Sáng ngày 25/1/2018, Ban liên lạc Cựu chiến binh quân khu Trị Thiên đã tổ chức lễ Họp mặt kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Phương Phó chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thiếu tướng Võ Văn Chót – Nguyên Phó tư lệnh tham mưu trưởng Quân Khu 4, trưởng ban liên lạc truyền thống Cựu chiến binh Quân khu trị thiên tại Quân khu 4, Trung tướng Lê Văn Hân- Nguyên phó chủ nhiệm tổng cục chính trị QĐNN Việt Nam…Cùng hơn 700 tướng lĩnh và Cựu chiến binh đại diện cho hàng vạn Cựu chiến binh cả nước.
Đúng đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968 (ngày 30 và 31-1-1968), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta đồng loạt nổ ra trên toàn chiến trường miền Nam, đặc biệt ở Sài Gòn, Huế và nhiều thị xã, thị trấn, các căn cứ quân sự của Mỹ - ngụy. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra trong bối cảnh quân Mỹ - ngụy và các nước đồng minh của chúng tham chiến với một lực lượng quân sự lớn lên tới trên một triệu quân, có vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, được phòng thủ vững chắc. Nhưng bằng cuộc tiến công táo bạo, bất ngờ, ta đã đánh thẳng vào các vị trí quan trọng nhất của địch như: Đại sứ quán Mỹ, Dinh Tổng thống ngụy, Bộ Tổng Tham mưu, Nha cảnh sát, Đài phát thanh Sài Gòn, tiến công làm chủ thành phố Huế và hầu khắp các vùng nông thôn rộng lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực, phá huỷ một khối lượng lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch.
Hơn 700 tướng lĩnh và Cựu chiến binh đại diện cho hàng vạn Cựu chiến binh cả nước về tham dự buổi họp mặt |
Tại chiến trường Trị - Thiên Huế, cuộc Tổng tấn công và nổi dậy được diễn ra đồng loạt sau chiến dịch nghi binh ở Đường 9 Khe Sanh bắt đầu từ ngày 21/1/1968. Ngày 30/1/1968 quân và dân ta nổ súng đánh quận chiếm quận lị Phú Lộc và cắt đứt quốc lộ từ đèo Hải Vân ra Huế, phá sập cầu Hai, cầu nước ngọt, bức rút đồn An Lương Đông, Thừa Lưu, giải phóng khu vực xung yếu ven biển và phía Nam cầu Hai. Tại Quảng Trị, từ ngày 31/1, lực lượng ta tiến công vào một loạt đồn của địch gồm Nhà đèn, Ty cảnh sát, tòa tỉnh trưởng, điểm cao 49, La Vang, Tri Bưu, Thành cổ, Nhân dân Triệu Phong, Hải Lăng nổi dậy làm chủ quốc lộ 1 từ Diên Sanh đến Mỹ Chánh. Tại mặt trận Huế, lúc 22 giờ 33 phút, ngày 31 tháng 01 năm 1968, tiếng súng tấn công bắt đầu vang lên khắp thành phố; sau 4 ngày chiến đấu liên tục quân và dân ta đánh chiếm hầu hết các mục tiêu quan trọng như: Dinh Tỉnh trưởng, đồn cảnh sát, đài Phát thanh, khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang (hang ổ của Mỹ), sân bay Phú Bài…Sau 4 ngày chiến đấu liên tục, quân và dân ta đánh chiếm hầu hết các mục tiêu trọng điểm như: Dinh Tỉnh trưởng, đồn cảnh sát, đài phát thanh, hang ổ Mỹ ở khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang, sân bay Phú Bài …Tích cực hỗ trợ cho lực lượng vũ trang, đông đảo nhân dân Huế nổi dậy, dẫn đường cho bộ đội, đào hầm, dựng chiến lũy, tiếp tế, chăm sóc thương binh…Hàng ngàn thanh niên đã gia nhập các đội du kích, tự vệ, các đội công tác.
Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành phố Huế, quân và dân ta đã diệt, bắt sống, bức hàng và làm tan rã hàng chục ngàn tên địch, bắn rơi, phá hỏng nhiều máy bay, tàu chiến, xe quân sự, giải phóng 20 xã, 217 thôn, thành lập chính quyền ở 200 thôn. Chiến công xuất sắc của quân và dân Thừa Thiên Huế đã được Trung ương Cục và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tặng 8 chữ vàng “Tiến công, nổi dậy, anh dũng kiên cường”.
Tại buổi họp mặt, đồng chí Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh “ Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 68, nửa thế kỷ qua Đảng bộ và nhân dân Thùa Thiên Huế đã đoàn kết vượt qua khó khăn, thử thách, năng động sáng tạo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.”
Trước đó, các tưỡng lĩnh, cựu chiến binh...đã có hành trình dâng hương, hoa báo cáo chủ tịch hồ Chí Minh tại quảng trường Hổ Chí Minh – Thành phố Vinh Nghệ An, viếng Đại tướng Võ Ngueyen Giáp tại Vũng Chùa – Đảo Yến – Quảng Bình, viếng các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang quốc gia đường 9 – Khe Sanh. Dâng hoa tại Bảo tàng Hồ Chí minh và viếng nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Huế và đài tưởng niệm liệt sĩ ở Phước yên , sân bay Tây Lộc.
Phương Anh