Chiều ngày 1/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, những người bạn thân thiết của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, các cựu nữ sinh Huế đã tổ chức Chương trình văn nghệ “Hãy yêu nhau đi”.
Chương trình diễn ra trong không gian thật gần gũi và đằm thắm bên dòng sống Hương thơ mộng với sự tham gia của một số ca sĩ chuyên nghiệp tại Huế, gần 50 cựu học sinh Huế gồm chủ yếu là các nữ sinh trường Đồng Khánh, nữ sinh trường Thành Nội - Huế sẽ thể hiện các ca khúc của Trịnh chia thành 3 chủ đề: Tình yêu, Thân phận, Quê hương.
Giáo sư Bửu Ý chia sẻ về Trịnh Công Sơn tại chương trình |
Những bài hát bất hủ của Trịnh Công Sơn như: Hãy yêu nhau đi, Ru ta ngậm ngùi, Ướt mi, Dấu chân địa đàng, Nắng thủy tinh…đươc các ca sĩ và các giọng ca truyền cảm của nhóm cự nữ sinh Huế xưa trình bày và những tâm hồn yêu nhạc Trịnh cũng hòa theo những điệu nhạc của Trịnh Công Sơn.
Giáo sư Thái Kim Lan chia sẻ về Trịnh Công Sơn và Huế |
Trước đây, cựu nữ sinh Huế đã từng hát nhạc Trịnh tại Gác Trịnh (khi Gác Trịnh còn mở cửa tại ngôi nhà xưa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), tại khuôn viên Tạp chí Sông Hương. Chương trình hát nhạc Trịnh “Về giữa phố xá thênh thang” tại đường Trịnh Công Sơn trong dịp Festival Huế 2014 đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng Huế và du khách.
Những cựu nữ sinh Huế xưa thể hiện ấm áp những bài hát bất hủ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn |
Tại chương trình văn nghệ, giáo sư Bửu Ý đã nói chuyện về chủ đề “Tình yêu và tính tiên tri trong vũ trụ quan của âm nhạc Trịnh Công Sơn” và giáo sư Thái Kim Lan cũng đã chia sẻ với khán giả về chủ để "Thiền và Huế trong nhạc Trịnh Công Sơn". Sự xuất hiện của giáo sư Bửu Ý và Thái Kim Lan, những người bạn thân thiết của Trịnh Công Sơn, hai trí thức tiêu biểu hiện nay, được xem như là sự hiện diện của chiều sâu văn hóa Huế bên cạnh âm nhạc Trịnh Công Sơn.
Cựu nữ sinh Hồng Thị Túy Như đã thể hiện bài hát Ướt Mi khiến nhiều người xúc động |
Cũng vậy, âm nhạc Trịnh Công Sơn được thể hiện bởi lòng nhiệt huyết của cựu học sinh Huế, những người học trò, những người em một thời từng được “Thầy Sơn”, “Anh Sơn” dạy hát các ca khúc nhạc Trịnh, cũng là một chiều sâu khác của âm nhạc Trịnh, của văn hóa Huế. Đây cũng là một đặc điểm riêng biệt của âm nhạc Trịnh và công chúng tại Huế.
Nhạc sĩ Phan Hữu Kính hát Vẫn Nhớ Cuộc Đời trong buổi tưởng niệm 15 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn |
Không tổ chức sân khấu hoành tráng, nhưng những tấm lòng Huế đối với nhạc Trịnh khiến người ta cảm nhận văn hóa bên dòng sông Hương vẫn đằm sâu như thuở nào. Nơi ấy đã sinh ra và hun đúc nên nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Nơi ấy cũng biết tôn vinh nhạc Trịnh theo cách của mình, lặng lẽ, mộc mạc nhưng rất đỗi chân tình, hiểu một cách sâu sắc về “thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng” của âm nhạc Trịnh Công Sơn…
Nhà báo Hoàng Thị Thọ duyên dáng trong vai trò người dẫn chương trình |
Huế, chỉ với một chương trình đó, cùng với bao nhiêu “sân khấu” lặng lẽ trong các khu vườn xanh lá, trên các vỉa hè, bên bờ sông Hương, đã đồng vọng một điều rằng, âm nhạc Trịnh Công Sơn sẽ còn mãi trong lòng công chúng, dù thời gian có kéo dài bao lâu đi nữa…
Chương trình thu hút nhiều người hâm mộ âm nhạc Trịnh Công Sơn |
Nữ sinh Huế biểu diễn trên một sân khấu đơn giản nhưng đậm chất Trịnh Công Sơn |
Những giọng ca ngọt ngào của cựu nữ sinh Huế xưa |
|
Chương trình kéo dài và ánh đèn sân khấu đã được bật lên rực rỡ tại chương trình |
PA