Nhịp cầu di sản
Nghệ thuật tạo hình thời Mạc: Vẻ đẹp của hình khối

Trong nền nghệ thuật Việt Nam, nghệ thuật thời Mạc (1527 - 1592) chiếm một vị thế rất riêng, có phong cách khác hẳn với tính nhịp điệu truyền thống của sáng tạo Việt Nam trước và sau đó.

Một ngày với Cố đô Huế - Ấn tượng khó quên với sinh viên kiều bào

Trong hành trình của “Trại hè Việt Nam 2015,” ngày 21/7, Đoàn thanh niên sinh viên kiều bào đã đến với Huế - thành phố văn hóa ASEAN có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông Hương, núi Ngự cùng đền chùa, thành quách, lăng tẩm cổ kính rêu phong gắn liền với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Xung quanh nghi vấn chiếc xe kéo tay do vua Thành Thái tặng mẹ

LTS: Hiện vật chiếc xe kéo tay vừa được đấu giá thành công và đưa về Huế, đang được trưng bày tại cung Diên Thọ, khu vực sinh hoạt của các hoàng thái hậu triều Nguyễn. Tấm bảng giới thiệu về chiếc xe ghi rõ: “Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển”.

Phát hiện nhiều hiện vật cổ hàng nghìn năm trong khu vực Thành nhà Hồ

Trong lúc đang làm đất để trồng lúa, một số người dân tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện rất nhiều cổ vật có niên đại từ thế kỷ thứ 10.

Tìm thấy bản thảo gốc truyện cổ Andersen ở Đan Mạch

Bản thảo gốc truyện cổ tích Psychen (Tâm trạng) nổi tiếng của nhà văn H.C. Andersen,  đã được tìm thấy trong khi người ta đang dọn dẹp Knuthenborg - tòa dinh thự tọa lạc trên đảo Lolland, cách thủ đô Copenhagen của Đan Mạch 150km về phía Nam.

Tượng ngàn năm tuổi hồi hương Campuchia sau 3 thập kỷ lưu lạc

Ngày 12/5, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã đón “về nhà” bức tượng đá thần khỉ Hanuman thuộc Hindu giáo sau 3 thập kỷ lưu lạc tại châu Âu và châu Mỹ.

Bí ẩn lời nguyền trên mộ Shakespeares

Để giữ cho mình giấc ngủ ngàn thu mà không bị ai quấy rầy, đại thi hào Shakespreares đã cho khắc trên bia mộ mình một lời nguyền đáng sợ.

Bảo tồn thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế

Cuộc hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế vừa được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức trong hai ngày 8 và 9.5, tại TP.Huế.

Tìm thấy chiến binh “ngoại” trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Trong đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, người ta đã tìm thấy cả những chiến binh “ngoại”. Phải chăng từ thời xa xưa đã tồn tại những lính đánh thuê?

Công bố Sử thi bahnar trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 24/4, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ công bố Quyết định đưa Sử thi Bahnar vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Buổi lễ diễn ra tại Bảo tàng tỉnh (TP Pleiku, Gia Lai).

Phát hiện hàng chục mộ cổ chứa xác ướp 1.200 năm tuổi ở Peru

Theo Livescience, hàng chục ngôi mộ chứa gần 40 xác ướp vừa được khai quật tại một khu tế lễ 1.200 năm tuổi ở thung lũng Cotahuasi của Peru.

Phát hiện tấm bia cổ có niên đại năm Gia Long thứ 11

Một tấm bia đá có niên đại hơn 200 năm vừa được phát hiện trong đợt khảo cứu, sưu tầm các di sản văn hóa trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), đây là di sản văn hóa vật thể quý hiếm ghi khắc về ngôi chùa cổ Hưng Long, của Tổng Du Đồng xưa.

Tranh cãi xung quanh việc phá hủy hiện vật trong quan tài người Ai Cập

Để tìm hiểu về các mảnh Kinh Phúc Âm tìm thấy trong quan tài người Ai Cập, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phải phá hủy các tấm mặt nạ của xác ướp và điều này đã bị các học giả khác lên án.

Hội An bảo tồn hệ thống di tích giếng cổ

Ngày 28.1, UBND TP.Hội An (Quảng Nam) cho biết đã giao Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa TP triển khai tu bổ, tôn tạo một số giếng cổ tại các phường: Minh An, Cẩm Phô trong năm 2015.

Sức sống Đông Sơn qua ngàn năm Bắc thuộc

Theo GS Hoàng Xuân Chinh, sức sống văn hóa Đông Sơn trong thời Bắc thuộc được phản ảnh qua các cuộc khởi nghĩa chống thống trị phương Bắc với đỉnh cao là chiến thắng giành độc lập của Ngô Quyền, trong lúc nhiều văn hóa khác đã vĩnh viễn trở thành một bộ phận của văn hóa Hán.

Tổng hội truyền bá quốc ngữ

LÊ QUANG THÁI

I. SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ
Vào khoảng giữa thế kỷ 17 đã có ít người dân nước Đại Việt viết chữ quốc ngữ theo mẫu tự a, b, c… khá thành thạo theo lối viết tiên phong “đổi lông ra sắt” ở hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Tìm mộ Thành Cát Tư Hãn qua ảnh vệ tinh

Sinh thời, Thành Cát Tư Hãn từng ban lệnh cấm không cho ai được biết nơi chôn cất ông. Sau khi qua đời, thuộc hạ đã thực hiện đúng ý chỉ này nên suốt 800 năm qua, nơi chôn cất ông vẫn là một bí ẩn lớn.

Tìm thấy một văn bản có liên quan đến An Nam Phật Học Hội

HỒ VĨNH

Mới đây trong đợt đi nghiên cứu thực tế tại phố cổ Gia Hội thành phố Huế, chúng tôi đã tìm thấy một văn bản được viết bằng cả chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ trên giấy trắng dày, khổ 50x65cm.

Phát hiện dấu tích kiến trúc cung điện thời Trần

Sáng 6.1, Trung tâm nghiên cứu Kinh thành, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã công bố kết quả điều tra, khai quật khảo cổ học di tích hành cung Lỗ Giang tại huyện Hưng Hà, Thái Bình.

Hành trình truy tìm sách cổ quý hiếm

Từ lâu có một cuốn Lục Vân Tiên mà các nhà nghiên cứu ở miền Nam đánh giá là bản Nôm cổ nhất nhưng bị thất lạc. Gần đây, trong một lần viếng chùa cổ Long An, tình cờ cụ Nguyễn Quảng Tuân đã phát hiện, mang về hiệu chỉnh và công bố. Cũng với tình yêu vốn quý cổ truyền dân tộc, ông đã lặn lội khắp nơi trong và ngoài nước để sưu tầm, nghiên cứu, công bố nhiều tư liệu giá trị, đặc biệt là hàng loạt bản cổ khác nhau về Truyện Kiều.

Trang 5/13
1 ...3 4 56 7 ...13