Văn hoá nghệ thuật
Thanh Tịnh anh ơi!

LTS: Ngày 17-7-1988 nhà thơ THANH TỊNH đã qua đời tại Hà Nội sau một cơn bệnh nặng, thọ 77 tuổi. Tưởng niệm nhà thơ, người anh người đồng nghiệp đáng kính của anh em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của anh Hoàng Trung Thông và đoạn trích trong Điếu văn đọc tại lễ tưởng niệm nhà thơ tại trụ sở Hội văn nghệ B.T.T ngày 19-7-1988.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nơi ngõ nhỏ, đời thường

DƯƠNG THỊ NHỤN

Tôi biết nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua chị Dung là hàng xóm cũ của tôi những năm 90 của thế kỉ trước. Chị Dung là cháu ruột lại gần nhà ông ở phố Điện Biên Phủ nên rất thân thiết với ông. Tôi chỉ nghe chuyện và đọc truyện của nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua chị Dung.

"Giọt nước cành sen"(1)

CAO HUY THUẦN

Từ trong mênh mông, một sợi mưa rơi vào lá sen. Nước vốn không có hình. Nằm trong lá, nước tròn như một viên ngọc, tròn như một hạt lệ, tròn như một thủy chung. Gió thoảng qua, lá sen lay động, nước rơi không để lại một dấu vết, rơi như chưa bao giờ có, rơi như một hững hờ.

Ai là “Nhà báo liệt sĩ đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam”?

LGT: Thúc Tề và Trần Kim Xuyến là hai nhà báo có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Một vấn đề đặt ra là: trong hai nhà báo liệt sĩ nói trên, ai mới đúng là “Nhà báo liệt sĩ đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam?”. Nhiều ý kiến công nhận nhà báo Trần Kim Xuyến là nhà báo liệt sĩ đầu tiên, trong khi các tư liệu lại cho chúng ta thấy Thúc Tề mới đúng là nhà báo liệt sĩ đầu tiên.

Đọc "Nỗi buồn pha lê" của Trương Nam Chi: Bớ hồn con chữ…

NGUYÊN QUÂN

Những lúc bứt thoát được những hệ lụy cuộc sống, tôi chỉ thích được lang thang lên mạng, mong bắt gặp một câu thơ, một dòng văn nào đó gần gũi với tâm trạng để ru dỗ mình bằng những phút giây đồng điệu.

Tế Hanh: Đời tôi thực hay mộng, đời tôi buồn hay vui

Trong các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Tế Hanh có dáng vẻ của một thi sĩ hơn cả, không phải chỉ bởi “đôi mắt nồng nàn lạ” (Hoài Thanh-Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam) mà còn là, hay chính là, bởi vẻ buồn ngơ ngác của ông, không phải chỉ trên vẻ mặt mà cả trong cách hành xử, ứng đối của ông với mọi người, mọi sự.

Nhịp đập của ngôn từ

DA VÀNG

(Đọc tập thơ Tùng Gai của Bạch Diệp, Nhà xuất bản Văn Học, 8/2014)

Quan niệm về sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khắc Phê trong hành trình duyên nợ với văn chương

NGUYỄN VĂN NHẬT THÀNH

Đồng hành cùng cuộc chuyển mình lớn lao của đất nước, văn học Việt Nam sau 1975 chứng kiến cuộc vật lộn âm thầm nhưng quyết liệt của bao văn nghệ sĩ trên hành trình tìm kiếm “sinh lộ” mới cho văn chương Việt.

Ngô Minh và bệnh mê bạn bè

TÔ NHUẬN VỸ

Trong số bạn bè thân tình của tôi, Ngô Minh rất “lạ”. Lạ đầu tiên là… nhỏ thó. Người thấp bé, tròn vo, tròn vo từ mấy chục năm ni luôn, chừ lại suốt ngày (e cả suốt đêm) ngồi máy tính viết bài.

Ra mắt sách 'Về cội nguồn Quân đội Nhân dân Việt Nam': Nhiều chuyện ít biết về bộ đội cụ Hồ

Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -2014), NXB Quân đội Nhân dân vừa ấn hành cuốn sách Về cội nguồn Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như: Nhằm thẳng quân thù mà bắnThuyền trưởngRừng xưa xanh lá ;Kiếp chóNhững người rách việc; Chuyện kể năm 2000... đã qua đời vào lúc 6 giờ sáng ngày 18.12. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bước vào sáng tác văn chương từ năm 20 tuổi và đã có một bút lực dồi dào để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.

Đoàn Ánh Dương và "Không gian văn học đương đại"

YẾN THANH

Nếu nói một cách đơn giản rằng Đông phương luận hiện đại là một khía cạnh của cả chủ nghĩa đế quốc lẫn chủ nghĩa thực dân thì sẽ ít ai có thể tranh cãi được. Tuy nhiên, nói như thế chưa đủ. Cần phải trình bày nó một cách có phân tích, có tính lịch sử”. [Edward Wadie Said, Đông phương luận, Nxb. Tri thức, 2014, tr.200]

Tuổi thơ dữ dội

NGUYỄN KHẮC VIỆN

Với một Gavroche, Victor Hugo đã viết nên những trang bất hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ của cha anh, dẫu chỉ một vài cá nhân; thế mà sách vở về mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt Nam còn mắc nợ các em rất nhiều.

Pháp Vương Drukpa chia sẻ bí quyết sống hạnh phúc

"Hạnh phúc tại tâm" là cuốn sách mới nhất của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được dịch ra tiếng Việt. Sách chỉ ra hạnh phúc nằm trong bản thân mỗi con người, ở từng thời điểm chúng ta sống.

Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị, điểm đến lý tưởng cho những ai yêu mến nghệ thuật

Tính từ thời điểm mở cửa phục vụ khách tham quan thưởng lãm, đến nay, Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật (TBTPNT) Điềm Phùng Thị đã hoạt động được hơn 20 năm. Trong thời gian đầu mở của, Nghệ sĩ, Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị đã giới thiệu 125 tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu trong khuôn viên một ngôi biệt thự kiến trúc Pháp cổ kính mà trước đó là trụ sở của Phòng Giáo dục thành phố Huế.

Ngây thơ Nguyễn Hữu Đang

Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913 , quê  làng Trà Vi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia Hội Sinh viên thị xã Thái Bình thuộc Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và bị Pháp bắt vào cuối năm 1930 và bị giam hai tháng rưỡi tại thị xã Thái Bình.

“CHIẾC Ô ĐI LẺ”

LÊ MINH PHONG

Chúng ta không rũ bỏ được Thượng Đế
Vì chúng ta vẫn tin vào ngữ pháp

                              (Nietzsche)

Những bài viết và chức danh của nhà báo Hải Triều chưa có trong 'Hải Triều toàn tập'

DƯƠNG PHƯỚC THU

Chiều ngày 12/5/2014, tôi nhận được món quà vô cùng quý giá, đó là cuốn sách Hải Triều Toàn Tập do chính gia đình của Nhà văn hóa, Nhà báo Hải Triều gửi tặng.

Độc đáo thơ trên di tích ở cố đô Huế

Đó là hàng nghìn bài thơ, văn chạm khắc trên các cung điện và văn bia ở hoàng thành, các lăng vua ở cố đô Huế.

Trang 18/56
1 ...16 17 1819 20 ...56