Huế luôn luôn mới
Đàn Xã Tắc – nét huy hoàng ngày xưa
09:34 | 18/03/2015

Là một trong những đàn tế lớn của triều đình xưa, và lễ tế đàn Xã Tắc được xếp vào hàng đại tự ngang với đàn Nam Giao và được tổ chức tế lễ hai lần trong năm và chính Hoàng Đế đứng ra chủ trì buổi lễ mỗi ba năm một lần, đàn thờ Xã Thần – thần đất và Tắc Thần – thần ngũ cốc.

Đàn Xã Tắc – nét huy hoàng ngày xưa

Đàn Xã Tắc ở Huế được xây dựng thời Gia Long vào năm 1806, nằm tại phường Thuận Hòa, thành nội Huế, nhà Vua đã hạ lệnh cho tất cả các dinh trấn trong cả nước gửi đất tinh sạch về để dựng đàn, tượng trưng cho đất đai của cả đất nước.

Quy mô đàn tế tương đối lớn, gồm hai tầng:

Tầng trên cao 1,6m, hình vuông mỗi cạnh dài 30m, được làm bằng gạch vồ dày 0,8m đất của đàn được thu từ mọi miền trong cả nước, gồm 12 lớp đất đá sỏi… mỗi lớp dày khoảng 15cm, quanh tầng có hệ thống lang can, trỗ bốn cửa thông ra bốn hướng với các bậc thang lên xuống tầng dưới.

Tầng dưới cao 1,23m, mỗi cạnh dài 74m, nền tầng nay được đầm từ sáu loại đất khác nhau theo chiều ngang, tầng này cũng có lang can cao khoảng 90cm và bốn tầng tam cấp ở bốn hướng như tầng trên.

Xung quanh đàn còn có bia “Thái Xã Chi Thần” và một hồ nước rộng là minh đường, có tường thấp và trổ ba cửa ra ba hướng Đông – Tây – Bắc.

Sau khi Vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 cũng như bao công trình khác của triều đại, đàn Xã Tắc mất đi chức năng của mình, đàn bị sử dụng sai mục đích vốn có, bị người dân trưng dụng làm nhà ở.

Sau năm 1975 thì đàn hoàn toàn biến mất và chỉ còn lại tấm bia “Thái Xã Chi Thần”.

Hiện nay đàn đã được phục dựng trở lại và hàng năm đã tổ chức lễ tế Xã Tắc với quy mô lớn. Đây là một hoạt động rất bổ ích, đến với lễ tế Xã Tắc du khách sẽ cảm nhận được cái không khí linh thiêng , vừa gần gủi vừa xa xâm, cùng hòa mình vào cuộc lễ để rồi ngậm ngùi nhớ lại thưở huy noàng ngày xưa.

 

Theo sotaydulich.com

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng