Huế luôn luôn mới
Giới thiệu chuyên luận " Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam” của Phó giáo sư . TS Bửu Nam
20:46 | 23/09/2016

Chiều ngày 23/9/2016, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế ,Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhà xuất bản Đại học Huế đã tổ chức giới thiệu tác phẩm “Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam” của  Phó giáo sư . TS Bửu Nam vừa được NXB Đại học Huế ấn hành.

Giới thiệu chuyên luận " Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam”  của  Phó giáo sư . TS Bửu Nam
Chuyên luận " Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam”

Chuyên luận  “Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam”  được chia làm hai phần chính: phần một luận bàn về các trường phái lý luận phê bình văn học phương tây hiện đại, phần hai bàn về sự tiếp biến và vận dụng chúng ở Việt Nam.

 

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT, Tổng biên tập TCSH, chủ tịch Hội nhà văn tặng hoa chúc mừng PGS.TS Bửu Nam

 

Phó giáo sư, Tiến sĩ Bửu Nam cũng đã chia sẻ trong cuốn sách rằng: Qua lối viết đối chiếu, độc giả có thể dần khám phá các quy luật, các ngả đường, các phương cách, thành tựu và giới hạn cũng như môi trường văn hoá lịch sử của sự tiếp biến. Người đọc cũng có thể ngẫm nghĩ thêm về tác động và hiệu quả của sự tiếp biến này vào hiện đại hoá nền lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện nay trên cả hai phương diện: giải cấu trúc các quan niệm và các diễn ngôn cũ, đã lỗi thời và tiến đến xây dựng những hệ hình khung lý thuyết và các diễn ngôn mới.

 

Nhà phê bình Đỗ Lai Thuý cũng đã có mặt tham dự buổi ra mắt

 

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc  - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT, Tổng biên tập TCSH, chủ tịch Hội nhà văn chia sẻ: Trong thời đại thế giới bùng nổ các lý thuyết văn học, các trường phái từ châu Âu đến châu Mỹ không ngừng tranh luận, vừa đối thoại vừa đối đầu, phát triển đan xen hết sức phong phú đa dạng. Vì vậy một công trình có tính chất hệ thống hóa, chỉ ra những tiêu điểm cần chú ý, từ đó soi rọi vào tiến trình vận dụng lý luận phê bình văn học phương Tây vào Việt Nam, nhất là ở thời kỳ đổi mới, là hết sức cần thiết và đáng quý.

TS. Nguyễn Thành, Trưởng khoa Ngữ văn trường Đại học Khoa học Huế  phát biểu tại buổi giới thiệu sách

 

Phó giáo sư . TS Bửu Nam tên thật là Nguyễn Phước Bửu Nam, là một trong những tên tuổi quen thuộc của Phong trào đô thị Huế trước 1975. Trước đây, ông  từng tham gia Ban biên tập Tạp chí Sông Hương. Hiện ông  là giảng viên Khoa Ngữ văn, ĐHSP HUẾ, tham gia giảng dạy chuyên đề cho các lớp cao học về các trường phái lý luận phê bình văn học Phương Tây hiện đại, Thi pháp học hiện đại, Lý thuyết tiếp nhận văn học, xã hội học văn học, Tiến trình tiểu thuyết và kịch phương Tây, Ký hiệu học văn học, Lý thuyết văn học so sánh…PGS.TS Bửu Nam đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu. Về nghiên cứu lý luận có: Lịch sử văn học Pháp Thế kỷ XX; Văn học so sánh, nghiên cứu và triển vọng; Văn học Âu Mỹ thế kỷ XX… Gần đây, cùng với vợ là chị Phạm Thị Anh Nga, hai người đã chủ biên một số công trình có giá trị như Bửu Chỉ- đường bay nghệ thuật và ký ức trần gian; Ngô Kha – Hành trình thơ, hành trình dấn thân và ngôi nhà vĩnh cửu; Phạm Kiêm Âu – có một người thầy như thế; Phạm Anh Minh – Toán , ngói và hoa thủy tiên…

 

 

PGS.TS Bửu Nam còn làm thơ với bút danh Trần Hoàng Phố, và đã xuất bản các tập thơ “Cõi nhân gian lạ lẫm”, “Quê quán tôi xưa”, “Bóng của con nhân sư”… GS Trần Đình Sử nhận định:“Thơ Trần Hoàng Phố như cây cỏ, sông núi xứ Huế hiền lành, hồn hậu.

 

 

 

Tại buổi giới thiệu sách, một số bài thơ của PGS.TS Bửu Nam với bút danh Trần Hoàng phố đã được phổ nhạc và trình bày tại đây. 

 

PV

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng