BORIS PETROVICH EKIMOV sinh năm 1938 ở vùng Krasnoyarsk, từng làm thợ tiện, thợ cơ khí, kỹ thuật viên rồi thầy giáo lao động tại một trường làng trước khi bắt đầu viết văn năm 1965. Trong suốt cuộc đời sáng tác, ông đã viết hơn 200 tác phẩm, in trên nhiều tạp chí văn học nổi tiếng Nga.
Chuỗi sống động những bức tranh của Ekimov đã vén mở cho ta những hình dung về đời sống không đơn giản của làng quê hôm nay, giúp khôi phục lại, dù chỉ trong tư tưởng, sự thống nhất của một thực thể dân tộc. Truyện ngắn Nói đi, mẹ ơi, nói đi… dưới đây, “Ekimov đã vẽ nên một khung cảnh ít ai biết được về nông thôn Nga hiện nay với nếp sinh hoạt mới của nó, mời gọi bởi những khả năng và nghiệt ngã…”.
“Tôi thường nghĩ về ngày cuối cùng của những người biết rằng ngày mai mình sẽ chết. Người ta nghĩ gì, làm gì vào những giờ phút cuối cùng ấy? Băn khoăn, rồi tự giải đáp, bằng những câu chuyện rút ra được từ trong lịch sử của nhân loại. Giờ thì tôi đã biết. Tôi đã đến cái tòa thành Chittor Gharh ở miền tây Ấn Độ. Tôi tin vào những điều mình tưởng tượng ra ở đây”. (Nhà văn Hồ Anh Thái)
Tác giả Amanda Huỳnh (tên thật Huỳnh Thụy Phan Trang) hiện đang sinh sống và làm việc tại Paris, Pháp. Năm 2010, khi chỉ mới 28 tuổi, Amanda đã là một trong những du học sinh Việt trẻ nhất lấy được bằng tiến sĩ, chuyên ngành luật kinh doanh tại Đại học Capitole Toulouse 1, Pháp. Tuy học luật khá khô khan nhưng đam mê của Amanda rất đa dạng. Cô thích vẽ tranh và viết lách. Đến nay, nhiều tác phẩm hội họa của cô đã được trưng bày tại Pháp và Dubai. Riêng cái duyên với nghiệp viết thì ngày 14-7 này tại TP.HCM, Amanda Huỳnh có buổi gặp gỡ, giao lưu và ra mắt cuốn sách đầu tay của mình mang tên Lam, gồm 11 truyện ngắn và tản văn xen kẽ do chính cô thiết kế, vẽ minh họa và trình bày. (MINH TRANG).
“Những cánh chim sẻ quạt gió, như đang quyết trút bỏ tất cả khổ nạn nhọc nhằn của cõi trần gian. Như đang quyết rũ bỏ ốm đau bệnh tật rủi ro đeo bám rắp tâm hủy hoại sinh mệnh mỗi nhân quần. Những cánh chim nhỏ bé đại diện của sức sống tiên thiên. Những cánh chim hiện thân của những sinh linh bất tử, biểu trưng cho một trạng thái cao đẳng của công cuộc sinh tồn. Những cánh chim, hình ảnh của thiên sứ mang thông điệp thiên định về một hy vọng kỳ diệu và thật sự lớn lao…”.
PHAN THỊ THU LOAN
Truyện ngắn
Dường như Nàng đã chọn tôi chứ không phải thần gió Vayu để kể chuyện đời Nàng. Tôi dần nhận ra điều này dẫu trong lòng đôi lúc còn thoảng chút hồ nghi.
“Câu chuyện viễn tưởng về một cô gái trông bề ngoài bình thường đến nhàm chán nhưng chứa đựng một bí mật to lớn. Đó là nàng công chúa thỏ của thế giới mặt trăng. Mẹ cô đã từ bỏ quê hương và sự kỳ vọng của vương quốc thỏ để xuống trái đất và chung sống với cha cô.
Vì mối duyên không tương thích ấy mà mẹ cô bệnh nặng và mất ngay khi sinh ra cô. Bí mật về thân thế cô được giáo sư thỏ (cận vệ trung thành của mẹ cô) và cha cô ra sức giấu kín. Nhưng những con thỏ từ mặt trăng lại tìm mọi cách liên lạc để lôi kéo cô trở về để làm hồi sinh vương quốc thỏ và thậm chí là thực hiện mộng xâm lăng. Cô và người bạn đồng hành là Chuột đã thực hiện cuộc phiêu lưu từ trái đất lên mặt trăng.
Một câu chuyện về sự hứng thú trẻ thơ với thiên văn học, những câu chuyện cổ tích, bầu trời đêm, và sau đó là suy nghĩ về hành trình viết lách…”
LGT: Một người mộng du nếu (vừa đi vừa) mơ sẽ khác người bình thường thế nào? Tương tự, người ấy nếu nghĩ hay nhớ lại thì liệu có khác với người không bị mộng du? Tất cả những câu hỏi có vẻ kỳ lạ ấy dường như đều được trả lời bằng hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn dưới đây của Trần Băng Khuê.
Kiểu hành văn theo tư duy liên hệ mờ này nảy sinh khá nhiều liên tưởng thú vị và có thể cũng gây khó chịu với những người đọc quen lối nghĩ văn chương phải là những diễn giải rõ ràng.
Trần Băng Khuê hiện sống và làm việc tại Huế và Ban Mê Thuột.
Nguồn: Tiền Phong Chủ nhật
Jorge Luis Borges (1899-1986) là một trong những nhà văn vĩ đại và phức tạp nhất châu Mỹ La tinh. Tác giả của nhiều tập truyện ngắn và thơ. Được dịch ra hầu hết các thứ tiếng chủ yếu trên thế giới. Truyện ngắn “Thông báo của Brodie” phảng phất hương vị thần thoại hoang tưởng như phản ảnh rất rõ những quan niệm của Borges về chủ nghĩa nhân đạo và bản sắc văn hóa của nhân loại...
HTQ dịch từ bản tiếng Nga,
có tham khảo nguyên bản tiếng Tây Ban Nha.
LGT: Với câu chữ ngắn gọn, bằng giọng điệu rất Nam Bộ, Sóng gió Ô Cấp của Trịnh Sơn đã hấp dẫn người đọc.
Hans Christian Andersen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng thế giới với những truyện cổ tích được dịch ra 125 thứ tiếng. Những truyện cổ tích dễ hiểu đầy ắp sự trong trẻo và sáng tạo của ông là đôi cánh giúp trí tưởng tượng của trẻ em bay xa, đồng thời cũng chứa đựng những bài học bổ ích về lẽ sống, tình yêu, sự kiên cường và lòng quả cảm cuốn hút các bạn đọc ở tuổi trưởng thành.
Ông nhà văn Mạc Can “…lấy trong túi xách một cái áo đi mưa loại rẻ rề, thận trọng mặc chiếc áo mưa kiểu con nít cho ông Bụt, rồi từ từ không chen lấn, không hối hả bóp kèn giành đường, ông nhà văn chở Bụt như chở thằng cháu của ổng đi chơi, khắp phố phường và dừng lại ở chỗ có những con người bận rộn…”.
LGT: Sau giải Nhất cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ Quân đội hồi đầu năm, nhà văn trẻ Nguyễn Thị Kim Hòa vừa tiếp tục giành giải Nhất trong cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi giai đoạn 2013 - 2015 với chủ đề “Gõ cửa trái tim”; tác phẩm được Ban tổ chức đánh giá "là một sáng tạo đặc sắc về sự thức tỉnh tình thương yêu và sự đồng cảm".
SH oline giới thiệu đến độc giả truyện giải Nhất Hoàng tử Rơm.
ĐOÀN LÊ
Ông uể oải buông màn. Cái giường mỗi ngày như rộng thêm ra. Khi cúi xuống giắt màn, trong một thoáng ông bỗng bắt gặp phảng phất mùi thơm của nước lá gội đầu. Đúng thế, không lẫn được. Cái mùi ấy... quái lạ, mùi hương nhu không sai. Ôi cái mùi... nó khiến ông nôn nao nỗi nhớ.
Nhà văn Nguyễn Danh Lam sinh năm 1972, nguyên quán Bắc Ninh; ủy viên Ban Nhà văn trẻ Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khoá 8; đã in nhiều tiểu thuyết, trong đó Giữa dòng chảy lạc nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010.
“Tôi thường coi mỗi truyện ngắn chỉ là một “lát cắt hiện sinh”, như thể người ta để một cái camera cố định trên hè phố, thu vào đó một thoáng khắc. Nhưng trong vô vàn những thoáng khắc lướt qua của những nhân vật sự kiện trên đường ấy, có một thoáng khắc rất gợi…”. SH oline giới thiệu đến bạn đọc Chữ Z - một lát cắt hiện sinh huyền ảo, ẩn mật của anh.
Nữ tác giả Trần Thùy Mai có nhiều tác phẩm hay ngay ở tên truyện, như Đêm tái sinh, Thập tự hoa, Quỷ trong trăng v.v. SH oline giới thiệu một truyện ngắn có tên gọi đặc sắc: Mưa đời sau.
LGT: Tác giả Cao Nguyệt Nguyên, Sinh năm 1990, tại Quảng Ninh, Đã tốt nghiệp khoa Văn học trường Đại học KHXH&NV Hà Nội. Một cuộc hạnh ngộ “Trăng màu hổ phách” như hương trời vấn vít giữa tầng không, đẩy sáng tạo đến biên độ của mộng mơ nguyên lành và cả những sự thật đắng cay. Cao Nguyệt Nguyên đã chạm tới ước vọng của người đọc bằng hấp lực của nghệ thuật, mà ở đó chúng ta thật sự sống trong một thế giới của những con chữ có tánh linh, đủ mạnh mẽ để lôi ta vào sự hư cấu đầy mê dụ.(Lê Thụy Khởi gt)
Nhà văn Phạm Thuận Thành sinh ngày 23 tháng 5 năm 1962 tại Thường Vũ, An Bình, Thuận Thành, Bắc Ninh; hiện đã xuất bản hơn 20 tập sách.
“Phạm Thuận Thành là một nông dân chính hiệu. Người nông dân này từng mặc áo lính, là sĩ quan quân đội, là giáo viên Công tác đảng, công tác chính trị một trường danh tiếng của Quân đội; từng mấy năm (xung phong) đi Lao động xuất khẩu tại Liên Xô… Hẳn là bươn chải, "phiêu bạt" nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, đã cho Phạm Thuận Thành vốn sống. Với niềm đam mê chữ nghĩa, Thành đã đánh đổi nhiều thứ để tìm phút thanh thản, thăng hoa trên cánh đồng chữ nghĩa” (NGUYỄN ANH NÔNG).
Chu Thùy Anh tốt nghiệp Đại học Cergy-Pontoise (Pháp), ngành Vật lý mô phỏng, hiện công tác tại Viện Vật lý; từng đạt giải Ba cuộc thi truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ. “Chu Thùy Anh nhìn đời sống nhân sinh như một người quan sát ưa tiết chế ngôn từ, vừa tỉnh táo vừa lạnh lùng, để ghi lại vẻ đẹp khuất lấp và những rung cảm nhân văn tưởng như đã mất hẳn. (MAI ANH TUẤN)
LGT: Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần với một câu chuyện mang thủ pháp điện ảnh đương đại. Vào ngày đẹp trời người nhổ khoai mì bị rắn độc cắn gợi nhớ đến Crash - bộ phim đoạt giải Oscar năm 2006 trong một cảm thức chung về những mối dây liên đới đầy tính tương duyên, nhân quả của đời sống. (LINH THOẠI)
Năm 2011, khi tập truyện Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông của Nguyễn Vĩnh Nguyên đứng trước “cơn bão” dư luận, Tạp chí Sông Hương đã có hai bài viết quan trọng (Cuộc bội ước ráo hoảnh, và Khi đường vào văn chương là những mê lộ mới).