Trên thực tế, đây là viết tắt của ba tác phẩm cùng lúc được ra mắt gồm: 60 Bóng hồng trong thơ nhạc, 50 Chuyện kỳ thú phương Nam, 35 Chuyện tình nghệ sĩ (ảnh) - do NXB Trẻ xuất bản.
60 Bóng hồng trong thơ nhạc là tái bản của Những bóng hồng trong thơ nhạc - tác phẩm tiết lộ và miêu tả những “nàng thơ”, những người có mối liên hệ chặt chẽ hoặc có khi chỉ là một hình bóng kỷ niệm nhưng đều có vai trò không nhỏ góp phần thăng hoa cho người nghệ sĩ trong sáng tác. Như câu chuyện người vợ của nhạc sĩ Thanh Tùng - là nguồn cảm hứng để ông sáng tác ca khúc Một mình đầy ám ảnh.
35 Chuyện tình nghệ sĩ cũng là tác phẩm tái bản có bổ sung và chỉnh sửa với câu chuyện về các mối tình của những người nghệ sĩ. Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên của tác giả Hà Đình Nguyên và được đánh giá là một tác phẩm viết về chuyện đời tư cá nhân nghệ sĩ không mang tính câu khách, giật gân mà giống như tâm sự, chia sẻ giữa những người bạn.
Giải đáp câu hỏi, làm thế nào để người nghệ sĩ có thể chia sẻ, tâm sự những câu chuyện riêng của mình, tác giả tiết lộ: “Rất khó để nghệ sĩ chịu kể chuyện tình mà họ đã vùi sâu trong tim cho một ai đó nghe. Tôi đã phải chạy đi chạy lại nhiều lần, ngồi tỉ tê tâm sự từng chút một và xâu chuỗi lại để hình thành chân dung nghệ sĩ. Ví như nhạc sĩ Hồ Bông (nguyên Trưởng đoàn Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, TPHCM) tôi phải trò chuyện không dưới 30 lần…”.
60 Bóng hồng trong thơ nhạc; 35 Chuyện tình nghệ sĩ ngay khi ra mắt lần đầu đã được đánh giá là đóng góp không nhỏ cho việc tái hiện đời sống hậu trường văn hóa nghệ thuật. Dù khai thác đề tài cá nhân, riêng tư, nhưng từ sự thân thiết giữa tác giả và nhân vật, bằng vốn hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật, nhất là ở lĩnh vực âm nhạc, tác giả đã khéo léo né tránh những thông tin theo kiểu câu khách, giật gân, xoáy vào khoảng tối cá nhân, mà tập trung vào ảnh hưởng của đời sống cá nhân lên các tác phẩm. Từ đó, góp phần làm sáng tỏ, tôn vinh những tác phẩm nghệ thuật sống mãi trong lòng khán giả.
Khác với 2 tác phẩm trên, 50 Chuyện kỳ thú phương Nam là những câu chuyện độc đáo, lạ kỳ ở vùng đất phương Nam. Trên thực tế, các bài viết vốn là các bài báo được nhà báo Hà Đình Nguyên thực hiện nhưng do giới hạn của trang báo, nhiều thông tin đã không được chuyển tải. Cuốn sách là những câu chuyện kỳ thú đó. Như chuyện tướng Võ Tánh nhà Nguyễn, sau khi chết có đến 3 ngôi mộ; chuyện tấm bia Quốc công Phạm Đăng Hưng lưu lạc 140 năm mới về đúng chỗ cần đến…
Theo Xuân Thân - SGGP