Huế luôn luôn mới
Hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ II tại thành phố Huế
08:45 | 28/09/2017

Sáng ngày 26/9, tại Khách sạn Indochine Palace, thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ II. Đây là sự kiện đầu tiên của tuần lễ diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017, với tư cách Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai tổ chức APEC năm 2017.

Hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ II tại thành phố Huế

Diễn ra trong 4 ngày từ 26-29/9, Hội nghị sẽ có 3 sự kiện chính là:

Một là, Hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC (PPWE) lần thứ hai diễn ra từ ngày 26-27/9. Dự kiến, hơn 160 đại biểu sẽ họp kín và thảo luận để thống nhất nội dung làm việc hàng năm của diễn đàn, đồng thời hoàn thiện văn kiện và trình Dự thảo Tuyên bố Bộ trưởng về phụ nữ và kinh tế tại Đối thoại chính sách cao cấp ngày 29/9.

Hai là, Đối thoại công - tư về Phụ nữ và Kinh tế APEC (PPD WE) sẽ diễn ra vào ngày 28/9. Dự kiến, diễn đàn sẽ có sự tham dự của đại diện Chính phủ và hơn 500 đại biểu, trong đó phần lớn là khu vực tư nhân.

Ba là, Đối thoại chính sách cao cấp về Phụ nữ và Kinh tế (HLPD-WE) sẽ diễn ra vào ngày 29/9. Dự kiến, 250 đại biểu sẽ tham dự Đối thoại này, trong đó có Bộ trưởng, Trưởng đoàn và đại biểu của 21 nền kinh tế APEC cùng thống nhất đưa ra Tuyên bố với những khuyến nghị chính sách thúc đẩy phụ nữ tham gia kinh tế trình lên Hội nghị Thượng đỉnh các nhà Lãnh đạo APEC 2017 vào tháng 11/2017 tại Đà Nẵng.

Ngoài ra, Diễn đàn cũng có 8 sự kiện bên lề: Một là, hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu về phụ nữ trong kinh doanh; Hai là, hội thảo Phụ nữ APEC vận dụng khoa học công nghệ và phát huy sức mạnh sáng tạo; Ba là, diễn đàn Phụ nữ và Giao thông vận tải APEC; Bốn là, giải thưởng kinh doanh thành công trong APEC; Năm là, sự kiện Ẩm thực - Văn hóa - Sản phẩm (ẩm thực và trưng bày sản phẩm, biểu diễn văn nghệ); Sáu là, đối thoại công - tư về kế hoạch hành động quốc gia nâng cao tỷ lệ lãnh đạo nữ trong APEC; Bảy là, hội thảo Nữ doanh nhân APEC và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Tám là, họp báo trao đổi thông tin với báo chí sau khi kết thúc Hội nghị Đối thoại chính sách cao cấp về Phụ nữ và Kinh tế.

 

Hội nghị Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 là dịp để Việt Nam cùng với các nền kinh tế APEC tiếp tục đóng góp vào thành tựu và nỗ lực chung. Hoan nghênh sự công nhận của các nhà lãnh đạo APEC về tầm quan trọng của phụ nữ trong khu vực; hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà Lãnh đạo APEC về thúc đẩy tăng cường quyền năng kinh tế của phụ nữ; trên cơ sở những ưu tiên trọng tâm được xác định tại các Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế những năm qua; bảo đảm tính tiếp nối của hợp tác APEC và những mục tiêu mà APEC đang theo đuổi; với niềm tin tưởng vào tương lai tốt đẹp mà APEC sẽ mang lại cho phụ nữ. Qua đó nhằm đảm bảo bình đẳng giới được thực hiện trong mọi lĩnh vực, tăng cường sự tham gia của phụ nữ, thúc đẩy, xây dựng và thực thiện các chính sách, chương trình có trách nhiệm giới trong APEC cần phải được thực hiện để tăng cường mạnh mẽ hơn nữa việc cộng tác và phối hợp lồng ghép vấn đề bình đẳng giới hướng tới vì sự tiến bộ về kinh tế xã hội của phụ nữ và bình đẳng giới của khu vực góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của APEC cũng như góp phần đưa ra các tiếp cận bình đẳng về kinh tế, lao động, việc làm cho cả phụ nữ và nam giới.

Trên cơ sở những nhiệm vụ trọng tâm được xác định tại Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế diễn ra tại thành phố Huế trong 4 ngày, cùng với những tâm tư, nguyện vọng được chia sẻ của các đoàn đại biểu đến từ 21 nền kinh tế APEC cùng xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình có trách nhiệm về Bình Đẳng giới trong APEC  qua đó nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ phát triển về kinh tế, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong thời gian tới.

Theo svhtt.thuathienhue.gov.vn
 
 
 
 
 
Các bài mới
Các bài đã đăng