Nhịp cầu di sản
BỬU ÝMột đất nước có lịch sử lâu đời hẳn nhiên thừa hưởng di sản phong phú và đủ loại.Trước hết, vấn đề di sản không nhất thiết đi đôi với Festival. Di sản có thể nằm  một cõi, mà Festival lại nằm một nơi. Cũng có thể phát huy riêng rẽ, phục vụ quần chúng khác nhau, nhưng cùng chung một trục văn hoá để cùng được bảo tồn và phát huy. Nhưng nếu di sản sánh đôi với Festival thì đó là một cuộc nên duyên như được dành sẵn.
PHAN THUẬN ANMối quan hệ công tác giữa UNESCO với Việt đã bắt đầu có từ hơn nửa thế kỷ trước. Nhưng, sự hợp tác chặt chẽ để mang lại những hiệu quả thiết thực và hữu ích cụ thể thì chỉ mới diễn ra trong gần 30 năm trở lại đây.
Tìm lại hành trình nghề gốm Phước Tích xưa
NGUYỄN THẾPhước Tích là một trong những ngôi làng được hình thành từ thế kỷ XV thuộc xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ban đầu, vào thời Lê sơ làng có tên là Dõng Quyết, sau đổi thành Phước Giang, đến thời Tây Sơn làng có tên gọi là Hoàng Giang, đến triều các vua Nguyễn, làng được đặt tên là Phước Tích cho đến nay.
NGUYỄN ĐẮC XUÂNHuế là một trung tâm văn hóa Việt Nam, các di tích thuộc Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là hai di sản văn hóa của nhân loại. Điều đó không có gì phải bàn luận nữa. Điều mà chúng ta quan tâm, ngoài cái phần vật chất đó, ngoài Nhã nhạc cung đình Huế thì cái hồn, cái phần phi vật chất của trung tâm văn hóa Huế là cái gì, hiện ở đâu, làm thế nào để có thể tiếp cận và toàn cầu có thể sử dụng phát huy được?
Sông Hương - một tiềm năng về khảo cổ học dưới nước
NGUYỄN TUẤN LÂMSông Hương - một bộ phận cấu thành của văn hoá Huế đã và đang chứng kiến những bước thăng trầm của Cố đô Huế xưa cũng như đời sống hàng ngày của xứ Huế hiện nay. Dòng sông thơ mộng, ngọt ngào này chắc chắn đang nắm giữ nhiều bí ẩn của vùng đất lịch sử này mà nếu khai thác những bí ẩn đó có thể là những bổ sung quan trọng cho kho tàng lịch sử, văn hoá Huế.
Những cổ vật bằng đồng của Huế trước thời kỳ Phú Xuân
PHAN THANH HẢIVới chủ đề “320 năm Phú Xuân - Huế, nghề truyền thống – bản sắc và phát triển”, Festival nghề truyền thống Huế 2007 sẽ diễn ra từ ngày 8-6 đến 10-6-2007, tập trung vào các nghề chạm khắc, đúc đồng và kim hoàn ở Huế và khắp đất nước.Sông Hương góp thêm một tiếng nói để tôn vinh nghề đúc đồng của Huế thông qua việc trình bày và đánh giá một số cổ vật đồng tiêu biểu của thời kỳ trước Phú Xuân hiện còn được lưu giữ để giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về lịch sử phát triển và những thành tựu của nghề đúc đồng xứ Huế.
NGUYỄN HỮU THÔNG Biểu tượng khu trung tâm trong quan niệm của nhiều tộc người, phần lớn đều liên quan đến các mối thông linh với thế lực siêu nhiên. Hệ đức tin biểu thị từ sự chọn lựa địa điểm thiết lập vùng trung tâm của người xưa, cũng mang mô hình gốc của thần thánh. Sự chọn lựa này có ý nghĩa quyết định và là công việc đầu tiên trong quá trình thiết lập một vùng cư trú.
NGUYỄN VĂN CAOLTS: “Thành phố và phát triển địa phương” là hai chủ đề tại Đại hội đồng lần thứ 27 của Hiệp hội Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) tổ chức tại Huế từ ngày 24 đến ngày 26-10-2007, hội tụ trên 200 đại biểu là thị trưởng của các thành phố thành viên thuộc 46 nước trên thế giới. Đây là đại hội đồng lần đầu tiên tổ chức tại Việt và là lần thứ 2 diễn ra tại khu vực Đông Á (năm 2003 đã tổ chức tại Pnômpênh, Campuchia).
Cần xem lại ai mới là tác giả của những khánh, vạc, chuông, tượng cổ thời tiền Nguyễn
NGUYÊN ĐẠTNhân trở lại chùa Thiên Mụ, thăm lại những chuông cổ, tượng cổ, khánh cổ... Chúng tôi thấy trên chiếc khánh đồng có ghi: "Khánh đúc năm 1674 do Jean de la Croix người Bồ Đào Nha đúc". Chúng tôi phân vân, sao không đề ở tất cả chuông tượng ở đây mà chỉ đề ở một chiếc khánh có hoa văn kiểu dáng Việt lại người Âu đúc?
Tu bổ tôn tạo di tích lịch sử Núi Bân
THÁI DOÃN LONGVà tôi cũng muốn mượn ý châm ngôn về Sêda để nói rằng cái gì thuộc về Quang Trung hãy trả lại cho Hoàng đế Quang Trung.
Làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị đối với những bảo vật văn hóa Phật giáo trong các chùa ở Huế?
NGUYỄN ĐẮC XUÂN Như chúng ta đã biết: Hoàng Cung, Bảo tàng cổ vật, các lăng vua Nguyễn ở Huế là những nơi lưu giữ các cổ vật quý của triều Nguyễn và Huế xưa.
PHAN THUẬN THẢO1. Từ quan điểm về hệ thống “Báu vật nhân văn sống” của UNESCO...
Nhà “gốm bể học”
LÃO THƯ SINHLTS: Trong lúc đề tài cổ vật tìm thấy dưới sông Hương đang râm ran, Tòa soạn nhận được câu chuyện tự thuật hết sức thú vị dưới đây. Nhà “Gốm bể học” đã trên 30 năm “về chơi gốm bể”, vậy mà từ mảnh vườn xưa đầy lu hủ ấy lại có biết bao nhiêu nhân tình thế sự vây quanh nhà nghiên cứu Huế. Đọc câu chuyện này, có những đoạn anh em trong tòa soạn không khỏi tiếc thầm: Giá như mình có thể giúp cho nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan một điều gì đó, bởi vì những mảnh gốm ông kiếm về ấy, có phải ông dành cho riêng ông đâu, mà cho cả vùng văn hóa xứ Huế mà ông đã yêu nó biết bao nhiêu!
Vài suy ngẫm về các cổ vật vớt lên từ lòng sông Hương (phần 1)
LTS: Cổ vật tìm thấy dưới sông Hương gần đây là một đề tài thú vị thu hút các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước quan tâm. Trong vài năm gần đây, báo chí cả nước đã đề cập đến khá nhiều các loại cổ vật dưới sông Hương được tìm thấy, song chưa ai đưa ra những giới thiệu tổng quan một cách khoa học về chúng.
Cổ vật nhà chùa tìm thấy dưới sông Hương
Thuật ngữ “cổ vật” chúng tôi nói đây là để chỉ những đồ vật do khối óc và bàn tay con người làm ra và đã được sử dụng để thoả mãn những nhu cầu tinh thần và vật chất trong cuộc sống cách nay khá lâu hay rất lâu. Những đồ vật này có cái còn nguyên vẹn, có cái đã bị vỡ do sự va chạm theo dòng chảy của thời gian hay do sự vụng về, vô tâm của những người trục vớt.
Cung An Định - Trung tâm Festival thứ hai ở phía nam thành phố Huế
LTS: Festival Huế 2002 diễn ra từ 04/05 đến 15/05/2002, là một lễ hội văn hoá du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế. Ngoài Đại nội là trung tâm hạt nhân của Festival, tỉnh TT-Huế đang tiến hành chỉnh trang biệt cung An Định để tổ chức thành một trung tâm thứ hai ở phía nam thành phố với những buổi quảng diễn nghệ thuật hoành tráng, sôi động. Sông Hương xin giới thiệu với bạn đọc đôi nét về cung An Định.
Di tích lịch sử ở đỉnh đèo hải vân không chỉ là một cái cửa thành
Những ai đã từng đi đường bộ từ Bắc vào Nam đều phải vượt đèo Hải Vân và đã chứng kiến cái di tích Hải Vân Quan đứng sừng sững trên đỉnh đèo nhìn về phía vịnh Đà Nẵng.
Hãy giữ lấy những gì chúng ta đang có
Trên thực tế, việc bảo tồn những vốn quý của cha ông để lại quả không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ không thể có sự chọn lựa nào khác bởi vì sẽ không có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nào cả nếu từ bây giờ chúng ta không biết giữ lấy những gì mình đang có.
Xuất lộ phần di tích Đàn Xã Tắc
Toàn bộ hai tầng của đàn Xã tắc - bộ phận quan trọng bậc nhất trong quần thể di tích - di sản thế giới tại Huế, đã được xác định rõ, đặc biệt trong đó là sự xuất lộ rất nhiều tầng đất khác nhau trên khu đàn chính... Đó là kết quả bước đầu của đợt khai quật khảo cổ học di tích đàn Xã tắc triều Nguyễn - TP Huế, do Bảo tàng Lịch sử VN tiến hành từ đầu tháng 2/2008 đến nay.
Trang 12/13
1 ...9 10 11 1213