Câu chuyện hôm nay
Bạo lực đưa người Việt về đâu?
15:52 | 10/03/2015

Con số 6.200 nói lên điều gì...!

6.200 người bị nhập viện do ẩu đả trong dịp tết nguyên đán Ất Mùi 2015 nói lên điều gì, chẳng phải là bạo lực đang lên ngôi!

Bạo lực đưa người Việt về đâu?
Ảnh minh hoa [nguồn internet]

Nếu chấp nhận cái lí rằng bạo lực không sinh ra do một người thì 6.200 người là nạn nhân của bạo lực ấy nhân đôi với đối tượng đảthương anh ta thì con số người tham gia bạo lực sẽ là 12.400 người. Và cũng có thể hơn nếu như trong số đó không ít người là nạn nhân của những vụ đánh hộiđồng không phải 2 mà là 3 hoặc 5 người cùng tham chiến, thì con số người tham gia hành vi bạo lực sẽ lớn hơn nhiều.

Khó có thể hình dung nổi ngầnấy con người kia bị tấn công bởi hình thức nào: bị thượng cẳng chân hạ cẳng tay, bị sử dụng vũ khí thô sơ hay vật dụng nguy hiểm đả thương? Chỉ biết hậu quả là chừngấy người phải đi viện điều trị, tổn thương thân thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thiệt hại về kinh tế. Thậm chí, nhiều người trong số đó, mạng sống có nguy cơbị đe dọa. Những ngày qua ai đã lành, ai còn giằng xé nỗi đau. Nỗi đau thể xác là của mỗi người phải gánh chịu nhưng nỗi đau xã hội thật lớn biết nhường nào.

6.200 con người kia đã bị đả thương trong những tình huống không giống nhau: có thể là bị đã thương trong tranh cướp lễ hội; có thể là chấp nhau sau cuộc nhậu, ngấm rượu bia ma men trỗi dậy, hay xích mích nhau dẫn đến bạo lực, có thể là ...muôn vàn tình huống dẫnđến bạo lực! Nhưng dù khác nhau về hình thức đi chăng nữa thì có một nguyên nhân chung giống nhau là bản năng bị kích động, tính ác trổi dậy không thể kiềm soát và đả thương đối phương là giải pháp mà họ đã lựa chọn.

Đương nhiên khi hành xửnhư vậy thì cái bản tính “con” đã lấn át cái trí tuệ và lương tri hành xử sáng suốt cuả phần người. Hành vi ẩu đả, đả thương người khác dù bất kì lí do gì thìđều đáng bị lên án và cần được ngăn chặn trước khi hậu quả không mong muốn xẩy ra.

Thật sợ hãi khi phải chứng kiến các hành vi bạo lực, những con người như những con thú say mồi lao vào nhau cắn xé, lao vào nhau mà đấm mà đạp mà tát mà vung gậy mà đả thương. Những người chứng kiến các hành vi ấy, có xót xa đến mấy thì cũng có mấy ai dám nhảy vào chỗ nguy hiểm như vậy mà cứu người, bởi không cẩn thận mang vạ vào thân. Đây chính là điều mà mọi người lâu nay nói về sự vô cảm. Vô cảm vì trước hết họ sợ vạ lây, vô cảm bởi vì sự nguy hiểm có thể đến với họ bất cứ lúc nào, chứkhông phải trái tim họ vô cảm. Sau những sự chứng kiến như vậy, nhiều người xót xa, day dứt về một xã hội chưa bình yên, về một xã hội mà kẻ yếu thế không được bảo vệ một cách đáng lí ra phải được bảo vệ bởi đám đông.

Lâu nay trên báo chí, dưluận hết sức bức xúc về bạo hành gia đình, bạo hành học đường mà đối tượng chủyếu là trẻ em và phụ nữ. 6.200 người bị đả thương phải nằm viện trong 9 ngày tết nguyên đán thì quả là có thể hình dung rằng, bạo lực là câu chuyện xã hội không hề nhỏ. Liệu người Việt có bị mang tiếng là hành xử dã man! Nếu có chịu tiếng như vậy, có lẽ không hề oan!

Nghịch lý của phát triển!

Xã hội càng phát triển,đời sống con người càng sung túc hơn, tại sao bạo lực có nguy cơ gia tăng, con người mất an toàn, lòng người bất an. Chưa nói là nhiều thói xư tật xấu có nguy cơ lên ngôi. Nghịch lí của sự phát triển đang hiện sờ sờ ra đấy nhưng chưa có một giải pháp nào giải quyết rốt ráo. Chẳng lẽ thế kỷ XXI vẫn còn rơi rớt lại cách hành xử của xã hội dã man vậy sao. Thật không dễ gì chấp nhận.

Thường chỉ khi con người ta tức giận lắm mới thượng cẳng tay hạ cẳng chân hoặc khi bị dồn vào cảnh cùngđường yếu thế mới sử dụng nắm đấm, gậy gộc. Nhưng đó đâu phải là một cơ chế tâm lí bản năng bình thường, bởi con người khác con vật là có ý thức, không dễ làm bừa, làm càn. Chẳng lẽ người thời nay tiếng là thông minh, lại không đủ tỉnh táo để tìm một giải pháp hay hơn mà phải trổi dậy bạo lực.

Người ta vẫn thường tin rằng, khi trình độ dân trí nâng lên, con người sẽ hành xử với nhau văn minh, lịch sựhơn. Thực tế không hẳn như vậy. Ngay cả khi khi trình độ dân trí nâng lên, một người bình thường ai cũng nhận ra cái nguy hại bạo lực có thể gây tổn thương sức khỏe thậm chí gây nguy hiểm chết người bất cứ lúc nào thế mà vẫn có thể tham gia xô xát ẩu đã! Người bình thường ai cũng yêu chuộng hòa bình, ai cũng thích được xửsự mọi thứ bằng đối thoại đàm thoại, một cách lịch sự ôn hòa. Đó mới là lẽ bình thường.

Chẳng lẽ người Việt lại khoái chi với việc gây thương tích cho người khác?. Không phải, chẳng ai thích gây sự, chẳng ai muốn gây sự, nhưng vì khi lâm sự mỗi chúng ta không làm chủ được mình, hành xử bản năng, yêng hùng, bề trên, thiếu sáng suốt mới ẩu đả, xô xát, làm tổn thương nhau. Có lí do nào đó từ các “trò chơi bạo lực” game online mà dưới tác động của internet đã làm cho người Việt bị ám ảnh bởi bạo lực và hành xử một cách manh động hơn!. Có lí do nào từ mặt trái của kinh tế thị trường mạnh ai nấy thắng, chộp dật còn hiện diện chưa được đẩy lùi. Có lý do nào khác chìm sâu hơn mà chưa gọi đúng tên? Chắc hẳn là có các nguyên nhân tâm lí xã hội cần có lời giải từ các nhà khoa học xã hội mà trước hết là các nhà tâm lí học xã hội.

Hàng chục năm qua có phát triển con người và xã hội đấy nhưng đâu phải đã phải hiện diện một lối sống hành xử đẹp giữa con người và con người. Thậm chí, nhiều người cho rằng, bây giờ ứng xử giữa người với người không bằng những thập kỷ 60 của thế kỷ XX? Đâu phải trong xã hội đã hiện diện những hình ảnh đẹp như thường thấy trong những bộ phim của những nước phát triển: sau cú đấm là cái bắt tay, hiếm có chuyện quay lại trả thù bằng dao kiếm. Một anh bạn hàm vụ phó ở Lào sang Việt Nam học, khi chứng kiến chuyện đánh nhau của người Việt trên đường phố đã quả quyết với tôi rằng, ở Lào, khi đụng xe trên phố, người ta có tranh cãi, phân bua, nhưng ít khi động tay động chân, nếu không tự phân xử được thì mời gọi cảnh sát. Một quốc gia được cho là kém phát triển ở bên cạnh ta, thì cách ứng xử con người với nhau coi trọng sự dàn hòa. Còn ở ta, va chạm chưa biết nặng nhẹ, thiệt hại ra sao nhưng dễ “tay chân”, “gậy gộc”, nói chuyện với nhau trước đã, và vô hình chung cái xung đột nhỏ đã bị đẩy lên thành cái lớn, thậm chí có người rút vũkhí nóng (dao găm, mã tấu...) để dạy đối phương gây thiệt mạng như chơi!

Người Việt Nam trong bảng thang giá trị của mình vẫn tự hào khoan dung, nhân ái, yêu chuộng hòa bình, điều này được văn kiện Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi nhận. Vậy phải chăng là những giá trị đã chìm sâu đâu đó hay tồn tại trên trang sách chứ đâu phải là nếp sống, lối hành xử đẹp trên thực tế.

Nhân ái là khi người có hoạn nạn phải dang tay giúp đỡ, nhân ái là yêu thương lẫn nhau chung sống trong an toàn, an ninh chứ không có kiểu nhân ái chung chung nào đó mà không thể hiện ra hành động. Nếu nhân ái được ca tụng mà thực tế còn nhiều hành vi bạo lực, là mối nguy cơ mất an toàn xã hội, là sự đe dọa tới mạng sống con người, thì đó chỉ là nhân ái có vỏ mà không có lõi.

Một xã hội văn minh, thượng tôn pháp luật, tôn trọng con người không thể là một xã hội bạo lực tràn lan, con người mất sự kiểm soát và không được bảo vệ như những hỗn loạn ta đang chứng kiến. Nghịch lí của sự phát triển không dễ lí giải nhưng không thể lí giải và hóa giải, vì một hình ảnh người Việt thân thiện và đáng mến hơn trong mắt quốc tế.

Phải chăng với sự tái diễn bạo lực trên phạm vi rộng, người Việt đang cho thấy mối hận thù con người và con người trong xã hội có nguy cơ đẻ ra, phát sinh ngày càng nhiều và bạo lực là một sự lựa chọn không mới nhưng là sự “tái sinh” đầy nguy hiểm. Bạo lực lại tiếp tục đẻ ra bạo lực-một vòng quay nhân quả khó dứt. Kết cục không nói thì cũng đáng buồn và thực đáng lo ngại thay.

Làm gì để hóa giải bạo lực?

Các triết lí tôn giáo thường khuyến cáo: bạo lực đẻ ra bạo lực, hận thù nuôi hận thù, chỉ có hóa giải sự thù hận bằng ân nghĩa. Lời khuyên tưởng chừng như đã rõ nhưng sự thực là chưa hề tỏ. Ai người tỉnh lại, sống sót sau cơn hôn mê do bạo lực mà thấy sám hối, thức tỉnh nội tâm rằng bạo lực không phải là con đường tốt nhất để ứng xử. Còn ai vật vã trong cơn đau do chấn thương lại sinh lòng nuôi hận thù và sẽ trả thù. Có ai thấy rằng, giá như mình tìm một giải pháp khả dĩ hơn thì không phải đã thương đối phương, không phải chịu vạ vào thân để rồi hối hận, thiệt hại do đền bù hay vào vòng lao lý để chuộc tội! Sự thức tỉnh đó, nếu có thường là đã muộn.

Vậy cơ chế nào sẽ có thểkiểm soát bạo lực? Nhiều công an có kiểm soát được bạo lực không. Công an không thể kiểm soát được bạo lực, vì công an không phải lúc nào cũng có mặt trong các cuộc ẩu đả và công an không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho các tình huống đối mặt với vũ khí nguy hiểm. Nhiều vụ việc, khi công an đến để giải tỏa thì sựviệc đã quá muộn, máu đã chảy và người đã mang thương tật. Nên nhớ rằng, công an bảo vệ trật tự bình yên xã hội nhưng một xã hội không thể cứ giăng công an ra để bạo vệ người dân. Chẳng thể có sự bình yên toàn diện nếu mỗi người dân không chủ động bảo vệ mình. Tự bảo vệ mình trước lúc được bảo vệ đó mới chính là nguyên tắc của an ninh, trật tự.

Trách nhiệm giải tỏa bạo lực không chỉ riêng công an, đó là công chuyện của cả hệ thống chính trị. Sau các câu chuyện bạo lực các nhà chức trách sẽ thường có hai cách phản ứng: Hoặc là lấy làm tiếc, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm! Một lối phản ứng khác của không hiếm cán bộ lại đổ lỗi cho dân chúng! Mọi sự lấy làm tiếc không hề là thái độ để cần sự thông cảm hay trấn an dân. Mọi sự phân bua, né tránh trách nhiệm không phải là cách hay. Điều cần thiết là phải tìm được giải pháp tổng thể cho vấnđề, mà các công bộc “chăn dân” phải là người ngăn chặn bạo lực từ ngay nguồn gốc phát sinh bạo lực. Giải pháp khã dĩ nhất để có thể được giải quyết được bạo lực là phải bắt đầu từ việc triệt tiêu nguồn gốc sinh ra bạo lực.

Nhiều người cho rằng,điều cần thiết là cần đề cao “văn hóa hòa bình” giữa con người với con người, hạn chế rượu bia; giáo dục lòng tôn trọng con người, lòng khoan dung, tập huấn khả năng kiềm chế cảm xúc bản thân cũng như kĩ năng tự vệ hòa bình ở người trẻ;nâng cao tính thượng tôn pháp luật của mỗi công dân và xử lí nghiêm những hành vi gây hại đến thân thể con người. Đó là một giải pháp tổng thể về mặt an sinh xã hội cho đến an ninh con người xã hội.

Người viết bài này cho rằng, về lâu dài, chỉ có thể đề cao văn hóa hòa bình trong phát triển, đề tìm những phương thức ứng xử khoan dung trong quan hệ xã hội, thượng tôn pháp luật, mới có thể hóa giải được bạo lực và những điều này chỉ có thể đặt trên nền tảng giáo dục văn hóa tôn trọng con người, coi trọng sinh mạng và nhân phẩm của con người là đáng quý, mọi thứ khác chỉ là công cụ và phương tiện của con người có một chất lượng sống văn minh và văn hóa hơn mà thôi.

Xưa nay nhân loại chưa có thể giải quyết được mối quan hệ giữa người với người bằng bạo lực, đó chỉ là hành vi man rợ của con người dã man mông muội. Đối với con người văn minh, tính người, tính nhân văn, đức khoan dung phải được là thuộc tính thường trực trongứng xử của mỗi con người và các cộng đồng người.

Bạo lực xưa nay luôn đẻra sự chết chóc thù hận. Bạo lực không hề làm nên sự hơn thua, chiến thắng. Bạo lực một khi đẩy lên cao sẽ làm cho con người có nguy cơ giết hại lẫn nhau. Điều cần cảnh giác trong xã hội đang phát triển của nước Việt Nam hôm nay. Bạo lực chỉ làm người Việt xa nhau và khoác thêm những nỗi đau mà thôi.

Nguồn: Phạm Thạch Hoàng - VHNA

 


 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng