Giá sách Sông Hương
Đón đọc Số đặc biệt 23 tháng 12/2016
10:13 | 20/12/2016

Số đặc biệt tháng 12/2016 là số báo cuối của năm thứ 33 Sông Hương đồng hành cùng bạn đọc. Trong năm 2016, Sông Hương đã cố gắng tổ chức nhiều chuyên đề mang đậm dấu ấn văn hóa Huế cũng như góp thêm nhiều góc nhìn về văn học nước nhà. Đáng chú ý có những chuyên đề sau:

Đón đọc Số đặc biệt 23 tháng 12/2016

Sông Hương Số Đặc biệt đầu năm (20, tháng 3/2016) ra vào dịp Festival Huế thực hiện chuyên đề Ký ức Tuồng Huế, khi mà “sự biến mất nhanh chóng của ký ức dân tộc trong đó có Tuồng đã khiến nhiều nhà văn hóa lo âu”.

Tiếp nối việc giới thiệu các giá trị mỹ thuật Huế trước đây, Sông Hương Số Đặc biệt tháng 6 (số 21) có chuyên đề Một thoáng mỹ thuật đương đại Huế, đã khẳng định vị trí toàn quốc của mỹ thuật Huế thông qua những khuôn mặt họa sĩ dấn thân tiếp cận những khuynh hướng sáng tạo mới, với nhiệt tâm đưa nền mỹ thuật Huế ra với thế giới hiện đại.

Song song với Mỹ thuật là nghệ thuật Nhiếp ảnh. Sông Hương số Xuân (1/2016) đã dành phần lớn số trang cho chuyên đề Nhiếp ảnh Huế, đưa ra cái nhìn bước đầu về lịch sử nhiếp ảnh Huế, khởi từ cụ Đặng Huy Trứ, ông tổ của nhiếp ảnh Việt Nam; từ đây phát hiện ra xứ thiền kinh vốn có duyên với nhiếp ảnh từ rất xưa và trở thành một nét văn hóa xuyên suốt đến hôm nay.

Chuyên đề A Lưới - dòng sử thi về cội nguồn mây trắng (số 327, tháng 5/2016) là dịp Sông Hương giới thiệu đến độc giả cả nước về một vùng đất hấp dẫn với núi rừng khá nguyên sơ cùng những tính cách đặc trưng của đồng bào các dân tộc Pa cô, Tà ôi, Bru-Vân Kiều, Katu, tạo nên một sắc thái riêng biệt dường như chưa được tôn vinh đúng mực.

Trong thời gian biển dọc bốn tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế xảy ra sự cố môi trường nhiễm độc nặng, các sinh vật ven biển chết bất thường trên diện rộng khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề; những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong Chuyên đề Vọng biển trên Sông Hương tháng 6 (số 328), là những trăn trở của Sông Hương hòa vào nỗi đau chung cùng đồng bào, đất nước.

Năm 2016, nhân kỷ niệm 30 năm đổi mới nền Văn học Việt Nam, Sông Hương đã khởi đăng nhiều bài viết thiết thực (bắt đầu từ số tháng 4 đến số tháng 8), đưa ra nhiều kiến giải về những khúc mắc của văn học trong quá khứ cũng như hướng đến sự đổi mới mạnh mẽ trong mối tương quan với các trào lưu văn học mới nhằm để người viết cũng như bạn đọc hòa nhập với dòng chảy của nền văn học thế giới. Dấu ấn là Chuyên đề Văn học Việt Nam đương đại - giới hạn và khả năng vượt thoát, từ một vài góc nhìn. Những thành tựu mà văn học đương đại Việt Nam đã có trong những thập niên qua có những kết quả đáng ghi nhận, nhưng bên cạnh những thành tựu đó, nền văn học của chúng ta vẫn đang tồn tại nhiều giới hạn. Những giới hạn đó đến từ tư duy, phương pháp sáng tạo, từ những cản trở của căn tính tộc người, từ những định chế của văn hóa...

Năm mới 2017, Sông Hương sẽ tiếp tục thực hiện thêm những chuyên đề mới, với hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều tư liệu hay, cũng như đỡ mất thời gian tìm tòi trong việc nghiên cứu tìm hiểu một vấn đề nào đó... Đang là những ngày cuối năm, xin chúc quý bạn đọc có một khoảng thời gian chiêm nghiệm về một năm đã qua hết sức thú vị cùng mưa Huế.

Ban Biên Tập

 

 

Mục lục đặc biệt

Số 23 - tháng 12 - 2016

- Thư Tòa soạn

- Giấc mơ du lịch Huế: TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CỦA THẾ GIỚI - TRƯỜNG AN

- Huy động các nguồn lực xã hội vì sự phát triển – PHÓNG VIÊN

- HUẾ NHÌN TỪ QUY HOẠCH - LÊ VĂN LÂN

- Thông reo hồn chí sĩ - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  & TRẦN VĂN DŨNG

- Vài chuyện về trị thủy ở Huế thời Nguyễn - DƯƠNG VIỆT QUANG

- MỘT SỐ TƯ LIỆU TRONG VIỆC NUÔI VOI CÔNG NGÀY XƯA - VÕ TRIỀU SƠN

THƠ

NGUYỄN VĂN VŨ * HƯỜNG THANH * MIÊN ĐỨC THẮNG * LÊ TRINH * SƠN TRẦN * NGUYỄN THỊ NAM * TRẦN KIÊM THÊM * PHÙNG HIỆU * TRẦN THỊ BẢO THƯ *

- Đoản văn LÊ HƯNG TIẾN

* Tự thức

* Cây chữ thập nở đóa

* Vũ điệu Rondo

* Hồn chữ

* Và tôi đã trở thành tội đồ của con chữ

TRUYỆN NGẮN

- Lê Xuân Giác kỳ sĩ đất Sầm giang- TRẦN BẢO ĐỊNH

- Đường xưa lối cũ - VÕ CÔNG LIÊM

CHUYỆN MẤY LỐI

- GÁI SỊA  - BÙI KIM CHI 

TẢN VĂN

- Huế, địa đàng in dấu - NGUYÊN HƯƠNG

- Trăm năm và khoảnh khắc - QUẾ HƯƠNG

CHUYỆN ÍT AI BIẾT

- NHỮNG CHUYỆN ÍT NGƯỜI BIẾT VỀ HỌA SĨ ĐINH CƯỜNG - HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN  

- NHÀ THƠ TƯỜNG PHONG NGUYỄN ĐÌNH NIÊN - TRẦN PHƯƠNG TRÀ

- Chất thơ mộng trong tranh họa sĩ Nguyễn Văn Tuyên - LÊ HUỲNH LÂM

- Dịch giả, nhà văn Nguyễn Hồng Nhung: NGƯỜI TRUYỀN LỬA - GIÁNG VÂN

- TRẦN THIÊN THỊ KẺ NGƯỢC ĐƯỜNG ĐI ĐẾN -VŨ TRỌNG QUANG

- Người nặng lòng với giá trị văn hóa dân gian Kon Tum- LÊ SANG

TRAO ĐỔI

- Góp thêm một số tư liệu về bài “Làng cổ Dương Hóa” - HỒ VĨNH

- CHUYỆN TRẠNG VĨNH HOÀNG - PHẠM XUÂN DŨNG

- THƯ SARTRE TỪ CHỐI GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG - JEAN-PAUL SARTRE - NHẬT VƯƠNG dịch

NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH

- THẤU CẢM VỚI LOÀI VẬT TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM - TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT

 

- Phụ bản bìa 2:  HƠI THỞ CỦA ĐÁ - KHẢ HÂN

- Nhạc bìa 4; BỒI HỒI CÔN ĐẢO - NGUYỄN VIỆT

- Tranh bìa 1: “MƯA TUỔI THƠ” tranh sơn dầu trên vải của họa sĩ NGUYỄN VĂN TUYÊN

 

TG (tổng hợp)

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng