Mỹ thuật
Gặp gỡ

PHƯỢNG LÂM

Họa sĩ Léopold Franckowiak, đến nay ông đã có bảy năm sống ở Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam là nơi gợi cảm hứng sáng tác mạnh mẽ nhất với ông trong thời điểm này.

Từ một dòng sông

ĐẶNG KIỀU LINH

Các họa sĩ trẻ xứ Huế vừa kế thừa những tinh hoa của các bậc tiền bối vừa có những khai mở riêng trong nghệ thuật của mình để phù hợp với không khí của xã hội và sự vận hành của các quan điểm mỹ học hiện đại.

Sắc màu của mùa thu

TRẦN DUY MINH

Trong hội họa, mùa thu là mùa quyến rũ với các họa sĩ, bởi mùa thu là mùa của thi tính, của cái đẹp và cũng là mùa của nỗi buồn. Mùa thu là mùa của sự úa tàn, của những phôi pha, của những gì kết thúc nhưng đó cũng là thời điểm để khởi đầu cho một hành trình mới của sự vật.

Những gam màu được vinh danh

NGUYỄN TUẤN HƯNG

Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 - 2018) đã vinh danh những văn nghệ sĩ ưu tú trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Trong đó, về Mỹ thuật, đáng chú ý là những tác phẩm của các họa sĩ như Nguyễn Thị Huệ, Võ Quang Phát, Hoàng Thanh Phong, Nguyễn Đăng Sơn, Lê Ngọc Thái...

Thế giới của ký ức

LÝ HỮU NGUYÊN

Nguyễn Trọng Khôi là họa sĩ song hành cả hiện thực và trừu tượng.

Hình tượng động vật trong hội họa

VŨ LINH

Từ khởi thủy của nghệ thuật tạo hình, động vật đã là một đề tài được lựa chọn. Những hình vẽ sơ khai nhất được tìm thấy trong các hang động, những hình thù khắc trên đá, trên xương động vật, trên các dụng cụ bằng đồng...

Trẻ em - Hình tượng vô tận của nghệ thuật

TRẦN DIỄM THY

Trong nghệ thuật tạo hình trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hình tượng trẻ con luôn được xem như là một nguồn mạch của sáng tạo nghệ thuật.

Nghệ thuật cực thực

LÊ TRIỀU HẢI

Nếu như nghệ thuật hiện đại có những cách thức đi ngược chiều với quan niệm nghệ thuật là sự mô phỏng của Plato và Aristotle, thì ngày nay, trào lưu nghệ thuật cực thực lại hướng tới mô phỏng ngoại giới một cách tinh vi, nếu không muốn nói là đẩy tới cực đoan nhất có thể trong việc mô phỏng vật thể.

Một số họa sĩ hiện đại ở Huế đầu thế kỷ XX

NGUYỄN THỊ HÒA

Huế những năm đầu thế kỷ XX, Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có chính sách văn hóa hướng tới nhiều khía cạnh của đời sống xã hội như văn chương nghệ thuật, giáo dục, giao lưu, tiếp xúc văn hóa, bảo tồn di sản… nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa nghệ thuật của cộng đồng, với sự xuất hiện trào lưu học thuật tân tiến của châu Âu, mỹ thuật được giao lưu biểu hiện qua các hoạt động và sáng tác nghệ thuật.

Tối giản trong nghệ thuật

ĐẶNG TRIỆU VĂN

Như tên gọi của nó, trào lưu tối giản trong nghệ thuật hướng tới tiết chế mọi yếu tố cấu nên tác phẩm nghệ thuật.

Giấc mơ trong hội họa

NGUYỄN HOÀNG VY

Từ khi Phân tâm học của Freud ra đời, người ta mới có thể lý giải được phần nào nguyên do xui khiến người nghệ sĩ lao vào sáng tạo nghệ thuật, có một sức mạnh to lớn từ vô thức khiến người nghệ sĩ mộng mơ, đó là sức mạnh bất khả từ chối.

“Thời gian” của sơn mài

VŨ LINH

Với hội họa Việt Nam, sơn mài là chất liệu không xa lạ. Những tên tuổi lớn từng thành công trên chất liệu sơn mài phải kể đến như: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế An, Nguyễn Tư Nghiêm...

Vẽ lợn

TRÚC LÂM

Trong văn hóa nhân loại, lợn như là một biểu tượng phổ quát. Lợn được xem là tổ phụ sáng lập một trong bốn đẳng cấp trong xã hội Meslanesie. Nữ thần trời và mẹ vĩnh cửu của các tinh tú ở Ai Cập cổ đại lại thường được tạo hình trên các bùa đeo với những họa tiết của lợn nái đang cho đàn con bú.

Hội họa của Trương Thế Linh

VŨ PHƯƠNG

Trong dòng nghệ thuật biểu ý, dựa trên ngôn ngữ biểu hiện ở Huế, thì Trương Thế Linh nổi lên như một hiện tượng tiêu biểu.

Người và ngợm trong tranh của Francesco Clemente

KHẢ HÂN

Francesco Clemente sinh năm 1952, ở Naples, Italy. Ông xuất hiện vào thời điểm khi mà Thế chiến II vẫn còn là một ký ức dai dẳng khắc sâu thành những vết nứt trong tâm thức sáng tạo của cộng đồng nghệ sĩ ở dải đất ven vùng biển Địa Trung Hải này.

Sắc màu của sự ngây thơ

TRẦN PHƯƠNG ĐÔNG

Lê Kinh Tài là một trong những nghệ sĩ đương đại rất thành công ở Việt Nam hiện nay. Sự thành công được minh chứng không chỉ ở số lượng tác phẩm lớn, những tìm tòi nghệ thuật không mệt mỏi mà cả ở giá tranh của ông trên thị trường quốc tế.

Hội họa của Francis Bacon

TRẦN PHƯỢNG TRÚC LINH

Nếu như nói bi kịch là một trong những suối nguồn không bao giờ vơi cạn, thì trường hợp Francis Bacon là một minh chứng thuyết phục. Hội họa của Francis Bacon đã khai thác tận cùng nỗi đau của con người.

Ba vùng mỹ thuật hiện đại Việt Nam

VŨ HIỆP

Nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam có thể được tính bắt đầu từ khi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập năm 1925, vào thời điểm mà các trào lưu nghệ thuật hiện đại đang trăm hoa đua nở ở Pháp.

Những lối đi không quen thuộc

VŨ LINH

Thông thường, khi người phụ nữ làm nghệ thuật, họ có thiên hướng lựa chọn những kiểu dạng ngôn ngữ bình dị, gần gũi, mang tâm thức lãng mạn gắn liền với bản mệnh của thiên tính nữ.

Hội họa Dương Phước Luyến - Tiếng nói của giấy “dó” và sắc màu

HUỲNH HỮU ỦY  

Trong quá trình hình thành nền văn hóa dân tộc, giấy dó đã góp phần trong việc phát triển học thuật và nghệ thuật. 

Trang 2/12
1 23 4 5 ...12