Đất và người
Việt Nam tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch

(SHO) - Ngày 04/9, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh

(SHO). Bộ VHTTDL đã có công văn gửi UBND các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước về việc phối hợp hoàn thiện hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt Hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh.

Cao Xuân Dục - nhà giáo dục nổi tiếng thời Nguyễn

TRƯƠNG SỸ HÙNG

Là một quan chức được nhà nước bổ nhiệm sau khi thi đỗ cử nhân năm 1876; lại trải qua nhiều địa vị xã hội khác nhau, Cao Xuân Dục đã đúc kết được nhiều thức nhận về việc học hành, thi cử và bước đầu thể hiện khá rõ những quan điểm giáo dục như: trọng thực học hơn là bằng cấp, tinh giản hay mở rộng kiến thức cơ bản về quốc sử cho Nho sinh tùy theo cấp học, tiếp thu vốn cổ văn hóa gia đình nhưng có chọn lọc và đổi mới. Thực học thì kiến thức dồi dào phong phú, khi nhập thế “chăn dân trị đời” theo quan niệm Nho giáo sẽ chủ động, sáng tạo linh hoạt trong thực tiễn, ít khi bị tác động ngoại cảnh.

“Gác Trịnh”- lung linh nắng thủy tinh vàng...

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô  Huế mà khám phá tiếp  nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy  cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.

Gác Trịnh - cánh bướm và hoa hồng

HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.

Tìm về quê hương đúc đồng Kinh Bắc

NGUYỄN VĂN DẬT 

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.

                   (Đỗ Trung Quân)

Cảng Chân Mây 10 năm xanh ngắt

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP CẢNG CHÂN MÂY

NGUYỄN HỮU THỌ
(Chủ tịch, Giám đốc Công ty TNHH Một Thành Viên Cảng Chân Mây)

Kỷ niệm 50 năm phong trào đấu tranh của Phật giáo (1963 - 2013)

SINH VIÊN PHẬT TỬ HUẾ TUYỆT THỰC

Hồi ký của THÁI KIM LAN

Huế - 200 năm trước

PHẠM HUY THÔNG

Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.

Dương Văn An - người viết địa phương chí xuất sắc ở thế kỷ XVI

LÊ VĂN HẢO

Thế kỷ XV - XVI ở nước ta, sau thắng lợi vĩ đại của khởi nghĩa Lam Sơn và của chiến tranh giải phóng dân tộc, đã bước vào một thời kỳ phục hưng mới của nền văn hóa Đại Việt.

Cửa Sập, sập khi nào?

LÊ HUY ĐOÀN

Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.

Đệ nhất danh cầm quy cố hương

LÊ HUỲNH LÂM

Xứ Huế vốn trầm mặc, không gian Huế thường gắn với hoài niệm, là nơi để trở về. Cái thường phô diễn ra bên ngoài ở xứ sở này là nắng, mưa, là dòng Hương xanh mượt mà, hay Ngự Bình vi vu thông reo, hoặc là những chiều hiu quạnh ngắm hoàng hôn, hay những đêm dài của những bước chân phiêu lãng, và những buổi sáng tan vào hơi mù lân la khắp các ngã phố,...

Những người Huế mặc áo dài

VÕ NGỌC LAN

Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.

Tình đất

LÊ PHƯƠNG LIÊN 

…Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về…

                   (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

Vua nhà Nguyễn với Phật giáo Ngũ Hành Sơn

LÊ XUÂN THÔNG 

Vai trò của nhà Nguyễn với Phật giáo Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) vốn đã là một trung tâm Phật giáo của Việt Nam thời chúa Nguyễn, nơi hình thành sớm các đạo tràng với sự tu chứng của các bậc danh sư, và đặc biệt nhận được sự quan tâm hỗ trợ của triều đình.

Ngài Mai Khắc Đôn với minh triết “an trinh cát” của Kinh Dịch

TRẦN VIẾT ĐIỀN

Ngài Mai Khắc Đôn (1853 - 1930) là một Nho sĩ, một vị quan có tinh thần yêu nước, thương dân và đặc biệt ngài là một trong những người thầy có ảnh hưởng khá sâu sắc đối với nhà vua yêu nước Duy Tân.

Tướng Ngô Văn Sở ấy không phải là danh tướng Ngô Văn Sở

PHAN THUẬN AN

Một sự tình cờ đã xảy ra trong lịch sử cận đại Việt Nam: có hai tướng Ngô Văn Sở sống cùng một thời kỳ. Xin tạm gọi nhân vật thứ nhất là tướng Ngô Văn Sở ấy, và nhân vật thứ hai là danh tướng Ngô Văn Sở triều Tây Sơn.

Vài suy nghĩ về Xứ Huế và vị thế lịch sử của nó

G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG

Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.

"Phượng hoàng vũ" - Giấc mơ thăng hoa văn hóa ẩm thực Huế

THANH TÙNG

Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.

Có những món không nên ăn ở xứ Huế mộng mơ

HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN

Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.

Trang 19/32
1 ...17 18 1920 21 ...32