Việt: Cuộc đua không ngừng nghỉ
Nhìn từ "Lẵng hoa tình yêu" cho đến "Hoa dã quỳ", "Những người độc thân vui vẻ"… cho thấy những ví dụ thất bại của phim làm lại. Chúng ta sẽ tiếp cận một bộ phim nước ngoài thế nào, để phiên bản Việt đậm chất Việt hơn, thay vì sự sao chép mang tính cơ học và dập khuôn.
Hội thảo kỷ niệm ngày giỗ nhà văn Vũ Trọng Phụng
Sáng 30/10, nhân kỷ niệm 70 năm ngày mất của tác giả "Số đỏ", Hội nhà văn kết hợp với Viện văn học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Vũ Trọng Phụng trong tiến trình văn học Việt Nam".
Xót thương cùng Huế qua một bài thơ
NHẬT CHUNG       (Đọc bài thơ XÓM LỤT của anh Phạm Xuân Phụng)Anh Phụng là bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế. Tôi tìm hết trong tuyển tập HAI THẬP KỶ THƠ HUẾ, chỉ duy nhất bài thơ này viết về cảnh lụt lội hàng năm vẫn xảy ra ở mảnh đất nghèo khó. Trong những ngày đau buồn, khi nước vừa rút, trắng bợt trước mắt tôi những bài thơ tình èo uột nỉ non ẻo lả, và đứng dậy trước mắt tôi một bài thơ XÓM LỤT.
Dương Hướng - từ “Bến không chồng” đến “Dưới chín tầng trời”
PHONG  LÊBến không chồng - Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991 đưa nhanh Dương Hướng lên một vị trí cao trong thành tựu văn học Đổi mới. Không thuộc đội ngũ “tiền trạm” xuất hiện từ đầu những năm 80 như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Mạnh Tuấn (sinh năm 1948) - người cùng thế hệ với anh (sinh 1949), đến tuổi 40 mới bắt đầu trình làng với tập truyện ngắn Gót son (1989), thế mà chỉ 2 năm sau, Dương Hướng bỗng trở thành một “tên tuổi” với Bến không chồng, góp mặt cùng Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh làm nên một bộ ba sáng giá trong văn học mở đầu thập niên 90, năm năm sau khởi động của công cuộc Đổi mới.
Trang 531/614