Chiều ngày 03/01, tại 26 Lê Lợi ( Huế), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức ra mắt bộ sách Tổng tập Văn học dân gian xứ Huế. Bộ sách do nhà nghiên cứu Triều Nguyên ( Hội Văn nghệ dân gian) biên soạn và Nhà xuất bản Thuận Hóa cấp phép. Đồng chí Ngô Hòa, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, cũng đã đến tham dự với buổi ra mắt.
Bộ sách Tổng tập Văn học dân gian xứ Huế bao gồm 6 cuốn là: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn ( tập 1) với 124 văn bản; Truyện cười, truyện trạng, giai thoại ( tập 2) với 266 văn bản; Vè, truyện thơ ( tập 3) với 94 văn bản; Tục ngữ ( tập 4) với 2254 văn bản; Ca dao ( tập 5) với 3635 văn bản; Đồng dao, câu đố ( tập 6) với 716 văn bản. Phần lớn các văn bản ấy đều ra đời từ năm 1945 trở về trước thường được gọi văn học dân gian cổ truyền.
Những công việc cần thiết để tập sách được ra đời như sưu tầm, phân loại, xử lý văn bản cũng đã được tiến hành mất 20 năm, từ những năm 80 của thế kỷ trước cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI. Và công tác biên soạn cũng đã được thực hiện trong một thời gian dài, từ tháng 1/2001 cho đến tháng 3/2008.
Đồng chí Ngô Hòa ( phải) - Phó CT Thường trực UBND tỉnh - tặng bó hoa tươi thắm cho tác giả biên soạn - nhà nghiên cứu Triều Nguyên |
Tổng tập văn học dân gian xứ Huế ( người kinh) thực sự là là một bộ sách sưu tầm, chú giải, có thể phục vụ đông đảo bạn đọc yêu thích văn học dân gian của vùng đất núi ngự sông hương. Đồng thời, đây là sách cơ sở, là nơi cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu, học tập. Sự ra đời của bộ sách góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian của dân tộc, của đất nước.
PV