Huế luôn luôn mới
Du lịch Huế thu hút 50.000 lượt khách trong dịp Tết

Tết Giáp Ngọ ở Huế được thiên nhiên ưu ái với tiết trời mát mẻ và nắng nhẹ. Thời tiết thuận lợi, nhiều dịch vụ du xuân giải trí hấp dẫn mở ra là một trong những yếu tố khiến khách du lịch chọn Huế làm điểm đến trong những ngày đầu xuân này. 

Thừa Thiên – Huế: Tưng bừng và sôi nổi hội đua thuyền truyền thống, hội vật đầu xuân

Sáng 5-2 (tức mồng 6 Tết Giáp Ngọ 2014), người dân làng An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức lễ hội cầu ngư và đua thuyền truyền thống. Đây là nét đẹp văn hoá, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. 

Từ mồng một đến mồng ba: chợ phiên ngày Tết Quảng Ngạn

Đây là phiên chợ độc đáo của xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, ít nơi nào có được. Nói là chợ phiên Quảng Ngạn nhưng chợ thu hút rất đông người dân của các xã lân cận như Điền Hải, Quảng Công vượt sóng nước Tam Giang về đây tụ hội. Chợ chỉ diễn ra trong 3 ngày, từ mồng một đến mồng ba Tết Nguyên Đán, rồi tan và chờ đến dịp này năm sau mới họp lại.

Đẩy mạnh đưa hàng bình ổn Tết về nông thôn

Tết Nguyên đán đang đến gần, hàng hóa trên thị trường TT Huế rất đa dạng, phong phú. Sở Công Thương, cùng các doanh nghiệp đang thực hiện chương trình dự trữ và bán hàng bình ổn thị trường phục vụ Tết và chương trình đưa hàng Việt về nông thôn của Ủy ban nhân dân tỉnh, ngay từ đầu tháng 1 năm 2014, những đợt bán hàng bình ổn giá tại thành phố Huế, các huyện, thị xã, vùng sâu vùng xa được triển khai. 

Làng nghề đón xuân

Thừa Thiên Huế là cái nôi của hàng trăm làng nghề và nghề truyền thống. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đến nay nhiều nghề, làng nghề đang dần mai một và biến mất. Trước thực trạng đó, tỉnh TT Huế đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nhằm khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống và các sản phẩm xuất khẩu. Sau khi triển khai hỗ trợ từ các nguồn vốn khuyến công, vốn từ các chương trình đề án 50 và 51 của UBND tỉnh, nhiều làng nghề, nghề truyền thống đang dần khôi phục và phát triển theo hướng bền vững. 

TP Huế tăng cường chỉnh trang đô thị đón tết cổ truyền Giáp Ngọ

Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là Tết Nguyên Đán. Những ngày này, trên các tuyến đường chính và những khu vực trung tâm, các đơn vị đảm trách nhiệm vụ trang trí và làm đẹp thành phố đang gấp rút triển khai hoàn thành công việc để kịp đón Tết.

 

Đón Tết sớm ở nơi biên cương

Tết của người lính ở biên giới A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thật đơn sơ nhưng nồng ấm tình đồng chí, đồng đội.

 

Nếu như những năm trước, người dân chuộng hoa nhựa, hoa kẽm thì năm nay hoa giấy Thanh Tiên (Phú Vang - TT Huế) lại được lòng khách hàng giúp cho những người dân ở làng hoa nơi đây kiếm tiền mùa tết. 

Bia Huda: Chung tay mang Xuân ấm đến với đồng bào khó khăn

Trong những ngày đầu năm 2014, Công ty TNHH Bia Huế (Huda) đã trao tặng 20 “Mái ấm tri ân” cho các gia đình có công cách mạng, thương binh, liệt sỹ, bị ảnh hưởng chất độc màu da cam trên địa bàn 2 huyện Triệu Phong và Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Mỗi căn nhà trị giá 50 triệu đồng, tổng giá trị của đợt trao này là 1 tỷ đồng. 

Trường THCS Trần Cao Vân đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Chiều 23/1, trường THCS Trần Cao Vân thành phố Huế tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

 

Tối ngày 23 tháng 1, Hội sinh viên Trường đại học Y Dược - Đại học Huế phối hợp với Bộ môn Giải phẫu Nhà trường đã thành kính tổ chức lễ hội Macchabée - lễ tri ân những người hiến thân xác cho Y học.

Đổi thay ở A Bung

Trong tiết trời nắng ấm của một ngày đầu xuân 2014, chúng tôi vượt hơn 100 cây số để lên với bản làng A Bung, thuộc xã Nhâm, huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế). So với những năm trước đây, A Bung hôm nay đã đổi khác rất nhiều. Người dân giờ không còn lo sợ cái đói, không còn sống chung với những tập tục lạc hậu mà thay vào đó là sự lao động cần mẫn để thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Hoa mai và Tết Huế

Huế những ngày giáp Tết, hoa mai nở vàng các nhà vườn Kim Long, Thủy Xuân, Nguyệt Biều..., trong các vườn chùa Trà Am, Từ Hiếu, Từ Đàm, Thiên Mụ... lịch lãm và đằm thắm. Hoa mai giống như sức sống của đất trời và con người xứ Huế, qua gian truân lại vươn lên. Hoa mai nhiều là thế, nhưng hơn hẳn các loài hoa quý hiếm, người Huế luôn dành cho hoa mai một tình cảm đặc biệt, linh thiêng đầy bí ẩn. Cành mai Huế ẩn chứa nhiều huyền thoại lý thú...

Ấm lòng cơm chay Huế Thương

Mỗi suất cơm chay chỉ 5.000 đồng dành cho sinh viên và hoàn toàn miễn phí đối với người lao động nghèo, người bán vé số, trẻ bán hàng rong…, quán cơm chay Huế Thương (số 96 đường Bà Triệu - Huế) đang trở thành địa chỉ nhân ái thầm lặng trên đất Cố đô.

Huế: Khai mạc Hội báo Xuân Giáp Ngọ 2014

Sáng 24-1, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên- Huế đã diễn ra Hội báo Xuân chủ đề "Báo chí với năm Đô thị Thừa Thiên- Huế 2014" do Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức.

Triễn lãm tranh “Mừng Xuân và Con Giáp”.

Chiều 23/01, tại Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra triển lãm tranh với chủ đề “Mừng Xuân và Con Giáp”.

A Lưới: chương trình “Xuân Yêu Thương” trao quà Tết cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 23/01, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh TT Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới tổ chức trao quà “Xuân Yêu Thương” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Giáp Ngọ 2014 tại huyện A Lưới. 

Triển lãm “Ngựa và Long mã”

Chiều ngày 23/01, tại Trường lang Tử Cấm Thành, Đại Nội Huế. Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức triển lãm “Ngựa và Long mã”.

Lễ dựng nêu tại hoàng cung Huế

Chiều 23-1, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức phục dựng lễ dựng nêu ngày tết tại Thế Tổ miếu và điện Long An.

Ngôi làng lưu giữ nhiều “báu vật” về Hoàng Sa

Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nhưng người dân ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) vẫn còn cất giữ nhiều tư liệu quý về Hoàng Sa. Từ những bản sắc phong về “Cai đội Hoàng Sa” của vua Gia Long; đến chiếc đại hồng chung khắc tạc công ơn người trấn quản Hoàng Sa năm xưa… Tất cả đều được người dân xem như “báu vật lịch sử” và bảo vệ cẩn thận.

Trang 418/508